Khái niệm, bản chất DN có vốn FDI.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 30 - 31)

3 Khả năng sẵn sàng cung cấp và

1.3.1. Khái niệm, bản chất DN có vốn FDI.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

Khái niệm: Doanh nghiệp FDI hiểu theo định nghĩa tiếng Anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment).

Theo quy định của Luật Đầu tư 2005, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do NĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Trong đó, NĐTNN là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Sau hơn 20 năm mở cửa, hiện tại nền kinh tế Việt Nam cũng có một số doanh nghiệp FDI lớn trong đó có thể kể đến là : Honda, Canon, Samsung, Yamaha. Unilever, Toyota.,,,

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI tại việt nam (Trang 30 - 31)