Giải pháp 2: Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục: Nhà trường Gia đình Xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm duy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 80 - 88)

10 Nhị Bình 14 140 330 660 112 1 2 31 11Long Hưng660212424100

3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục: Nhà trường Gia đình Xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm duy

trường - Gia đình - Xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh:

3.2.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa

GD là sự nghiệp của toàn dân. Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của ba môi trường GD: Nhà trường-Gia đình-XH, tạo động lực thúc đẩy hoạt động vận động HS bỏ học ra lớp đạt hiệu quả cao. Từ đó đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và cách thức hoạt động để đạt được mục tiêu. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương khóa VIII đã chỉ rõ: "Mọi người chăm lo cho GD, các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế-XH, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp GD&ĐT, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho

Giáo dục-đào tạo. Kết hợp GD nhà trường, GD gia đình và GD XH, tạo nên môi trường GD lành mạnh ở mọi nơi, trong cộng đồng" [12].

Huy động mọi nguồn lực dành cho GD nói chung và cho trường phổ thông nói riêng. Tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thành viên trong XH đóng góp cho GD như: xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác GD, hỗ trợ cho những HS có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tiếp tục đến trường…

Xây dựng quan hệ gần gũi giữa cộng đồng và các em HS có HCKK. Kêu gọi cộng đồng, tổ chức, cá nhân cùng chung tay giúp các em không phải bỏ học.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện * Nội dung:

Thống nhất mục đích, kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường-Gia đình-XH trong công tác DTSSHS.

Theo dõi, đánh giá kết quả việc DTSSHS trong nhà trường để kịp thời có biện pháp hỗ trợ nhà trường khi HS có dấu hiệu bỏ học giữa chừng.

Nâng cao vai trò trách nhiệm của CMHS trong việc GD con cái, sẵn sàng phối hợp cùng với nhà trường vì một mục đích chung: Sự trưởng thành mọi mặt của con em mình. Phối hợp cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả GD.

Đẩy mạnh XHHGD, tạo động lực mạnh mẽ và điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu GD. Vì nhà trường là môi trường GD tốt nhất, có đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các mục tiêu GD.

* Cách thực hiện:

+ Phối hợp các lực lượng giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội:

Chất lượng GD toàn diện muốn ngày càng được nâng cao, môi trường GD muốn ngày càng trong sạch khi chúng ta biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa Gia đình- Nhà trường-XH. Do vậy, nhà trường cần được sự quan tâm của XH. Mọi

hoạt động của nhà trường đều cần sự chung tay, góp sức của mọi người, nhất là việc huy động HS ra lớp trong tình hình hiện nay.

Mặt tiêu cực của cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ vào quan hệ gia đình và nhà trường mà đối tượng bị tác động không nhỏ chính là HS (nhất là lứa tuổi THCS). Chính vì vậy mà không ít HS cảm thấy bế tắc, bất lực trong cuộc sống, dẫn đến bất cần đời, bất cần tất cả, thoát khỏi sự kiểm soát của gia đình, bỏ học, sống buông thả, thậm chí vi phạm pháp luật.

Để giúp các em nhận thức được những lợi ích của việc học tập, tạo cho các em sự hứng thú thích được đến trường, được đi học, nhà trường có thể vận dụng các giải pháp sau đây:

Xây dựng môi trường giáo dục gia đình:

Môi trường gia đình là môi trường GD hỗ trợ tích cực trong quá trình GD, rèn luyện HS. Phần lớn thời gian các em sống, rèn luyện, phát triển tại gia đình. Chúng ta phải quan tâm tới việc phối hợp GD với gia đình. Nhà trường nên tổ chức GV đến các gia đình HS để nắm bắt gia cảnh, trao đổi với gia đình, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề kết hợp GD gia đình nhà trường cần đặc biệt quan tâm đó là:

1. Số HS có hoàn cảnh đặc biệt có chiều hướng gia tăng, HS có cha hoặc mẹ (hoặc cả cha mẹ) đi làm xa; cha mẹ ly hôn, cha mẹ mất sớm...; các em chỉ được sống với cha hoặc mẹ, hoặc phải sống với ông bà; trong số này, một số em thiếu sự quan tâm kèm cặp dạy dỗ, uốn nắn của cha mẹ.

2. HS sớm phát triển về cơ thể, tâm sinh lý và tình cảm nam nữ, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, rèn luyện.

3. Một số phụ huynh quá ham làm kinh tế, chưa quan tâm đúng mức hoặc quan tâm không đúng cách đến việc học tập của con cái.

