- Chịu trách nhiệm việc QL tổ viên về công tác phụ đạo.
3.2.5. Giải pháp 5: Tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học; nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học
3.2.5.1. Mục tiêu, ý nghĩa
PPDH hiện nay không thể truyền thụ áp đặt một chiều từ người dạy mà phải sử dụng phương pháp dạy tích cực, phát huy tính tích cực của HS. Đổi mới PPDH còn gọi là “Dạy học hướng vào người học” hay “Dạy lấy người học làm trung tâm”, đó là sự định hướng cho dạy và học. Phương pháp mới này khuyến khích HS tự học hỏi, phát huy tính sáng tạo, GV chỉ đóng vai trò hướng dẫn.
Nâng cao nhận thức về chủ trương và yêu cầu cụ thể về đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong GV, HS.
Nâng cao chất lượng GV về kỹ năng đổi mới PPDH, KTĐG, dạy học phân hóa theo năng lực của HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Khắc phục hạn chế của phương pháp truyền thống theo kiểu đọc chép, thầy giảng trò nghe. Cần phát huy có hiệu quả các nhóm PPDH tích cực, yêu cầu phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của HS, tăng khả năng làm việc theo nhóm, tạo được hứng thú trong việc học của các em.
Giảm tỷ lệ diễn giảng, tăng cường nêu vấn đề, nâng cao chất lượng thực hành..., tăng cường giải quyết các tình huống có vấn đề, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu tài liệu tham khảo,... kết hợp với sử dụng CNTT trong giảng dạy.
Mỗi GV cần chú trọng hướng dẫn cho HS cách học và tự học. Hướng dẫn HS kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.
Đầu tư CSVC, trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho dạy học để nâng cao chất lượng học tập của HS và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện * Nội dung:
GV phải xác định được những vấn đề cần đổi mới, đó là xác định rõ mục tiêu GD được đổi mới, nội dung GD đổi mới, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức và phương thức đánh giá phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
GV phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học, khai thác triệt để các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, sử dụng các PPDH phù hợp với đặc trưng của từng phân môn: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học theo định hướng giao tiếp, tổ chức hoạt động nhóm...
GV phải nghiên cứu kỹ tài liệu về ĐMPPDH, KTĐG để tạo sự hứng thú cho HS. Hình thức hoạt động trên lớp cần phong phú, hấp dẫn, sát thực tế, tránh áp đặt kiến thức làm cho HS nhàm chán. Cần tạo tâm lý ham thích học tập, giúp HS có động cơ, thái độ học tập đúng.
Hướng dẫn HS năng lực tự học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức của HS; khuyến khích sự chuyên cần, ý thức vươn lên, động viên HS tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài, cùng thầy cô thực hiện các tiết học đạt hiệu quả hơn.
Tổ chức bồi dưỡng GV các chuyên đề chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm và triển khai giới thiệu các PPDH tích cực.
Đẩy mạnh phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học.
Tích cực tham mưu với Đảng ủy, chính quyền các cấp, Hội CMHS và các lực lượng XH tăng cường đầu tư về CSVC, các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.
+ Đổi mới phương pháp dạy học:
Xu hướng chung của sự ĐMPPGD là GV không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn định hướng cho HS hoạt động để HS huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào sự chiếm lĩnh tri thức mới.
Việc cải tiến PPGD bằng cách tạo ra nhiều hình thức học tập là cần thiết nhằm cuốn hút HS say mê hào hứng, tự giác lĩnh hội tri thức, từ đó phát huy năng lực, sáng tạo của mỗi HS.
Trách nhiệm của người dạy:
GV nghiên cứu kỹ tài liệu về đổi mới PPDH. Thay đổi phương pháp soạn giảng. Hướng dẫn HS phương pháp học tập mới, biết tổ chức tiết học phát huy tối đa tính tích cực của HS.
