Nguyên nhân HS THCS trên địa bàn huyện Châu Thành bỏ học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 60 - 65)

10 Nhị Bình 14 140 330 660 112 1 2 31 11Long Hưng660212424100

2.3.3. Nguyên nhân HS THCS trên địa bàn huyện Châu Thành bỏ học

Là một huyện có điều kiện kinh tế khó khăn. Phần lớn HS là con em gia đình lao động. Điều kiện sản xuất canh tác của đa số bà con nhân dân phụ thuộc hoàn toàn vào nương rẫy, quanh năm thiếu ăn, trình độ dân trí thấp. Cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, có nhiều em phải phụ giúp cha mẹ việc nương rẫy, việc nhà. Vì thế nhà trường rất khó khăn trong công tác vận động HS ra lớp và DTSS để đảm bảo chuyên cần.

Thực tế cho thấy HS bỏ học và nghỉ học do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để xác định những nguyên nhân bỏ học giữa chừng của HS, tôi đã tiến hành lấy ý kiến của PHHS và HS qua phiếu thăm dò, kết quả thể hiện ở bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13: Nguyên nhân bỏ học của học sinh

STT NGUYÊN NHÂN

Ý KIẾN ĐỒNG Ý PHỤ HUYNH

HS HỌC SINH

SL TL% SL TL%

1 Cha mẹ không quan tâm đến việc

học của con 76/80 95% 94/96 97.9%

2 Hoàn cảnh kinh tế khó khăn 78/80 97.5% 92/96 95.8% 3 Phương pháp giảng dạy của giáo viên

chưa thuyết phục 66/80 82.5% 83/96 86.5%

4 Nội dung chương trình quá tải 62/80 77.5% 88/96 91.7% 5 Môi trường học tập chưa đủ hấp dẫn 61/80 76.3% 90/96 93.8% 6 Nhà xa trường, thiếu phương tiện đi

học 43/80 53.8% 47/96 49%

7 Đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình 58/80 72.5% 75/96 78.1% 8 Do quan niệm cổ hủ “Trọng nam

9 Do ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội 57/80 71.3% 68/96 70.8% 10 Học sinh thiếu ý thức, động cơ học

tập 75/80 93.8% 90/96 93.8%

11 Do mất căn bản, học lực yếu kém

nên chán nản, mặc cảm. 77/80 96.3% 93/96 96.9% Qua kết quả thăm dò ý kiến của 80 phụ huynh và 96 HS cho thấy những nguyên nhân chính dẫn đến việc bỏ học của HS là:

* Từ phía gia đình:

+ Do trình độ văn hóa thấp, một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nên thiếu ý thức trong việc lo cho con ăn học (95%). Có gia đình chỉ có cha hoặc mẹ (do cha mẹ ly dị hoặc mồ côi) nên chỉ quan tâm đến kinh tế gia đình, không ai bảo ban các em, bản thân các em thì chưa nhận thức đúng về việc học.

+ 97.5% gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, HS không đủ điều kiện tiếp tục đến trường nên phải bỏ học để phụ giúp gia đình làm kinh tế, không có thời gian học. Nhiều gia đình quá nghèo, đông con, không có điều kiện lo cho con em mình đến trường, cha mẹ chỉ quan tâm tới số tiền các em đi làm thuê kiếm được mang về. Thường các em bỏ học đi làm thuê như: lột nghêu, làm chiếu, làm rẫy, hái trái cây theo mùa vụ, làm công nhân xí nghiệp may... để kiếm tiền phụ gia đình. Dù các em chưa đủ tuổi lao động nhưng phải nghỉ học tham gia lao động để bớt gánh nặng cho gia đình khiến chính quyền địa phương và nhà trường dù đã cố gắng động viên, thuyết phục cũng không thể làm gì hơn để đưa các em trở lại lớp học.

Những năm gần đây, tình trạng này càng bức xúc hơn khi địa bàn huyện lại có thêm một số công ty, xí nghiệp tiếp tục mọc lên và thường xuyên tuyển thêm lao động nên “phong trào bỏ học” khó mà kiềm chế được.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS bỏ học dây chuyền là trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp, công ty tuyển lao động không cần trình độ đã tác động mạnh vào nhận thức của người dân về tương lai của con em họ, không khuyến khích con em học cao hơn.

* Từ phía nhà trường:

+ 86.5% HS cho rằng do phương pháp giảng dạy (PPGD) của một số GV chưa hấp dẫn, thiếu thuyết phục. Trong giảng dạy, GV quá khắt khe với HS, giảng dạy theo lối mòn, khó hiểu, hay gắt gỏng làm cho HS cảm thấy khó khăn trong học tập nên chán nản mà bỏ học. Nếu việc đến trường khiến các em vui vẻ, không phải chịu áp lực, nỗi sợ hãi, được cởi mở, được giúp đỡ và chia sẻ... chắc sẽ ít HS, kể cả HS có HCKK muốn bỏ học.

+ 91.7% HS cho rằng chương trình SGK còn nặng, khối lượng kiến thức nhiều, HS không đủ khả năng tiếp thu kiến thức đầy đủ. Nhận xét về nội dung chương trình, đa số thầy cô cũng cho là quá nặng, có chỗ chưa thật phù hợp và hấp dẫn đối với HS. Việc ĐMPPGD chỉ phù hợp với HS khá giỏi, HS ở khu vực nội thành, áp dụng đối với HS yếu kém thì chưa thật phù hợp. Chương trình hiện tại yêu cầu HS học 11 đến 13 môn là rất đuối. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT với đại biểu quốc hội ngành GD, có mười nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS bỏ học. Trong đó đáng chú ý có những nguyên nhân liên quan đến chương trình học còn nặng, PPDH, KTĐG chưa phù hợp với một số đối tượng HS.

