Đào tạo huấn luyện tại chỗ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ Kiểm soát viên không lưu ở Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam (Trang 49 - 52)

VI. Nộp NSNN (tỷ đồng) 310 314 315,677 314,635 101,50%

a. Đào tạo huấn luyện tại chỗ

Đây là nội dung chủ yếu trong công tác ĐT-HL KSVKL của Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam. Nói là ĐT-HL tại chỗ nhng nó có thể diễn ra tại nơi làm việc, tại phòng huấn luyện giả định hoặc một số địa điểm phù hợp khác thuộc địa bàn hoạt động của từng đơn vị. Đây là hình thức ĐT-HL chung cho tất cả các KSVKL và để phù hợp với từng loại đối tợng, theo các mục tiêu khác nhau, nó đợc chia thành nhiều bộ phận nhỏ lẻ.

Nội dung của các khoá đào tạo tại chỗ rất phong phú, có thể bao gồm việc nhắc lại những kiến thức cơ bản mà do lâu không ôn lại ngời KSVKL đã bị mai một ; có thể là cập nhật thông tin, kiến thức mới, nâng cao trình độ cho KSVKL về một mặt nào đó... nhng về cơ bản thì chúng đợc thiết kế theo từng đối tợng học viên. Vì hình thức này gồm rất nhiều những nội dung nhỏ lẻ nên tôi chỉ xin trình bày những nội dung cơ bản nhất:

a1. Đào tạo cho đội ngũ KSVKL mới đợc tiếp nhận

Đối với KSVKL mới, họ chỉ đợc đào tạo cơ bản về KSKL, thiếu thực tế, kinh nghiệm điều hành ở các vị trí công tác cụ thể. Sau khi tiếp nhận tạm thời, Trung tâm tiến hành huấn luyện để hoàn thiện khả năng và kỹ năng KSKL cho họ.

KSVKL mới đợc giới thiệu về mô hình tổ chức và mối quan hệ công tác trong đơn vị; các thông tin về khu vực vui chơi, phơng tiện giao thông, môi trờng

xung quanh và các phòng ban; Các thông tin về công việc: giờ giấc thay ca, cách bố trí, sắp xếp các ca trực... Sau đó, các KSVKL này sẽ đợc giới thiệu cho từng huấn luyện viên chịu trách nhiệm hớng dẫn họ.

Nội dung chơng trình đào tạo tại chỗ sẽ phụ thuộc vào thời gian, kế hoạch của từng huấn luyện viên và các điều kiện có thể cung cấp cho từng học viên.

Trớc đây, việc đào tạo KSVKL mới đợc thực hiện theo phơng thức “kèm cặp” trong đó các KSVKL mới này đợc phân công về các bộ phận công tác thực tế để quan sát và học tập các thao tác trong quá trình làm việc của những KSVKL đã thành thạo, dới sự quản lý và hớng dẫn của huấn luyện viên hoặc kíp trởng kíp trực. Họ đợc hớng dẫn theo từng bớc, đợc thực hiện một số nhiệm vụ cho phép đối với phụ việc để dần dần có thể thuần thục các nhiệm vụ theo yêu cầu. Trong quá trình kèm cặp, KSVKL mới phải tự tổng kết các yêu cầu, các yếu tố cần thiết về nghiệp vụ và đợc hớng dẫn học tập lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu liên quan. Kết thúc thời gian tập sự, những KSVKL mới sẽ đợc tổ chức cho tham gia thi năng định nhằm đánh giá chính xác năng lực, kết quả học tập của KSVKL theo từng vị trí công tác cụ thể. Đó là căn cứ để Trung tâm xem xét lần cuối trớc khi quyết định tuyển dụng chính thức và cũng là để đảm bảo cơ sở pháp lý cho KSVKL có thể điều hành bay.

Thời gian gần đây, cùng với sự tăng trởng của ngành Quản lý bay, công tác ĐT-HL cũng có những đổi mới đáng mừng. Trung tâm đã đầu t lắp đặt hệ thống trang thiết bị huấn luyện giả định SIMULATOR ở miền Bắc, miền Nam (năm 1998), miền Trung (năm 1999). Với loại trang thiết bị này, các KSVKL mới đợc huấn luyện một cách có hệ thống theo các bài giảng lý thuyết, đợc thực hành kiểm soát theo các bài tập, các tình huống đợc thiết kế tuần tự với mức độ phức tạp tăng dần. Đây là phơng pháp đào tạo hiện đại, cho phép học viên đợc nghiên cứu sâu cả về lý thuyết và thực hành, thuần thục dần qua từng giai đoạn huấn luyện mà không gây ảnh hởng đến công việc kiểm soát thực tế của các KSVKL khác. Tuy nhiên, thời gian thực hành trên hệ thống SIMULATOR không thay thế hoàn toàn đợc một số giờ đòi hỏi phải kiểm soát thực tế và vì vậy, để đợc phép tham gia thi năng định, KSVKL mới phải thực tập thêm một thời gian nữa tại vị trí kiểm soát thực tế xin cấp năng định.

a2. Đào tạo cho KSVKL đang làm nhiệm vụ

Đây là hình thức đào tạo nhằm hai mục đích:

Thứ nhất: Thờng xuyên nâng cao kỹ năng thực hiện công việc của KSVKL tại vị trí công tác hiện thời của họ.