Trên lớp GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài, thảo luận nhóm, tìm tư liệu để xây dựng bài mới. Chuẩn bị tốt các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học như: Phiếu học tập, giáo án điện tử, máy chiếu, bảng phụ, nam châm, tư liệu, tranh ảnh… Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, câu hỏi có vấn đề hoặc đưa ra các dạng bài tập để HS suy nghĩ, trả lời hoặc làm bài để phát huy tính chủ động sáng tạo và tập thói quen tự ghi chép cho HS. Từ đó GV đánh giá được trình độ nhận thức của HS. Hướng dẫn các nhóm thảo luận và đưa ra nhận xét kết luận. GV chốt lại và bổ sung nội dung để các em tự ghi bài theo từng phần. Đối với phần củng cố kiến thức, GV tổ chức các hình thức game show như ô chữ, đố vui, tìm từ khóa hoặc ứng dụng bài tập… để HS khắc sâu kiến thức đã học với tinh thần “Vui để học”. Phần dặn dò, cho HS ghi hướng dẫn, phân công tìm tư liệu, hình ảnh cho tiết học sau của từng nhóm ở các môn XH, các dạng bài tập ở môn tự nhiên.
Đổi mới công tác KTĐG, xếp loại HS phù hợp với yêu cầu đổi mới GD.
Hướng dẫn HS tự học, tự rèn ở nhà. Trước khi đến lớp, HS có thói quen đọc bài mới trong SGK, gạch dưới những ý chính, trả lời câu hỏi gợi ý của GV hoặc câu hỏi trong SGK vào vở bài soạn. Nếu có thắc mắc thì ghi lại bảng câu hỏi để vào lớp trao đổi nhóm hoặc hỏi thầy cô.
Mỗi nhóm phân công từng cá nhân sưu tầm tư liệu hình ảnh hoặc chuẩn bị một câu chuyện có liên quan đến bài học để minh họa cho tiết học sau. Như vậy HS chủ động hơn trong việc xây dựng và tiếp thu bài mới.
Chủ động xây dựng bài, tự ghi chép ở lớp: Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm lần lượt trình bày nội dung, giới thiệu những hình ảnh mà nhóm tìm được cho cả lớp tham khảo.
Các tổ nhóm căn cứ vào nội dung SGK và vốn sống thực tế để thảo luận, trả lời những câu hỏi của GV hoặc các nhóm nêu ra. Trong quá trình thảo luận, HS phải nêu ý kiến của mình dù có thể chưa đúng nhưng bước đầu tạo điều kiện cho các em ham thích học tập bộ môn, phát huy được tính tích cực học tập của HS. Các em yếu kém có động lực vươn lên, các em khá giỏi sáng tạo năng động hơn. Thảo luận xong thư ký các nhóm ghi lại ý kiến của nhóm mình và cử đại diện phát biểu. Các nhóm khác đánh giá kết quả thảo luận và đưa ra nhận xét. GV chốt lại và nhấn mạnh trọng tâm nội dung bài học để HS tự ghi bài.
+ Nâng cấp CSVC, đầu tư trang thiết bị dạy học:
Phát huy tối đa hiệu quả của các phòng thực hành thí nghiệm, phòng nghe nhìn đã có nhằm rèn luyện cho HS những kỹ năng thực hành cần thiết để nâng cao hiệu quả giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp (ĐMPP).
Nhà trường lập kế hoạch bổ sung các thiết bị còn thiếu nhất là hóa chất phục vụ các thí nghiệm. Đề nghị các cấp lãnh đạo cần tăng cường các thiết bị
giảng dạy ứng dụng CNTT như: máy chiếu projector, tivi màn hình lớn,… để tất cả GV đều vận dụng CNTT cho việc ĐMPPDH.
Đầu tư nâng cấp phòng dạy Tin học, phòng thực hành đúng quy định để GV sử dụng đạt hiệu quả, có chất lượng.
Sự ham thích học tập ở học sinh chủ yếu hình thành thông qua các hoạt động thực tế như hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm; qua sự tác động của môi trường CSVC như trường, lớp; qua thái độ của thầy cô, bạn bè. Do đó trong nhà trường cần có những biện pháp, những hoạt động, những cải tạo về trường, lớp, về tác phong sư phạm của GV nhằm tạo cho HS một môi trường thân thiện, gần gũi từ đó giúp HS ham thích học tập, để học tập càng có tiến bộ.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường đầu tư CSVC, xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng… là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả GD.