Thực hiện các chính sách có lợi choDNN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 89 - 93)

3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và

3.3.4.Thực hiện các chính sách có lợi choDNN

Hiện nay, chính phủ Việt Nam vẫn có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút DN FDI đầu tư vào Việt Nam. Những chính sách này luôn giành nhiều quyền lợi cho DN FDI để khuyến khích họ đầu tư, mang tài chính và công nghệ vào. Tuy nhiên , điều này khiến cho các DN FDI phần lớn chỉ sử dụng Việt Nam như một môi trường với lao động rẻ và chi phí thấp, họ không mang lại nhiều lợi ích như chúng ta đã kì vọng, mà chỉ chú trong vào khai thác những khâu tạo ra giá trị thấp, cần nhiều lao động. Còn những công đọan tạo giá trị lớn như R&D hay thiết kế vi mạch, phần mềm, chip điện tử,… lại đặt ở những quốc gia khác hoặc nước chủ nhà.

Chính vì vậy, bên cạnh những chính sách ưu đãi ,chính phủ Việt Nam cũng nên đề ra một số yêu cầu nhất định nhằm đưa DN Việt Nam liên kết với các DN FDI để cùng tạo ra sản phẩm. Cụ thể, các DN FDI khi vào Việt Nam cần đặt một lượng đầu vào nhất định từ các DN trong nước , đặc biệt tạo điều kiện cho các

DNNVV đề học tham gia chuỗi cung ứng linh phụ kiê. Như vậy , không chỉ DNNVV có thể phát triển mà hiệu suất của nền kinh tế nước nhà cũng sẽ tăng lên đáng kể.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Namđang ngày càng thể hiện được vị trí vai trò của mình trong sự phát triển nền kinh tế của nước nhà. Tuy nhiên , hiện nay các khó khăn đặt ra cho các DNNVV là không hề nhỏ, khi mà họ phải gồng gánh trên vai rất nhiều những khó khăn chung của nền kinh tế, cũng như những khó khăn riêng mang tính chất đặc trưng của DNNVV. Trong muôn vàn những khó khăn đó, có những DN vươn lên thành công, nhưng cũng có doanh nghiệp đang vùng vẫy để tìm được đường đi đến với thành công.Với đặc trưng của nền kinh tế toàn cầu ngày nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta cần phải hội nhập sâu và rộng thêm vào nền kinh tế thế giới nếu như muốn không bị bỏ lại ở phía sau quá xa, trước khi mà chúng ta nghĩ đến chuyện rút ngắn khoảng cách với các nước đang phát triển trên thế giới hay gần hơn là những nước trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề tất yếu, và cần được khuyến khích, chú trọng và có các biện pháp, chính sách hỗ trợ kịp thời và hợp lý. Do đó, bài viết đã phần nào phân tích được thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay ở Việt Nam đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thức đầy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển và phát triển bằng chính đôi chân của mình, để mong rằng vào một ngày không xa, Việt Nam-đất nước thân yêu của chúng ta sẽ có mặt trong mắt xích của chuỗi cung ứng toàn cầu, và người đưa chúng ta đến với thành công đó chính là các DNNVV. Và để thành công này có thể đến sớm hơn, ngoài sự cố gắng không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là sự hỗ trợ không thể thiếu của cơ quan chính phủ nhà nước Việt Nam.

Thế giới này là tổng hòa của các sự phát triển, như Mac-Lenin đã nói: “Mọi vật đều phát triển từ thấp đến cao”. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng vậy, chúng ta xuất phát là các doanh nghiệp chưa có vị trí cao, nhưng mục tiêu hướng đến là các doanh nghiệp lớn, và xa hơn nữa là các doanh nghiệp đa quốc gia và xuyên quốc gia.Những gì trong bài viết này đặt ra, nó giống như việc đặt một viên gạch khởi đầu cho một chuỗi các thành công về sau của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Là lần đầu tiên nghiên cứu, bài viết còn nhiều thiếu xót cần

được chỉnh sửa. Vì vậy, chúng em hi vọng rằng sẽ có những đề tài tiếp theo nghiên cứu về vấn đề này và phát triển hơn nữa đồng thời mở ra nhiều cánh cửa, nhiều con đường hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 89 - 93)