- Chịu trách nhiệm việc QL tổ viên về công tác phụ đạo.
3.2.6. Giải pháp 6: Xây dựng môi trường Xan h Sạc h Đẹp, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tổ chức tốt các hoạt động vui chơi tập thể
học thân thiện, học sinh tích cực”; tổ chức tốt các hoạt động vui chơi tập thể và các hoạt động ngoại khóa để tạo nhiều sân chơi, thu hút học sinh
3.2.6.1. Mục tiêu, ý nghĩa
Mục tiêu của việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 đã được nêu trong Chỉ thị số 40/2008/CTBGD&ĐT là: “Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường GD an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu XH. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong học tập và các hoạt động XH một cách phù hợp và hiệu quả” [1].
Nhằm củng cố và phát triển các loại hình hoạt động ngoại khóa giúp tăng hứng thú học tập cho HS, góp phần giảm bớt áp lực của hoạt động học tập; tạo môi trường giao tiếp lành mạnh, thân thiện, giúp HS có những hiểu sâu sắc về những nét đẹp của văn hóa truyền thống, những đặc sắc của văn hóa các dân tộc; tạo cơ hội bình đẳng giới, thu hút sự tham gia tích cực của HS.
Vì vậy làm tốt phong trào thi đua này sẽ làm cho HS cảm thấy hứng thú khi đến trường và việc học của HS, việc dạy của thầy cô sẽ hiệu quả hơn. Đó chính là những yếu tố quan trọng để HS gắn bó với trường lớp, góp phần hạn chế HS bỏ học và hoàn thành PCGD.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện * Nội dung:
Thành lập BCĐ “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” cấp trường do Hiệu trưởng trực tiếp làm Trưởng ban, các thành viên BCĐ: Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Tổng phụ trách đội, các Tổ trưởng tổ chuyên môn, Ban đại diện CMHS, cán bộ y tế, Đoàn thanh niên.
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm thực hiện các nội dung sau:
+ Xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp, an toàn:
Trường và lớp học sạch sẽ thoáng mát; có đủ nhà vệ sinh sạch sẽ; hệ thống thoát nước tốt, trang trí phòng học theo đúng yêu cầu quy định và thẩm mỹ.
Chăm sóc các bồn hoa và trồng cây có bóng mát, cây cảnh góp phần xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm.
Phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế, đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của CBGV và HS.
Huy động sự đóng góp của CMHS và các lực lượng GD ngoài nhà trường trong việc xây dựng, tu bổ CSVC, cảnh quan trường, lớp học.
+ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập:
Sự thân thiện của GV là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… GV tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi HS để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình.
GV luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho HS thấy sợ GV mà hãy làm cho HS thương yêu và tôn trọng mình.
GV phải đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Nên thay chê bai bằng khen ngợi, tìm những việc làm mà các em hoàn thành dù nhỏ để khen ngợi. Hoặc dùng các phiếu thưởng in lời khen phù hợp với từng việc làm của các em.
- Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành.
- Tích cực ĐMPPGD theo chương trình SGK mới, vận dụng phù hợp với HS, giúp các em tự tin hơn trong học tập.
- Khuyến khích GV ứng dụng CNTT vào việc soạn giảng.
- Khuyến khích HS tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài trong các tiết học. Xây dựng phong trào thi đua giữa các chi đội.
- Đưa vào giảng dạy các nội dung về văn học dân gian, nhất là văn học địa phương, lịch sử địa phương.
- Tập huấn và triển khai tốt ngày Hội CNTT, tham gia thiết kế bài giảng, sưu tầm và trưng bày các bài giảng hay, có chất lượng.
- Các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động GD HS được khuyến khích đề xuất ý kiến và cùng các thầy cô thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
- Phấn đấu nâng cao tỷ lệ và chất lượng GV giỏi, HS giỏi; nâng cao tỷ lệ HS Tốt nghiệp THCS và đỗ vào lớp 10 công lập.
- CBGV gương mẫu thể hiện năng lực, phẩm chất nhà giáo, làm việc với phương châm "Tất cả vì HS thân yêu"; có hành vi ứng xử, giao tiếp đúng mực.
+ Rèn luyện kỹ năng sống cho HS:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tập thể. Có ý thức cộng đồng, sự hợp tác và tương trợ, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể trong các hoạt động học tập và tu dưỡng.
- Rèn luyện cho HS ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác
- Làm tốt công tác tuyên truyền GD cho HS để các em không có các hành vi bạo lực trong trường học. Không có HS vi phạm tệ nạn ma túy, HIV/AIDS và các TNXH khác.
- Tích cực đưa các nội dung về GD giá trị sống, kỹ năng sống cho HS nhằm nâng cao nhận thức và rèn luyện đạo đức cho các em.
- Không phân biệt đối xử, GD HS kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa. + Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh:
Để giảm bớt căng thẳng trong các tiết học chính khóa, nhà trường cần xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ. Nội dung tập trung tổ chức cho HS chơi các trò chơi tập thể, múa hát cộng đồng, thi đố vui để học…
hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT trong nhà trường. Tham gia các phong trào thể thao, văn nghệ do địa phương, huyện, tỉnh tổ chức.