Đối với các em này, nhà trường cần nắm chắc hoàn cảnh, cá tính, thói quen, tâm tư, diễn biến tình cảm của các em, tạo điều kiện để các em bộc lộ tâm tư, vướng mắc, từ đó định hướng cho các em, đồng thời kết hợp với người giám hộ tăng cường QL, thường xuyên kèm cặp, nắm được việc làm hàng ngày để kịp thời uốn nắn. Đồng thời, cần tổ chức trao đổi lồng ghép hoặc tổ chức chuyên đề cho phụ huynh và HS về GD giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Xây dựng môi trường XH lành mạnh, hạn chế những tác động xấu của môi trường XH đối với HS:

Môi trường XH có vai trò to lớn tác động vào hiệu quả GD. Phương châm GD “Học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với XH” phải được quán triệt đến tất cả GV. Để phát huy thế mạnh môi trường XH địa phương, nhà trường cùng với các trường trên địa bàn xã nên tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương cùng tham gia xây dựng một môi trường XH lành mạnh. Cụ thể: Đối với Đảng ủy, UBND xã, trong các nghị quyết đại hội, nghị quyết hàng kỳ, đều có nội dung bàn về sự nghiệp GD, đồng thời cùng hệ thống chính quyền chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cùng vào cuộc, cùng kiểm tra đôn đốc việc thực hiện xây dựng cuộc sống lành mạnh ở địa phương.

Những hoạt động phối hợp cụ thể là: Tổ chức cho HS chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng, lao động ở nghĩa trang Liệt sĩ, các di tích lịch sử, văn hóa, tham gia các hoạt động văn hóa địa phương...

Hiện nay trước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế XH, CNTT và truyền thông, các trường đang phải đối mặt với những vấn đề như: HS bỏ học chơi điện tử và mạng Internet, bị lôi kéo vào các tệ nạn XH, lợi dụng tình dục, bạo lực,

tình cảm quan hệ nam nữ… Về vấn đề này, các trường cần thực hiện các giải pháp sau:

Tích cực tuyên truyền trong các hội nghị của Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể, các cuộc họp phụ huynh về những vấn đề cụ thể mà các trường đang cần sự giúp đỡ, hỗ trợ.

Có những giải pháp cụ thể để hạn chế ảnh hưởng xấu của môi trường XH đến HS như:

+ Tăng cường GD, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng sống, khả năng thích ứng, tự bảo vệ bản thân trước những vấn đề phức tạp của XH.

+ Lôi cuốn HS vào các hoạt động trong nhà trường, khai thác hiệu quả hoạt động Thư viện, hình thành thói quen đọc sách cho HS.

+ Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn HS tiếp cận với những môi trường không lành mạnh.

+ Phát hiện, xử lý, giải quyết kịp thời, triệt để những trường hợp HS mắc sai lầm, khuyết điểm và tiếp tục theo dõi, đánh giá sự tiến bộ sau khi xử lý.

Ngoài sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường-Gia đình-XH, cần có sự đầu tư và hỗ trợ kinh phí xây dựng CSVC, bổ sung trang thiết bị học tập, nhất là những địa bàn đặc biệt khó khăn và phức tạp để GV và HS bớt vất vả vì điều kiện CSVC thiếu thốn như hiện nay.

+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục:

Huy động nguồn lực cho GD nói chung và cho trường phổ thông nói riêng là việc làm tất yếu khách quan của mọi quốc gia. Muốn làm được điều này giữa nhà trường và chính quyền địa phương phải có sự phối kết hợp chặt chẽ. XHHGD phải dựa vào cộng đồng, làm cho cộng đồng thấy rõ ý nghĩa của sự nghiệp GD. Vì vậy, Hiệu trưởng phải nhận thức rõ vai trò của mình để thực hiện

tốt công tác XHHGD, từng bước nâng cao chất lượng GD của địa phương, đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ đổi mới, phát huy được sức mạnh của toàn đảng, toàn dân chăm lo đến sự nghiệp GD.

Để việc tổ chức thực hiện công tác XHHGD có hiệu quả, cần thực hiện các nội dung sau:

+ Phát huy vai trò, ảnh hưởng của nhà trường THCS đối với địa phương: Để được Đảng và chính quyền quan tâm điều trước tiên đòi hỏi tập thể sư phạm nhà trường phải nỗ lực phấn đấu, xây dựng nề nếp tốt trong mọi hoạt động, nâng cao hiệu quả và chất lượng GD, đội ngũ bám trường bám lớp, hết lòng giảng dạy, được phụ huynh tín nhiệm và tin tưởng trong việc giảng dạy và GD con em của mình cụ thể như sau.

- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất.

- Mọi hoạt động trong nhà trường có nề nếp, thực hiện đúng quy định của ngành.

- Chất lượng GD ngày càng được nâng lên, giảm số HS lưu ban, bỏ học hàng năm để tạo niềm tin đối với Đảng bộ, chính quyền địa phương và PHHS.

- Sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt mọi CSVC hiện có của nhà trường. Không để xảy ra hư hỏng và mất mát.

- Ngoài hoạt động giảng dạy và GD, nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT) sôi nổi trong nhà trường. Qua đó nhằm gây sự chú ý của chính quyền và PHHS đối các hoạt động của nhà trường.

