Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 38)

VCB Cần Thơ với 1 trụ sở chính và 5 phòng giao dịch. Tại trụ sở chính có 1 giám đốc, 3 phó giám đốc và 11 phòng nghiệp vụ.

3.1.3.1. Giám đốc

+ Tổ chức và điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, phạm vi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà Nước và cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ cấp dưới.

+ Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

3.1.3.2. Phó giám đốc: Các phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc,

chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi quy phạm pháp luật.

3.1.3.3. Các phòng ban: Có chức năng là những bộ phận tham mưu giúp

việc cho giám đốc trong việc quản lý điều hành kinh doanh, có trách nhiệm thực hiện tốt từng lĩnh vực trong công tác được giao, được mọi hoạt động của ngân hàng vào nề nếp.

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban do giám đốc quy đinh thành lập và chấm dứt mọi hoạt độngtheo quy định của giám đốc, mỗi phòng ban mỗi bộ phận được phân công nhiệm vụ cụ thể:

a) Phòng khách hàng: là một trong những phòng giữ vị trí quan trọng của

chi nhánh. Xét về chức năng ngoài việc giữ nhiệm vụ chủ yếu là cho vay bao gồm các quá trình thẩm định dự án, ký kết hợp đồng, đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thu nợ còn thực hiện một số nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế: cho vay kí quỹ mở L/C, theo dõi các khoản tiền về của các đơn vị nhập khẩu để thu nợ. Ngoài ra còn phụ trách cả việc báo cáo thống kê, tổng kết hoạt động của ngân hàng và đặc biệt là thực hiện chiến lược Marketing tiếp thị rộng rãi đến từng khách hàng.

b) Phòng kế toán: Thực hiện các bút toán liên quan đến quá trình thanh toán

GVHD: Ths. Huỳnh Thị Đan Xuân 23 SVTH: Huỳnh Tuyết Nhung khoản mới cho khách hàng, thực hiện bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, với ngân hàng khác và với ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương.

c) Phòng thanh toán quốc tế: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán xuất nhập khẩu với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng, chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền…

d) Phòng vốn: có nhiệm vụ theo dõi thường xuyên bám sát tình hình nguồn

vốn và sử dụng vốn hàng ngày của toàn chi nhánh. Kết hợp với phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng và chi nhánh cấp hai… để thực hiện việc điều chuyển vốn, lập điện điều chuyển vốn và thực hiện vay, trả nợ, gửi và trả nợ một cách kịp thời, đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tăng nhanh vòng quay của vốn. Tham mưu với ban lãnh đạo về lãi suất cho vay. Ngoài nghiệp vụ huy động vốn, phòng vốn còn thực hiện một số chức năng khác như kế toán vốn, kinh doanh ngoại tệ.

e) Phòng ngân quỹ: là nơi mà các khoản thu chi tiền mặt, ngoại tệ và các

phương tiện thanh toán có giá trị được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt và có sự xác nhận của phòng kế toán phòng kinh doanh dịch vụ khách hàng, khách hàng sẽ đến nhận tiền tại phòng ngân quỹ.

f) Phòng kinh doanh dịch vụ khách hàng: thực hiện các hoạt động về kinh

doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ chuyển tiền nhanh, phát hành và thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế, mở tài khoản ATM, thực hiện tư vấn mua bán chứng khoán…

g) Phòng hành chính nhân sự: tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban, tạo điều kiện cho các phòng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình như: cung cấp thiết bị đồ dùng, bố trí nhân lực, chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên, tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí.

h) Phòng kiểm tra giám sát trật tự:

 Theo dõi, dám sát công việc của các phòng nghiệp vụ.

Đôn đốc nhắc nhở nhân viên làm đúng quy tắc.

 Kết hợp các đoàn thanh tra NHNTVN hoặc các đoàn thanh tra cùng cấp để kiểm tra hoạt động của phòng nghiệp vụ, các vấn đề có liên quan đến ngân hàng của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

GVHD: Ths. Huỳnh Thị Đan Xuân 24 SVTH: Huỳnh Tuyết Nhung

i) Phòng vi tính: thực hiện việc quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của ngân

hàng, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được thực hiện một cách thông suốt thông qua hệ thống mạng máy tính.

j) Phòng quản lí nợ: Quản lí hồ sơ tín dụng, hỗ trợ cán bộ phòng khách hàng trong việc theo dõi các khoản cho vay.

k) Phòng khách hàng thể nhân: Phòng được thành lập với mục tiêu từng bước tiến vào lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, trở thành đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng thể nhân trên tất cả các mặt hoạt động, sản phẩm của ngân hàng nhằm đạt mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

l) Các phòng giao dịch: Nhằm tạo điều kiện cho các khách đặc biệt là các

hộ tiểu thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong vay vốn, tiếp cận các sản phẩm ngân hàng hiện đại và các dịch vụ tiện ích, đồng thời cũng nhằm thực hiện chiến lược chuyên môn hóa, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả huy động vốn, tập trung vốn cho mục tiêu phá triển doanh nghiệp trên địa bàn của NHNTVN chi nhánh Cần Thơ. Hiện nay VCB Cần Tho có 5 PGD bao gồm:

- PGD Ninh Kiều: 49-51 Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều. - PGD An Hòa: 67 Mậu Thân, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều.

- PDG Hưng Lợi: 209 đường 3/2, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều.

- PDG Nam Cần Thơ: 39 Khu đô thị Phú An, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng. - PDG Cái Răng: 414 Quốc lộ 1A - Khu vực Yên Hạ, P. Lê Bình, Q. Cái Răng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 38)