Các giải pháp đang thực hiện để duy trì sĩ số học sinh của các trường THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 65 - 68)

10 Nhị Bình 14 140 330 660 112 1 2 31 11Long Hưng660212424100

2.3.4. Các giải pháp đang thực hiện để duy trì sĩ số học sinh của các trường THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

trường THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Bảng 2.14: Giải pháp đang thực hiện để duy trì sĩ số HS

STT GIẢI PHÁP Ý KIẾN ĐỒNG Ý

SL TL%

2 Tổ chức bộ máy hoạt động, QL công tác DTSS HS 9/17 52.9% 3 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác QL DTSS HS 17/17 100% 4 Kiểm tra, đánh giá công tác DTSS HS 17/17 100%

Qua tổng hợp phiếu khảo sát 17 Hiệu trưởng các trường THCS huyện Châu Thành thể hiện ở bảng 2.14, tôi đã ghi nhận được các giải pháp mà các trường đang thực hiện để DTSSHS như sau:

2.3.4.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác duy trì sĩ số học sinh

70.6% Hiệu trưởng các trường có xây dựng kế hoạch thực hiện công tác DTSSHS.

Hiệu trưởng tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương xây dựng các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống bỏ học và vận động trẻ em ở địa phương ra lớp.

Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác DTSSHS hàng năm; phân công các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường cùng tham gia thực hiện.

2.3.4.2. Tổ chức bộ máy hoạt động, quản lý công tác duy trì sĩ số học sinh

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập BCĐ việc DTSSHS (52.9%). Hiệu trưởng vừa là trưởng ban chỉ đạo, vừa là người trực tiếp thực hiện ở tuyến cơ sở. Do đó Hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng, luôn ý thức vấn đề huy động HS ra lớp và DTSS để đảm bảo chuyên cần là hai công việc cần tiến hành song song, có quan hệ nhân quả. Thực hiện công tác này Hiệu trưởng thường tập trung vào các khâu:

Xác định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong BCĐ DTSSHS. Tập hợp, huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể XH vào việc xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện.

Đẩy mạnh hiệu quả công tác QL chỉ đạo, tăng cường ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBGV và NV trong công tác vận động HS ra lớp. BGH nhà trường, các thầy cô giáo và các tổ chức đoàn thể xác định việc huy động HS ra lớp và đảm bảo SSHS là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là công việc thường xuyên, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến các hoạt động của nhà trường, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả GD. Nhà trường thường đưa ra các biện pháp quyết liệt, thiết thực, huy động toàn trường tích cực tham gia.

Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên, các GVCN, Ban đại diện Hội CMHS của trường, Hội khuyến học của xã có trách nhiệm phối hợp cùng nhà trường trong QL, điều hành công tác DTSSHS.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường phải có trách nhiệm trong công tác DTSSHS.

Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo thực hiện các quy định của cấp trên về QL, điều hành công tác DTSSHS.

2.3.4.3. Giám sát, chỉ đạo việc thực hiện công tác duy trì sĩ số học sinh

Hàng tháng BCĐ lập danh sách và phân loại đối tượng nghỉ học theo từng khu phố, tổ dân phố để phối hợp với địa phương xuống từng nhà vận động. Việc đến từng hộ không chỉ để vận động mà để nắm từng hoàn cảnh HS bỏ học để tham mưu với chính quyền địa phương có những chế độ hỗ trợ nhằm giúp cho việc huy động HS ra lớp đạt kết quả cao. BCĐ cần quan tâm và động viên các em về vật chất lẫn tinh thần bằng nhiều hình thức để các em an tâm trở lại trường tiếp tục học.

Báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình HS ra lớp của nhà trường để lãnh đạo địa phương có trách nhiệm quán triệt, triển khai cho cán bộ xã, các đoàn thể thấy rõ ý nghĩa, tác dụng, yêu cầu của việc thực hiện cuộc vận động HS đến trường và

DTSSHS là trách nhiệm chung của toàn XH. Coi đây là công việc chung, không chỉ là công việc của nhà trường mà còn là công việc của các lực lượng địa phương; là trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Tham dự đầy đủ các buổi họp báo hàng tuần tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã để báo cáo tình hình hoạt động của nhà trường, những HS có nguy cơ bỏ học, tình hình vận động HS ra lớp… Qua đó tuyên truyền và vận động nhân dân quan tâm đúng mức đến việc học của con em cũng như động viên con em đến trường.

Tăng cường thực hiện các giải pháp như: làm tốt công tác chủ nhiệm; phối hợp với địa phương tìm hiểu hoàn cảnh gia đình HS bỏ học để hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần cho HS; ĐMPPGD, phụ đạo HS yếu kém; tăng cường các hoạt động GDNGLL, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút HS tham gia đến trường.

100% Hiệu trưởng được khảo sát đều có thực hiện công tác này.

2.3.4.4. Kiểm tra, đánh giá công tác duy trì sĩ số học sinh

Thường xuyên nắm tình hình HS bỏ học bằng việc thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo thường kỳ của các thành viên BCĐ DTSSHS (100%).

Khen thưởng cho những nhân tố tích cực đã đôn đốc, thuyết phục khi phát hiện những HS có nguy cơ bỏ học và đã thực hiện những biện pháp cụ thể được mang lại kết quả tốt, làm tốt công tác DTSSHS; động viên khuyến khích các tập thể, cá nhân tiếp tục duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được để góp phần đạt được mục tiêu GD. Đồng thời rút kinh nghiệm đối với những tồn tại ảnh hưởng đến việc DTSSHS của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w