Tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 118 - 120)

- Chịu trách nhiệm việc QL tổ viên về công tác phụ đạo.

3.3.2. Tính khả thi của các giải pháp

TT Các giải pháp Tính khả thi (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Tăng cường tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính

quyền về công tác duy trì sĩ số học sinh 94.8 5.2 0 0 2 Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục:

Nhà trường-Gia đình-Xã hội. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

98.2 1.8 0 0

3 Phát huy vai trò GVCN trong công DTSS HS 90.7 9.3 0 0 4 Tăng cường dạy phụ đạo học sinh yếu kém

84.4 10.

5 5.1 0

5 Tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học; nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học

83.5 16.5 0 0

6 Xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, “Trường học thân thiện, HS tích cực”; tổ chức tốt các hoạt động vui chơi tập thể và các hoạt động ngoại khóa tạo nhiều sân chơi, thu hút HS

86.1

13.9 0 0

7 Cần có thêm các chính sách hỗ trợ thiết thực

Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các giải pháp đã đề xuất trên đây đều cần thiết và rất cần thiết, mức độ khả thi cao. Có bốn giải pháp được đánh giá ở mức độ rất cần thiết và có tỷ lệ đồng thuận khá cao, đó là giải pháp 1 (96.4%), giải pháp 2 (97.5%), giải pháp 3 (92.8%), giải pháp 7 (99.3%). Đa số các ý kiến đều nhất trí cho rằng các giải pháp đã đề xuất đều khả thi và rất khả thi, phù hợp với thực trạng các trường THCS hiện nay. Ba giải pháp được đánh giá ở mức độ rất khả thi, có tỷ lệ khá cao, đó là giải pháp 1 (94.8%), giải pháp 2 (98.2%), giải pháp 3 (90.7%).

Tóm lại, kết quả khảo sát thể hiện qua hai bảng trên đây cho thấy tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đều đạt ở mức độ cao. Chứng tỏ các giải pháp được đề xuất là phù hợp, chặt chẽ, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn. Nếu được vận dụng sẽ đạt hiệu quả cao trong công tác QL DTSSHS THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

* Kết luận chương 3

Vấn đề DTSSHS là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ đối với nhà trường, với ngành GD mà là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn XH, đặc biệt là CMHS và đội ngũ nhà giáo. Căn cứ vào thực trạng QL SSHS THCS ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, chúng tôi đề xuất một số giải pháp QL nhằm góp phần thực hiện tốt hơn công tác DTSSHS THCS.

Các giải pháp được trình bày trên đây có mối liên hệ chặt chẽ và tác động hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Mỗi giải pháp đều có những vai trò, chức năng nhất định. Do đó tùy theo thời điểm, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà vận dụng, phối hợp các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác QL DTSSHS THCS, góp phần thực hiện mục tiêu GD mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 118 - 120)