Áp lực từ khối lượng kiến thức SGK và chương trình nên GV không thể cứ lo cho HS yếu kém mà còn có một bộ phận HS giỏi, những HS có khả năng tiếp

thu bình thường khác. Nhiệm vụ của người thầy phải truyền thụ đủ và truyền thụ hết nội dung mà chương trình SGK yêu cầu, thời lượng có hạn, đâu có thể giảng đi giảng lại nhiều cho số HS không theo kịp.

Chương trình bậc phổ thông hiện nay thiên về tính hàn lâm, lý thuyết suông. Vì vậy chỉ học để thi, sau khi thi xong là các em quên hết chứ kiến thức không biến thành kỹ năng sống, không mang lại lợi ích thực tế cho người học.

+ Môi trường học tập tại trường chưa đủ hấp dẫn (93.8%), thiếu các hoạt động ngoại khóa cộng thêm điều kiện CSVC thiếu thốn, khó khăn, chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, làm giảm sự hứng thú khi đến trường của các em, khiến các em dễ dàng bỏ học ngay cả vì những lý do rất đơn giản. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số em không muốn đi học.

GVCN chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm, thiếu động viên nhắc nhở HS, chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Một số GV chưa gần gũi, giúp đỡ HS thậm chí còn có thái độ thiếu thiện cảm với HS làm cho nhiều em có mặc cảm, chán học.

* Do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán, tệ nạn xã hội:

+ Công tác DTSSHS còn gặp khó khăn do một số HS không có phương tiện đi học (53.8%) nên nhiều em ở các vùng sâu hay nghỉ học, nhất là những ngày mưa lớn, đường sá đi lại khó khăn.

+ Tỷ lệ nghỉ học diễn ra nhiều (78.1%) trong những tháng mùa vụ, những ngày đó, các em phải ở nhà phụ giúp bố mẹ làm rẫy, hái trái cây theo mùa vụ…

Cấp THCS việc DTSS sẽ khó khăn hơn cấp Tiểu học bởi ở lứa tuổi này các em đã có thể làm được một số việc giúp đỡ gia đình nên các em thường nghỉ học để đi làm đặc biệt vào vụ mùa… Các em lúc này dường như đã trở thành một lao động chính trong gia đình bởi vậy nhiều em phải nghỉ học giữa chừng.

+ Một số phụ huynh viện lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn không cho con tiếp tục đến trường chứ thật ra họ còn giữ quan niệm cổ hủ “Trọng nam khinh nữ” (42.5%), chỉ con trai mới cần đi học còn con gái không cần phải học cao.

+ HS bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê tham gia các TNXH ngoài nhà trường (71.3%).

* Do bản thân học sinh:

+ Chưa xác định được động cơ học tập rõ ràng, ham chơi, không thích học (93.8%).

+ Cha mẹ không quan tâm việc học hành của con cái, chủ yếu dành thời gian cho việc mưu sinh, phó mặc toàn bộ việc học của con em mình cho nhà trường. Nên một số em có khả năng tiếp thu yếu trở nên chán nãn. Dù có sự quan tâm của thầy cô giáo và các lực lượng trong nhà trường thì các em vẫn khó có chuyển biến. Do vậy khi nhà trường thực hiện chủ trương “không ngồi nhầm lớp”, những em này tiếp tục ở lại lớp và trong số đó nhiều em bỏ học.

+ Chương trình bậc phổ thông hiện nay quá nặng. Ngay từ những năm đầu, có em đã không theo kịp chương trình, bị hỏng kiến thức từ cấp học dưới nhưng do “bệnh thành tích” nên bị "ngồi nhầm lớp" từ nhiều năm liền, nhưng không được sàng lọc do được xét tuyển thẳng 100% vào các lớp đầu cấp hoặc do yêu cầu phổ cập GD. Kiến thức cơ bản đã không nắm được khiến nhiều em không tiếp thu được kiến thức mới, càng lên lớp cao các em càng đuối sức nên chán nản. Những năm qua, chúng ta đã đánh giá HS không đúng thực chất, nay đánh giá đúng, HS mất căn bản, học yếu khiến các em bỏ học.

Một lý do khác mà lâu nay dư luận vẫn lên tiếng là do cuộc vận động “Hai không” của Bộ mà chủ yếu là việc thắt chặt khâu thi cử, đánh giá đã siết chặt

chất lượng khiến nhiều HS học lực yếu kém không theo kịp chương trình dẫn đến chán nản, nghỉ học vì học không nổi.

+ HS do học lực kém, bị lưu ban nên mặc cảm (96.9%). Vào lớp hay bị thầy cô la rầy, các bạn chê cười, đối xử thiếu thân thiện, không còn hứng thú đến lớp nên bỏ học.

Việc HS học tập yếu kém là một tồn tại khách quan, một phần do GV chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản, phần khác là do các em không thích học, không biết phương pháp học dẫn đến tụt lại so với trình độ chung của lớp, trong khi đó gia đình lại thiếu quan tâm… Một số trường chưa nắm bắt cụ thể hoàn cảnh gia đình và trình độ của từng HS; không phân loại kịp thời trình độ học lực của HS đầu cấp; kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng giúp đỡ HS yếu, kém chưa sát thực tế. Chương trình giảng dạy chưa phù hợp với các đối tượng HS. Bởi vậy muốn HS ra lớp đều phải giải quyết hoặc hạn chế được những khó khăn trên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 60 - 65)