Nghĩa, tầm quan trọng của công tác duy trì sĩ số học sin hở trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 28 - 30)

1.4.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS trường THCS

Thời gian gần đây, tình trạng HS bỏ học hàng loạt đang gia tăng ở hầu hết các địa phương. Việc khắc phục tình trạng bỏ học của HS hiện nay là vấn đề hết sức bức thiết và đòi hỏi sự quan tâm của nhiều thành phần.

Bộ GD&ĐT đang ban hành các văn bản chỉ đạo về cuộc vận động Hai không với 4 nội dung. Các đơn vị chủ quản: Sở GD, Phòng GD cũng có nhiều công văn hướng dẫn; nhà trường và các cơ sở GD theo đó thực hiện. Việc đánh giá thực chất chất lượng không khó nhưng cái khó là làm thế nào để duy trì được sĩ số, để HS có sức học yếu kém có cơ hội vươn lên và không bỏ học. Điều đó không đơn giản. Các trường học, các thầy cô giáo đã phải chịu nhiều áp lực.

1/ Áp lực từ phía lãnh đạo: dù không giao chỉ tiêu cụ thể nhưng số HS yếu, kém nhiều dẫn đến tình trạng HS sẽ bỏ học, việc huy động lại rất khó khăn.

2/ Áp lực từ phía phụ huynh học sinh (PHHS) hiện nay không mấy tôn trọng đội ngũ thầy cô giáo; việc khiếu nại thường xuyên xảy ra trong mối quan hệ giữa GV và PHHS.

PHHS có suy nghĩ nếu con họ bỏ học là trách nhiệm của thầy cô nên khi cần sự phối hợp thì họ thường đặt điều kiện buộc nhà trường phải thỏa mãn nếu muốn con họ tiếp tục trở lại trường.

3/ Áp lực từ HS: không ít HS chán học, khả năng tiếp thu yếu, lười học vì gia đình không quan tâm tới việc học của con cái mà chủ yếu dành thời gian cho việc mưu sinh. Dù có sự quan tâm của thầy cô giáo và các lực lượng trong nhà trường thì các em vẫn khó có chuyển biến. Việc ở lại lớp, bỏ học là tất nhiên.

4/ Áp lực từ khối lượng kiến thức sách giáo khoa (SGK) và chương trình: người thầy không thể cứ lo cho HS yếu kém mà còn có một bộ phận HS giỏi, những HS có khả năng tiếp thu bình thường khác. Nhiệm vụ của người thầy phải truyền thụ đủ và truyền thụ hết nội dung mà chương trình SGK yêu cầu, thời lượng có hạn, không thể giảng lại nhiều lần cho số HS không theo kịp.

HS bỏ học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, chất lượng phổ cập của địa phương. Mục tiêu phổ cập THCS là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp THCS, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nhằm hạn chế tối đa tình trạng HS bỏ học, giữ sĩ số để đạt chuẩn Phổ cập THCS, từng bước nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực cho địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu GD mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho ngành GD&ĐT. Muốn đạt được điều đó rất cần sự chung sức của toàn XH.

Vì thế, việc DTSSHS ở từng năm học của các trường là một nhiệm vụ rất quan trọng, vừa có ý nghĩa để duy trì hoạt động đào tạo, vừa là tiềm lực cho sự phát triển các mặt hoạt động khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THCS huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w