10 Nhị Bình 14 140 330 660 112 1 2 31 11Long Hưng660212424100
3.2.3. Giải pháp 3: Phát huy vai trò GVCN trong công tác DTSSHS
3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa
GVCN là người QL toàn bộ hoạt động GD của lớp mình, đặc biệt là việc chăm lo hình thành, nuôi dưỡng, phát triển nhân cách của HS. GVCN là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức XH trong và ngoài trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng GD. Đồng thời, GVCN lớp cũng là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với HS, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt.
Vì thế, vai trò của GVCN lớp trong nhà trường phổ thông hết sức quan trọng. Phát huy tốt vai trò của GVCN sẽ nâng cao hiệu quả trong công tác DTSSHS.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện * Nội dung:
GVCN có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa PHHS và nhà trường, là người phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường. Bên cạnh việc lo nâng cao năng lực chuyên môn của mình, GVCN phải lo học tập, tích lũy để có nghiệp vụ của một nhà tổ chức, nhà tâm lý, nhà GD, phải tự rèn luyện để có tấm lòng của một người cha, người mẹ, phải là "tấm gương sáng cho HS noi theo". Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ GVCN lớp, nhất là công tác DTSSHS, GVCN phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức.
Nhiệm vụ của GVCN:
+ Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng HS.
+ Thường xuyên liên lạc với PHHS, thực hiện tốt công tác DTSSHS. + Thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp.
+ Phối hợp với các GVBM.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt vui chơi lành mạnh để hướng các em vào các hoạt động bổ ích.
+ Kết hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trườnggiúp đỡ các em về tinh thần lẫn vật chất.
* Cách thực hiện:
+ Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh:
Ngay từ đầu năm học, GVCN phải điều tra thật kỹ hoàn cảnh HS. Cho HS làm lý lịch, ghi họ tên, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh gia đình, công việc
thường ngày phải làm..., đồng thời điều tra nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm ở năm trước. Tranh thủ thời gian đến thăm nhà các em để tìm hiểu, từ đó có thể tìm được phương pháp GD thích hợp. Gần gũi, chia sẻ các em có HCKK, nhất là các em mồ côi cha mẹ, bị khuyết tật... Đối với GVCN khối 9, phải hiểu đặc điểm tâm sinh lý của các em. Sự phát triển về tâm sinh lý làm các em có tư tưởng tập làm người lớn, hay bắt chước, chứng tỏ mình trước bạn bè, người xung quanh… Nếu không được sự GD, định hướng đúng đắn sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Căn cứ vào hoàn cảnh và số ngày nghỉ của HS ở năm học trước, GVCN tiến hành phân loại HS về mặt chuyên cần để đề ra những biện pháp khác nhau nhằm hạn chế việc HS bỏ học.
+ Thường xuyên liên lạc với PHHS, thực hiện tốt công tác DTSS học sinh: Liên lạc thường xuyên với PHHS của lớp giúp cho GVCN nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu cũng như các thói quen, sở thích và tính cách của từng HS. Khi hiểu rõ HS thì GVCN sẽ có nhiều giải pháp để giúp HS chuyên cần hơn trong học tập cũng như duy trì tính chuyên cần của các em.
GVCN phải bám sát lớp, nắm bắt kịp thời diễn biến về tâm tư tình cảm những HS có nguy cơ bỏ học cao. Phải gặp gỡ, tìm hiểu hoàn cảnh từng HS, động viên các em cố gắng vượt qua khó khăn và tổ chức phụ đạo cho các em có học lực yếu, kém. Thông báo kịp thời với địa phương và gia đình những trường hợp có nguy cơ bỏ học để vận động các em ra lớp. Hỗ trợ kịp thời các chế độ theo quy định của Nhà nước.
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, GVCN khuyến khích phụ huynh nên tạo cho con em có góc học tập ở nhà, dành thời gian tốt nhất cho HS đến trường.
PHHS thông tin kịp thời cho GVCN về tinh thần, thái độ, diễn biến tư tưởng, hành vi của con em mình ở gia đình. Việc làm này sẽ giúp cho GVCN và gia đình kịp thời hiểu các em và có những biện pháp tác động phù hợp, động viên khuyến khích khi các em có hành vi tốt, nhắc nhở kịp thời khi các em có những biểu hiện cần uốn nắn.
Khi có HS bỏ học thì GVCN phải thông báo ngay cho BGH nhà trường đồng thời gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi thông tin cùng nhau tìm các giải pháp phối hợp tốt hơn đưa HS trở lại trường. Thông qua sổ liên lạc để báo tình hình học tập của HS.
Cần phát huy vai trò của chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động QL SSHS.
- GD nhận thức cho phụ huynh và HS, quán triệt về tầm quan trọng của việc học.
GVCN cần giúp PHHS hiểu rõ chủ trương, kế hoạch GD của trường, mục tiêu kế hoạch của lớp. Trên cơ sở đó, GVCN thống nhất với gia đình yêu cầu, nội dung, biện pháp, hình thức GD.
