Thực hiện nghiêm túc công tác lựa chọn đối tợng đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ Kiểm soát viên không lưu ở Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam (Trang 70 - 72)

VI. Nộp NSNN (tỷ đồng) 310 314 315,677 314,635 101,50%

3.5.Thực hiện nghiêm túc công tác lựa chọn đối tợng đào tạo

Trung tâm Quản lý bay Dân dụng Việt Nam

3.5.Thực hiện nghiêm túc công tác lựa chọn đối tợng đào tạo

Việc lựa chọn đối tợng đào tạo ở đây chủ yếu là đối với các khoá gửi đào tạo ở nớc ngoài (vì đào tạo trong nớc là hầu nh phải thực hiện liên tục với mọi KSVKL). Để có đợc kết quả cao từ các khoá đào tạo nâng cao, chuyên sâu ở nớc ngoài vốn có chi phí rất lớn, để những ngời sau đào tạo có thể phục vụ đắc lực cho các mục tiêu của Trung tâm thì khâu chọn và chuẩn bị cho ngời gửi đi đào tạo phải đợc tiến hành kỹ lỡng. Trung tâm căn cứ vào các tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo, đó là việc làm đúng. Tuy nhiên, việc kiểm tra sát hạch để lựa chọn thì phải thực hiện nghiêm túc theo từng tiêu chuẩn và mức độ đề thi phải tơng ứng với các đòi hỏi của cơ sở và đảm bảo đánh giá đúng khả năng thực tế của ngời tham gia. Ngời đợc lựa chọn phải là những ngời thoả mãn đầy đủ nhất các tiêu chuẩn theo thứ tự u tiên. Trong trờng hợp phải lựa chọn ngời chỉ thoả mãn một cách tơng đối các yêu cầu thì phải có chơng trình huấn luyện trù bị cho họ, để đảm bảo khi tham dự khoá học chính thức, họ sẽ có đủ các điều kiện để tiếp thu tốt nhất các kiến thức của khoá học. Thông thờng, các hạn chế của KSVKL Việt Nam ra nớc ngoài học là hạn chế về Anh ngữ. Hạn chế này hoàn toàn có thể khắc phục nếu Trung tâm tổ chức một khoá đào tạo chuẩn bị trớc khi gửi học viên đi. Chi phí cho

khoá đào tạo này có thể do Trung tâm hỗ trợ toàn bộ hoặc yêu cầu học viên đóng góp tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể.

Ngoài những tồn tại mà tôi đã phân tích và đề xuất một số ý kiến khắc phục ở trên, trong công tác ĐT - HL của Trung tâm cũng có nhiều điểm đáng ghi nhận, cần tiếp tục đợc duy trì và phát huy. Đó là việc lập Sổ ĐT - HL cho từng KSVKL, việc tổ chức các hình thức đào tạo thích hợp nh thông qua bay cảm giác, nghe lại băng ghi âm, bình giảng tình huống... hay việc ký kết các hợp đồng đào tạo, xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài với các cơ sở đào tạo nớc ngoài.

Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác ĐT-HL cho đội ngũ KSVKL ở Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam. Do điều kiện thời gian và khả năng hạn chế, hơn nữa KSVKL lại là một loại lao động hết sức đặc thù, có những yêu cầu khắt khe, phức tạp, nên tôi không thể đi vào chi tiết các giải pháp này. Những vấn đề nêu ra mang tính chất gợi mở và còn cần phải đợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa. Mong rằng Ban lãnh đạo Trung tâm sẽ quan tâm xem xét và sớm có những việc làm cần thiết để nhanh chóng nâng cao chất lợng hoạt động ĐT-HL cho đội ngũ KSVKL, góp phần đẩy mạnh sự phát triển chung của ngành Quản lý bay trong kỷ nguyên mới.

Kết luận

Công tác ĐT - HL đội ngũ KSVKL là một nội dung quan trọng để đảm bảo chất lợng hoạt động quản lý, điều hành bay. Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm, đầu t về ngời, về của cho công tác này và vì thế, đội ngũ KSVKL hiện nay, về cơ bản, vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Trong việc thực hiện công tác ĐT - HL KSVKL của Trung tâm, có một số điểm rất đáng ghi nhận, thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt và phù hợp với những đặc thù của KSVKL. Tuy nhiên, so với những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, hiện trạng ĐT - HL KSVKL cũng bộc lộ một số hạn chế, nhất là ở đội ngũ huấn luyện viên. Mặc dù giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, tôi đã cố gắng đa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại, hoàn thiện công tác ĐT - HL KSVKL, mong có thể góp phần nâng cao chất lợng đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành Quản lý bay.

Với sự say mê và mong muốn đợc học hỏi, khám phá, tôi chọn nghiên cứu đề tài này dù biết rằng nó thực sự là một vấn đề không đơn giản. Song, tôi biết mình còn hạn chế nhiều cả về lý luận và thực tiễn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Một lần nữa tôi mong đợc thầy cô cùng các bạn lợng thứ và chỉ bảo cho.

Em chân thành cảm ơn thầy - TS Mai Quốc Chánh đã tận tình chỉ bảo, hớng dẫn em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.

Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm, Phòng TCCB, Phòng KL-KB, Ban TCCB, Ban Không Lu, Ban Đờng dài, Ban Tiếp cận - Tại sân cùng các KSVKL ở TTQLBMB đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực tập tại đơn vị và có những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

Hà nội Tháng 6/2000

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ Kiểm soát viên không lưu ở Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam (Trang 70 - 72)