Tạo mọi điều kiện để cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể, cá nhân… đến thăm CSVC, gặp gỡ GV nhà trường.

Nhà trường phải luôn luôn đạt thành tích xuất sắc trong nhiều mặt: chất lượng GD, hiệu quả đào tạo, nề nếp dạy học; sử dụng và bảo quản tốt CSVC,

thiết bị dạy học… mới tạo được lòng tin trong các cấp lãnh đạo, phụ huynh, nhân dân và nhận được sự đầu tư, chăm lo của các cấp, các ngành các tập thể, cá nhân và nhận được sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần như: tham gia GD toàn diện HS, tăng cường xây dựng CSVC nhà trường, động viên khen thưởng các phong trào trong nhà trường…

+ Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các ngành, các cấp, các lực lượng XH ở địa phương, cán bộ GV, NV và HS các trường THCS về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD:

Đối với CBGV, NV trong nhà trường: Thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, họp hội đồng, nhà trường thông báo rõ chủ trương mục đích huy động XH hóa, xây dựng nội dung cụ thể chi tiết cho GV khi triển khai tới từng PHHS thông qua các buổi họp định kỳ trong năm. GV lắng nghe phản hồi của PHHS, tổng hợp những ý kiến chung nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện, sau đó thông báo lại cho ban đại diện các lớp để tạo được sự đồng thuận cao nhất. Công khai kịp thời các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GD của nhà trường theo từng giai đoạn để tất cả tập thể sư phạm trong nhà trường tham gia, góp ý cho nhà trường.

Đối với lãnh đạo, nhân dân địa phương, các đơn vị, các mạnh thường quân trên địa bàn: Tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo địa phương, tổ chức Hội nghị GD cấp cơ sở đúng định kỳ, xây dựng nghị quyết thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường nói riêng và sự nghiệp GD xã nói chung, thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng XH để thể hiện trách nhiệm của XH đối với sự nghiệp phát triển GD. Phải chủ động xây dựng kế hoạch phát triển GD nhà trường nói riêng và địa phương nói chung. Công tác huy động XHHGD để xây dựng và phát triển nhà trường sẽ đưa vào nghị quyết của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Từ đó nhà trường có cơ sở xây dựng kế hoạch

hành động. Từ nghị quyết đó sẽ huy động được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn, đặc biệt là sự đồng thuận, sự đóng góp của từng PHHS. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng nhà trường tuyên dương kịp thời những điển hình tiên tiến để nhân rộng phong trào.

Thông qua các đợt sơ, tổng kết, Hiệu trưởng tranh thủ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng, phân tích cặn kẽ các chủ trương huy động của nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng XH trong việc chăm lo phát triển GD.

+ Tổ chức thực hiện công tác XHHGD có hiệu quả:

- Cơ chế, chính sách tổ chức thực hiện XHHGD cần linh hoạt, sự phối hợp giữa các cơ quan QLGD với các tổ chức, đoàn thể trong địa bàn tham gia vào sự nghiệp GD phải thường xuyên.

- Tham mưu tốt cho chính quyền địa phương, giúp lãnh đạo địa phương hiểu rõ, nắm bắt được tình hình hoạt động GD của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác XHHGD.

- Tổ chức, hoàn thiện cơ chế điều hành để đảm bảo nguyên tắc nhất quán, đồng bộ từ chủ trương, thể chế đến cơ chế vận hành hoạt động XHHGD.

- Tổ chức việc sử dụng các nguồn lực đóng góp của nhân dân theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổng kết, đánh giá công tác XHHGD

Làm tốt công tác XHHGD tạo điều kiện cho nhà trường trong việc GD HS. Vị thế của người thầy được nâng lên, được dân mến, dân tin và dân ủng hộ hơn trong sự nghiệp GD.

Bên cạnh đó, Hội CMHS cũng là người bạn đồng hành không thể thiếu của nhà trường. Ngoài việc giúp nhà trường làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về mọi mặt, Hội thực sự là cầu nối, sợi dây liên lạc đáng tin cậy đối với các gia đình HS.

Ngoài ra, HĐGD của xã cần quan tâm, động viên tạo điều kiện thuận lợi cho CBGV giảng dạy để thúc đẩy phong trào dạy học đi lên mạnh mẽ hơn. HĐGD xã nên trích quỹ động viên khen thưởng kịp thời những thầy, cô giáo và HS có thành tích, giúp đỡ các HS nghèo vượt khó đến trường. Phong trào XHHGD càng phát triển mạnh mẽ sẽ thu hút sự tham gia tích cực của các đoàn thể quần chúng, được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác XHHGD, động viên khích lệ HS vượt khó vươn lên trong học tập.

Tóm lại: Việc phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường - Gia đình - XH sẽ tạo ra được vòng tròn khép kín trong quá trình GD HS. Việc phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - XH trong công tác GD HS cùng với việc thực hiện XHHGD sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các năm học và nâng cao chất lượng GD toàn diện của địa phương.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w