- Đề nghị PHHS quan tâm, tạo điều kiện cần thiết để HS học tập, rèn luyện ở nhà theo mục tiêu GD của nhà trường.
- Tìm hiểu nguyện vọng phụ huynh, chia sẻ nỗi lo lắng về sự chậm tiến của HS, những cố gắng của GV đã giúp đỡ HS nhưng chưa có kết quả vì thiếu sự phối hợp của gia đình.
- Kịp thời thông báo với PHHS những biểu hiện lơ là của HS như: đi học trễ, nghỉ học không phép nhằm nâng cao tỷ lệ chuyên cần của các em để giảm tối đa nguy cơ bỏ học.
- Đưa ra những biện pháp cụ thể đề nghị gia đình phối hợp nhà trường cùng quan tâm thực hiện đồng bộ: Quan tâm đến giờ giấc học tập, kiểm tra sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp của HS…
GVCN là cầu nối giữa nhà trường và gia đình HS để cùng phối hợp GD. Bên cạnh đó, cũng cần có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, Hội CMHS, các tổ chức XH… nhằm tạo điều kiện hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho nhà trường.
+ Thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp:
Nội dung sinh hoạt tập trung chấn chỉnh những sai phạm của các em, nghiêm khắc với những HS vi phạm nội quy nhà trường, phê bình nhắc nhỡ những HS lười học, bỏ học, không học bài, không ghi chép bài… Tuy nghiêm khắc nhưng phải biết bao dung, tha thứ cho những sai lầm của các em, tìm cách giải thích, khuyên bảo để từ đó cảm hóa các em trở thành người tốt.
Động viên những HS có HCKK, HS yếu nhưng có thái độ học tập tốt. Phân công HS khá giỏi giúp đỡ những HS yếu kém. Kết hợp với Đoàn-Đội tổ chức tốt phong trào: “Giúp bạn vượt khó”, “Đôi bạn cùng tiến”…
Về cách GD, đối xử với HS, cách xử lý những HS còn mắc lỗi, làm sao xây dựng được lòng tin, sự tôn trọng và ý thức kỷ luật của HS một cách thân thiện.
Biểu dương, khen thưởng những HS học tập nghiêm túc, đi học đều không nghỉ, đạt thành tích trong học tập hay nhiệt tình tham gia hoạt động phong trào.
Trong giờ sinh hoạt, GVCN xây dựng không khí tập thể hòa thuận, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tổ chức sinh hoạt lớp, vui chơi cùng các em. Bên cạnh sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong nhà trường, HS còn được sống cùng các bạn, học tập, rèn luyện trong tập thể lớp, tập thể trường… cho nên xây dựng, củng cố tốt mối quan hệ tình cảm, bạn bè sẽ làm cho các em đồng cảm, đoàn kết
gắn bó với nhau hơn. Quan hệ bạn bè phải xây dựng trên cơ sở chân thành, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Những gương điển hình của HS cần được phát huy tác dụng tốt trong tập thể. HS sẽ có ý thức hòa nhập vào tập thể, sống theo tinh thần “Mình vì mọi người”. Biết phát huy vai trò, trách nhiệm của bản thân trong tập thể, gắn bó và tích cực xây dựng tập thể vững mạnh.
GVCN phải tâm huyết với nghề nghiệp, thương yêu tôn trọng HS, đối xử công bằng với HS để tránh những mặc cảm ngăn cách giữa thầy với trò; xây dựng mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp tình thầy - trò.
+ Phối hợp với các giáo viên bộ môn:
Việc phối hợp với các giáo viên bộ môn (GVBM) là hết sức quan trọng nhằm theo dõi SSHS, qua đó có kế hoạch động viên các em thường xuyên bỏ học, giúp các em học tập tốt hơn.
GVBM trong từng tiết dạy phải kiểm diện và ghi vào sổ đầu bài tránh tình trạng HS bỏ học, trốn tiết.
GVBM phải thường xuyên liên hệ với GVCN để báo tình hình kết quả học tập của các em để GVCN báo về PHHS nắm bắt kịp thời nhằm động viên, nhắc nhở con em mình trong học tập.
Qua trao đổi với các GVBM, GVCN sẽ nắm vững hơn về số lượng các HS nghỉ học của lớp mình qua từng buổi học, môn học nhằm theo dõi các HS có nguy cơ bỏ học, tìm hiểu rõ nguyên nhân và đề ra những giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ các em. Phải tìm mọi cách để củng cố, nâng cao kiến thức của các em, giúp các em đuổi kịp các bạn và vượt lên trong học tập. Từ đó, tạo cho các em lòng mong muốn chiếm lĩnh tri thức, hăng say trong học tập, nhằm loại bỏ hẵn suy nghĩ bỏ học trong tư tưởng của các em.
GVBM thường xuyên kiểm tra việc học bài, chép bài của HS, cuối mỗi tiết học có câu hỏi khái quát toàn bộ nội dung kiến thức bài học giao cho HS về nhà làm để hôm sau kiểm tra.
