Đặc điểm của trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 25 - 28)

Theo Điều lệ của trường THCS, trường THPT và trường trung học có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGD&ĐT học có nhiều cấp học ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) thì:

Trường trung học là cơ sở GD phổ thông của hệ thống GD quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng [3].

Chương II, điều 26, Luật Giáo dục 2005 xác định: Giáo dục phổ thông bao gồm:

+ GD tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của HS vào học lớp một là sáu tuổi.

+ GD THCS được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. HS vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, tuổi là mười một tuổi.

+ GD THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. HS vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là mười lăm tuổi [24].

Vậy trường THCS là cơ sở GD thuộc hệ thống GD quốc dân, là bậc học nối tiếp bậc tiểu học và chuẩn bị cho bậc THPT.

1.3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS

Chương I, điều 3, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) thì nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học là:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động GD khác theo mục tiêu, chương trình GD phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động GD, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng GD.

2. QL GV, cán bộ, NV theo quy định của pháp luật.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận HS; vận động HS đến trường; QL HS theo quy định của Bộ GD&ĐT.

4. Thực hiện kế hoạch phổ cập GD trong phạm vi được phân công.

5. Huy động, QL, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động GD. Phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong hoạt động GD.

6. QL, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

7. Tổ chức cho GV, nhân viên, HS tham gia hoạt động XH. 8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng GD.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [3].

1.3.2.3 Bộ máy tổ chức nhà trường THCS

Chương II, điều 22, 18, 17, 16, Điều lệ của trường THCS, trường THPT và trường trung học có nhiều cấp học xác định:

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS HCM), Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) HCM và các tổ chức XH khác trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý GD.

Mỗi trường trung học có một Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng tùy theo quy mô của từng trường (Theo quy định của liên Bộ nội vụ và GD đào tạo

thì các trường THCS hạng II và hạng III có một Phó hiệu trưởng). Hiệu

trưởng, Phó hiệu trưởng do nhà nước bổ nhiệm theo sự phân cấp của nhà nước, cơ quan thẩm quyền ra quyết định công nhận.

Mỗi trường trung học có một tổ Văn phòng, gồm viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và NV khác.

Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, GV, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị GD, cán bộ làm công tác tư vấn cho HS của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT [3].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w