Với mục đích này, nội dung đào tạo hớng vào rèn luyện thờng xuyên cho KSVKL những kỹ năng chuyên môn áp dụng trong thực tế điều hành, liên tục cập nhật những vấn đề chuyên môn mới nhất và kịp thời uốn nắn nững thiếu sót trong thực hành kiểm soát điều hành bay cũng nh đối phó với những tình huống không lu phát sinh. KSVKL sẽ đợc giới thiệu các tài liệu không lu mới nhất (nếu có); thực hành rèn luyện các kỹ năng kiểm soát, hiệp đồng trên hệ thống SIMULATOR; thực hành tình huống không lu trên cơ sở triển khai kế hoạch bay hàng ngày. Nh vậy, hoạt động đào tạo này sẽ làm tăng sự hiểu biết cho KSVKL, đặc biệt là về các đặc điểm cụ thể của khu vực trách nhiệm, vị trí công tác... tăng kinh nghiệm trong quản lý điều hành bay.

Nh đã đề cập, KSVKL chỉ đợc thực hiện công việc khi có chứng chỉ, năng định phù hợp vị trí công tác mà mỗi năng định thờng chỉ có giá trị hiệu lực trong vòng 1 năm nên việc ĐT - HL thờng xuyên sẽ giúp cho KSVKL có thể có đủ các điều kiện cần thiết để thi lấy năng định theo vị trí công tác của họ và cũng là để Trung tâm đảm bảo duy trì đợc lực lợng KSVKL có thể tham gia điều hành.

Phơng pháp áp dụng cho trờng hợp này là thực hành trên hệ thống thiết bị giả định theo phơng thức 1 huấn luyện viên kèm 1 KSVKL và các bài tập thực hành đợc xây dựng trên cơ sở triển khai kế hoạch bay hàng ngày.

Thứ hai: Để chuẩn bị cho KSVKL đảm nhiệm vị trí công tác mới (hoặc KSV có nhu cầu xin cấp năng định thứ hai trở lên)

Mục đích này xuất phát từ yêu cầu bố trí nhân sự. KSVKL có thể vì lý do cá nhân đặc biệt mà muốn thay đổi vị trí công tác (hoặc khu vực kiểm soát) của mình. Do yêu cầu nhiệm vụ, Trung tâm cũng có thể phải thuyên chuyển KSVKL sang một vị trí công tác khác (từ Kiểm soát đờng dài sang Kiểm soát tiếp cận, từ Kiểm soát tại sân ở sân bay quốc tế sang sân bay địa phơng...) và để ngời KSVKL có thể đảm đơng công việc tại vị trí mới khi cần thiết, Trung tâm khuyến khích và tạo điều kiện để các KSVKL thi lấy thêm năng định ngoài năng định của vị trí công tác hiện hành. Để đáp ứng các yêu cầu đó, nhất thiết phải có một quá trình ĐT-HL để chuẩn bị cho ngời KSVKL có thể lấy đợc năng định tơng ứng với vị trí công tác mới. Hình thức ĐT-HL đợc sử dụng trong trờng hợp này cũng là đào tạo tại chỗ nhng thờng diễn ra trong phòng huấn luyện giả định với những nội dung đợc thiết kế phù hợp, sau đó ngời KSVKL sẽ có một thời gian thực hành thực tế tại vị trí công tác mới (hoặc vị trí xin cấp năng định).

 Trong nội dung đào tạo tại chỗ cho KSVKL đang làm nhiệm vụ có một nội dung là tổ chức nghe lại băng ghi âm kết hợp bình giảng tình huống. Đây là một phơng pháp đào tạo rất hay nên tôi xin đợc trình bày cụ thể hơn.

Quá trình kiểm soát, điều hành bay của KSVKL đợc ghi âm toàn bộ và Trung tâm quy định phải thờng xuyên tổ chức nghe lại các băng này để rút kinh nghiệm, nâng cao khả năng thực hiện công việc của KSVKL. Phơng thức tổ chức nghe lại đợc thực hiện tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị. ở TTQLBMB, kíp trực điều hành bay ngày hôm sau nghe lại băng ghi âm của kíp trực ngày hôm trớc; nhân sự thực hiện việc nghe lại này là trực ban không lu và kíp trởng kíp điều hành bay ngày hôm đó. Thời gian nghe băng là vào lúc mật độ, tần suất bay cao hoặc theo yêu cầu của trực ban không lu khi có tình huống bất thờng. Sau mỗi lần nghe sẽ có đánh giá cụ thể về :

 Thành phần kíp trực.

 Thuật ngữ sử dụng

 Kỹ năng điều hành.

 Công tác cung cấp các dịch vụ không lu khác

 Công tác hiệp đồng thông báo bay (HĐTBB).

Từ đó sẽ tổ chức trao đổi, học tập, bình giảng, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả điều hành bay.

Việc nghe lại băng và tổ chức bình giảng giúp cho các KSVKL cũng nh Ban Không lu phát hiện những thiếu sót lặp lại nhiều lần, từ đó có cơ sở tổ chức các chơng trình ĐT - HL thích hợp. Phơng pháp đào tạo này có hiệu quả rất to lớn, ảnh hởng trực tiếp tới sự đánh giá và hoàn thiện kỹ năng làm việc của KSVKL. Hiện nay, công tác này đang đợc Trung tâm thực hiện khá thờng xuyên và mong rằng nó sẽ tiếp tục đợc quan tâm, duy trì tốt hơn nữa.

Ngoài các nội dung trên, ĐT-HL tại chỗ còn bao gồm các chơng trình huấn luyện triển khai kiểm soát điều hành bay theo các mô hình quy hoạch, phơng thức bay mới; huấn luyện nâng cao cho KSVKL trong thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt (điều hành chuyên cơ, hiệp đồng với bên quân sự...) và một số nội dung khác. Các nội dung này có thể đợc đa vào kế hoạch ĐT-HL cố định hoặc không cố định theo đặc điểm của từng đơn vị và kết quả thực hiện chỉ đợc thể hiện rất chung trong báo cáo tổng kết cuối năm của đơn vị. Phòng TCCB nói chung không quản lý chi tiết các hoạt động này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ Kiểm soát viên không lưu ở Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w