GVCN gần gũi động viên giúp đỡ HS yếu nhiều hơn để xóa bỏ mặc cảm, tự ti, tạo điều kiện để các em hòa đồng, luôn kích thích để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS và dành nhiều thời gian để các em trao đổi tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau, hướng dẫn phương pháp học tập, cách tự học ở nhà.
GVCN phản ánh với GVBM về nguyện vọng của HS và đề xuất với GVBM giúp lớp tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập để HS học môn đó có kết quả hơn.
GVCN lập danh sách những HS yếu kém, phối hợp với GVBM lưu ý và có biện pháp giảng dạy phù hợp, giúp đỡ thêm để các em bổ sung những kiến thức còn hổng, đuổi kịp các HS khác trong lớp. Nếu các em có đóng góp xây dựng bài, có những tiến bộ dù là nhỏ cũng phải khen ngợi, biểu dương trước tập thể để khích lệ. Những HS có điểm kiểm tra miệng thấp nên tạo điều kiện để các em gỡ điểm. Điều này khiến những HS có học lực yếu kém có niềm tin rằng vẫn còn có khả năng và cơ hội vươn lên được.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt vui chơi lành mạnh để hướng các em vào các hoạt động bổ ích :
Xây dựng lớp học thân thiện, an toàn, sân chơi vệ sinh, khang trang, sạch đẹp, thoáng mát sẽ khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động học tập. Sưu tầm tranh ảnh, trang trí lớp học duy trì theo chủ đề hàng tháng các nội dung theo chủ điểm chuyên môn để các em khắc sâu thêm vốn kiến thức về con người, tự nhiên, XH, về lịch sử quê hương đất nước.
GVCN kết hợp với Đoàn-Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, các cuộc thi lý thú để hướng các em vào các hoạt động bổ ích như: tìm hiểu các di tích lịch sử, tổ chức các buổi dã ngoại, tham quan du lịch nhỏ… Từ các hoạt động trên tạo hứng thú cho các em thích được đến trường, thích đi học và làm cho HS mến bạn hơn, kính yêu thầy cô, yêu trường, lớp…, từ đó ý nghĩ nghỉ học giữa chừng của một số HS không nảy sinh, góp phần giảm tỷ lệ HS bỏ học xuống mức thấp nhất.
Những hoạt động GD này sẽ lôi cuốn được nhiều đối tượng HS tham gia, giúp cho các em có điều kiện để phát huy năng lực, sở trường của mình không chỉ trong lĩnh vực học tập các môn văn hóa, làm cho các em hứng thú, tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, từ đó tạo nên sức thu hút của nhà trường đối với các em.
+ Kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường giúp đỡ các em về tinh thần lẫn vật chất:
Việc phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để GD HS được thể hiện trong Điều 12 của Luật Giáo dục: “Mọi tổ chức gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp GD, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh và an toàn” [24].
Những quan điểm chỉ đạo trong đổi mới căn bản, toàn diện GD, đào tạo ở
nước ta hiện nay cũng thể hiện rõ: “GD gia đình không nên khoán hết cho XH
và nhà trường”. GVCN tìm hiểu HS lớp mình thông qua các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường sẽ rất khách quan. GVCN cần đề xuất yêu cầu và đề nghị họ cùng thống nhất biện pháp GD HS khi cần thiết.
Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên phối hợp với GVCN tổ chức cho HS cam kết đi học chuyên cần; tổ chức các HĐNGLL nhằm thu hút HS tham gia đến
trường học tập; đăng ký “Đôi bạn cùng tiến”. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành nội quy, thực hiện chuyên cần của HS.
Tổng phụ trách Đội phát động phong trào tặng SGK cũ, quần áo, dụng cụ học tập... nhằm hỗ trợ các em có HCKK. Liên hệ Hội khuyến học xã tài trợ học bổng cho các em. Đầu năm học, GVCN khẩn trương liên hệ và hướng dẫn gia đình HS điều kiện để được miễn các khoản đóng góp về học phí, CSVC...
Làm tốt công tác XHHGD để có kinh phí hỗ trợ, động viên HS nghèo, khó khăn về vật chất và tinh thần bằng các hình thức: quần áo đồng phục HS; tập vở, viết; đồ dùng học tập…
Thực hiện tốt điều này thể hiện sự quan tâm của toàn XH đối với công tác GD. Mỗi nhiệm vụ của nhà trường đều được sự chung tay, góp sức của tất cả các thành phần XH. Những việc làm này giúp phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của học tập đối với tương lai của con em mình và sẽ động viên, tạo điều kiện tốt nhất để các em yên tâm học tập. Khi tỷ lệ chuyên cần tăng thì chất lượng học tập cũng như việc DTSS cũng được nâng cao và chuyển biến tốt đẹp.
Tóm lại, không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên người làm công tác chủ nhiệm lớp cần phải có cái tâm, có lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công.