Phương pháp quản lý sĩ số học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 34 - 37)

Phương pháp QL SSHS là những cách thức tác động hợp lý của chủ thể QL nhà trường (Hiệu trưởng) đến tập thể GV, HS, đến những lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra về QL SSHS.

Hiệu trưởng cần thực hiện một số phương pháp sau để QL SSHS:

1.5.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác duy trì sĩ số học sinh

Tham mưu, phối hợp là một công tác quan trọng trong hoạt động QL trường học. Hiệu trưởng cần tham mưu kịp thời cho UBND xã về kế hoạch phát triển GD hàng năm và từng giai đoạn. Đây là một nhiệm vụ góp phần đắc lực cho việc phát triển bền vững cả về số lượng và chất lượng, không chỉ nhằm phối hợp huy động HS ra lớp mà quan trọng hơn là phải phối hợp để đảm bảo thực hiện tốt công tác PCGD và xây dựng XH học tập trên địa bàn xã.

Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong nhà trường cùng tham gia xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch về thực hiện công tác DTSSHS, thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm điều chỉnh hoạt động DTSSHS đúng mục tiêu đề ra.

Tham mưu cho UBND xã thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) Phổ cập THCS, BCĐ lập kế hoạch hoạt động hàng năm trong đó có các biện pháp nhằm DTSSHS.

1.5.3.2. Kiện toàn, củng cố các tổ chức QL, điều hành công tác DTSSHS

Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng, tổ chức các lực lượng GD cùng tham gia QL công tác DTSSHS.

Để kế hoạch thực hiện công tác DTSS được tổ chức thực hiện có hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên củng cố BCĐ công tác DTSS do Hiệu trưởng là Trưởng ban và những thành viên trong BCĐ gồm những đồng chí có tâm huyết, gắn bó với công tác GD tại địa phương.

BCĐ phân công trách nhiệm cho từng thành viên. Có thể nói, sự phối hợp của các thành viên trong BCĐ và tinh thần toàn tâm toàn lực cho công tác này sẽ là một trong những nguyên nhân giúp thực hiện tốt công tác DTSSHS.

1.5.3.3. Tổ chức, điều hành các hoạt động duy trì sĩ số học sinh

Việc QL công tác DTSSHS có nhiều lực lượng cùng tham gia, vì vậy phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ. Hiệu trưởng trực tiếp giám sát, thường xuyên rút kinh nghiệm, chỉ đạo kịp thời để công tác QL DTSSHS được tốt hơn.

Chỉ đạo các lực lượng tham gia điều tra, nắm bắt các đối tượng HS bỏ học cũng như có nguy cơ bỏ học để kịp thời có biện pháp vận động và ngăn chặn.

Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra công tác DTSSHS, tính chuyên cần của HS thông qua các hồ sơ có liên quan. Kịp thời nhắc nhở những các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện tốt nhiệm vụ QL SSHS. Thông qua kiểm tra, phát hiện những nhân tố tích cực để phát huy và xử lý kịp thời những tồn tại ảnh hưởng đến việc DTSSHS của nhà trường

1.5.3.5. Tổng kết, đánh giá công tác duy trì sĩ số học sinh

Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác DTSS, chống lưu ban, bỏ học hàng năm. Mời đại diện các cấp Ủy đảng, UBND xã, các ban ngành đoàn thể, Hội khuyến học, hội CMHS… cùng tham dự xây dựng biện pháp phối hợp thực hiện công tác DTSSHS, vận động HS đến trường kịp thời.

* Kết luận chương 1

Công tác DTSS, chống bỏ học trong nhà trường là nhiệm vụ cần thiết của mọi cấp, mọi ngành, đặc biệt là ngành GD. Trong nhà trường, đây là nhiệm vụ hàng đầu của người CBQL nhằm đưa hiệu quả đào tạo của nhà trường ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu của XH.

Từ những cơ sở lý luận đã nêu, ta nhận thấy công tác DTSSHS có ý nghĩa và nhiệm vụ rất quan trọng. Chương I đã phân tích các vấn đề lý luận về DTSSHS ở trường THCS và công tác QL sĩ số HS của Hiệu trưởng trường THCS. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp QL DTSSHS ở các trường THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 34 - 37)