- Tổ chức các hoạt động tập thể nhân các ngày lễ lớn trong năm như: 20/11, 26/3, 22/12,… tạo sân chơi lành mạnh cho HS qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT… Qua đó tạo điều kiện cho HS phát triển khả năng tư duy, sự sáng tạo và phát huy vai trò của cá nhân, của tập thể.
+ HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương:
- Làm tốt công tác GD truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa lịch sử ở địa phương cho HS, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua công tác tuyên truyền, các hoạt động về nguồn, kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện trọng đại của đất nước.
- HS có ý thức tốt trong việc tham gia các công tác XH ở địa phương, thường xuyên tham gia lao động vệ sinh thôn xóm, nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng…
Đưa các trò chơi dân gian vào trong nhà trường, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và lứa tuổi HS.
Hướng dẫn cho HS các trò chơi dân gian vào những giờ ra chơi; các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội; các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường.
* Cách thực hiện:
+ Đối với Ban Giám hiệu:
- Tổ chức phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực" gắn liền với kế hoạch năm học của trường.
- Tham mưu với chính quyền địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường GD an toàn,
thân thiện, hiệu quả; phối hợp với Ban Đại diện CMHS, các cơ quan đóng trên địa bàn, tổ chức tốt các hoạt động GD trong và ngoài nhà trường cho HS.
- Phối hợp Công đoàn thực hiện tốt công tác GD tư tưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho các thành viên trong HĐSP, tổ chức phong trào thi đua Hai tốt, nâng cao chất lượng dạy và học; phối hợp Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động GD, văn hóa, văn nghệ, TDTT cho HS và GV trong nhà trường.
Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học tổ chức đánh giá, sơ kết những kết quả đạt được, rút kinh nghiệm thực hiện cho những năm học tiếp theo. Xét khen thưởng những cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Đối với tổ chức Đoàn-Đội:
- Tổ chức phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” đến từng chi đội và đội viên, gắn với kế hoạch công tác Đội.
- Tổ chức cho HS gặp gỡ, trao đổi, giao lưu với các cán bộ lão thành, những tấm gương thành đạt… là người thật việc thật ở địa phương để các em học tập nhằm định hướng phấn đấu trong tương lai.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các trò chơi dân gian, thực hiện tốt giờ sinh hoạt đội hàng tuần.
- Phối hợp cùng ban thi đua của trường theo dõi đánh giá đúng việc thực hiện các nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” của các chi đội, lớp và HS.
+ Đối với tổ chuyên môn:
- Tổ chuyên môn phối hợp với GVCN phát động phong trào thi đua đến từng GV, HS gắn với kế hoạch chuyên môn của từng tổ.
- Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học các tổ chuyên môn tổ chức nhận xét, đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua của từng tổ viên; Liên đội tổ chức nhận xét, đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua của các lớp.
+ Đối với GVCN, GVBM:
- GVCN có nhiệm vụ hướng dẫn HS thực hiện tốt các nội dung đã nêu trong HĐGDNGLL, hoạt động ngoại khóa; quan tâm tới các đối tượng HS cá biệt, GD về bình đẳng giới cho HS... Thường xuyên phối hợp với CMHS của lớp trong việc GD đạo đức, nâng cao chất lượng học tập cho HS.
- GVBM có nhiệm vụ hướng dẫn HS thực hiện tốt các nội dung có liên quan trong các tiết học mình phụ trách.
- GV dạy Lịch sử hướng dẫn và tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
- GVCN cùng Liên đội chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện của các lớp.
+ Đối với Hội CHMS:
- Phối hợp nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết của Hội CMHS trong Đại hội đầu năm học, thực hiện các hoạt động GD trong từng thời gian do Ban đại diện CMHS trường đề ra.
- Cùng nhà trường thực hiện phong trào xây dựng cảnh quang nhà trường. - Phối hợp với nhà trường tuyên truyền những chủ trương chính sách về GD đối với CMHS nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, GD HS.
- Phối hợp với nhà trường tổ chức GD cho những HS có hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong hè ở địa phương.
- Phối hợp nhà trường GD đạo đức HS; bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém; HS có HCKK, khuyết tật; vận động HS bỏ học trở lại lớp; vận động CBGV, NV tích cực nâng cao chất lượng dạy học và GD toàn diện HS.
+ Đối với học sinh:
- Kính trọng thầy cô, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện tốt điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch GD của nhà trường;
- Tham gia tốt các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội và Đoàn, giúp đỡ gia đình và tham gia công tác XH.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, của địa phương.
Từ các hoạt động trên tạo hứng thú cho các em thích được đến trường, thích đi học và mến bạn, kính yêu thầy cô, yêu trường, yêu lớp hơn... Từ đó ý nghĩ bỏ học giữa chừng của một số HS không nảy sinh, góp phần giảm tỷ lệ HS bỏ học xuống mức thấp nhất.