Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 122 - 123)

- Chịu trách nhiệm việc QL tổ viên về công tác phụ đạo.

2.3. Đối với chính quyền địa phương

- Cần tích cực vận động các lực lượng XH hỗ trợ cho công tác GD ở địa phương. Cần chỉ đạo sát sao hơn nữa công tác XHHGD, tạo được sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân đối với công tác GD.

- Tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của HS, CMHS về những lợi ích của việc học tập. Phân công những cán bộ có phẩm chất, năng lực tốt, có uy tín cao và có kinh nghiệm làm công tác vận động quần chúng để phụ trách công tác này.

- Cần hỗ trợ nhà trường trong việc vận động HS bỏ học trở lại lớp.Phối hợp chặt chẽ với nhà trường phân loại HS có nguy cơ bỏ học, điều tra nắm chắc số lượng HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có biện pháp hỗ trợ; yêu cầu gia đình ký cam kết không cho con bỏ học và thực sự quan tâm nhiều đến việc học của con.

- Ưu tiên chính sách xóa đói giảm nghèo đối với các gia đình quan tâm, động viên con em bỏ học trở lại lớp.

- Nếu cần có thể sử dụng các biện pháp chế tài như cắt giảm các chính sách đối với các gia đình không cho con đi học hoặc cho con bỏ học giữa chừng như sẽ cắt các chính sách vay vốn, cắt các chế độ, không cấp sổ hộ nghèo, cần phê phán, đọc trên đài phát thanh xã, thị trấn, thậm chí là xử phạt hành chính.

- Xử phạt các doanh nghiệp sử dụng lao động trong độ tuổi HS. Nếu cần có thể rút giấy phép hoạt động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 122 - 123)