TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG PHÂN PHỐI

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thương hiệu công ty cổ phần phân phối phú thái cần thơ (Trang 54 - 58)

Ngày 15 tháng 5 năm 2007, cuộc sáp nhập và liên kết của bốn công ty lớn trong nƣớc là tổng công ty thƣơng mại Hà Nội (Hapro), tổng công ty thƣơng mại Sài Gòn (Satra), liên hiệp hợp tác thƣơng mại Sài Gòn (Saigon Co.op) và công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái thành lập Công ty cổ phần Đầu tƣ và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA). Công ty ra đời nhằm liên kết các nhà phân phối lớn của Việt Nam làm nồng cốt cho ngành phân phối nội địa và hỗ trợ lẫn nhau về kho vận,... tạo sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài.

Ở Việt Nam, với số lƣợng khách hàng tại nông thôn sẵn sàng tiêu dùng nhiều gấp ba lần ở khu vực thành thị và nhu cầu mua sắm ngày càng tăng cao và còn tiềm năng rất lớn tuy chƣa khai thác một cách hiệu quả. Và các công ty phân phối hƣớng đến thị trƣờng nông thôn đầy tiềm năng.

Những năm gần đây, các chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng nội địa đã ngày càng đông đảo và đa dạng về thành phần tham gia. Các doanh nghiệp trong nƣớc, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nƣớc và các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, đều có những chuyển biến tích cực với sự hình thành và phát triển một số nhà phân phối lớn nhƣ Saigon Coopmart, Intimex, Maximart, Nguyễn Kim, Phú Thái... Đây là những nhà phân phối có trình độ khá chuyên nghiệp và mạng lƣới hệ thống phân phối khá rộng trải đều trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trong cả nƣớc. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nƣớc nhìn chung có tiềm lực về tài chính và lợi thế về các cơ sở sản xuất hơn nên đóng vai trò vừa là nhà phân phối vừa là nhà sản xuất và thu mua hàng hoá để kinh doanh trong hệ thống phân phối của mình. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nƣớc chủ yếu tập trung vào hoạt động phân phối để tạo nên những hệ thống chuyên doanh phân phối mà thƣờng không tham gia vào hoạt động sản xuất nhƣ nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc. Đây cũng là một trong những đặc điểm khá đặc thù của Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống phân phối nói riêng và hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng nội địa nói chung.

Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp trong nƣớc còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, kỹ năng tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ

45

đội ngũ cán bộ... so với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực này.

Ngoài đặc điểm nêu trên, thị trƣờng phân phối còn có ba đặc diểm:

- Thứ nhất, các nhà sản xuất đồng thời là nhà phân phối. Những công ty có xuất phát là những nhà sản xuất hàng hoá lớn trong một số lĩnh vực khác nhau nhƣ điện, xi măng, sắt thép, may mặc, nƣớc uống... Hiện nay ở nƣớc ta hình thức này khá phổ biến và áp dụng với nhiều loại vật tƣ, hàng hóa nhƣ Thép Thái Nguyên, Thép Miền Nam, Xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Ching Foong Hải Phòng..., hay các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhƣ Coca Cola, Pepsi, Vinatex...

- Thứ hai, các nhà phân phối tổng hợp chuyên nghiệp. Thông thƣờng, đây có thể là các công ty trong nƣớc hoặc công ty FDI đƣợc thành lập không nhằm mục đích sản xuất để phân phối mà chỉ nhằm mục đích kinh doanh phân phối chuyên nghiệp. Có thể kể đến một số nhà phân phối tổng hợp chuyên nghiệp hiện đang hoạt động tại Việt Nam nhƣ Phú Thái, Metro, Big C, Parkson... Đặc điểm của các nhà phân phối này tính chuyên nghiệp trong hoạt động tổ chức kinh doanh rất cao và thƣờng chiếm giữ một thị phần áp đảo trong kinh doanh phân phối. Khả năng thay đổi một cách linh hoạt trong phƣơng thức kinh doanh cũng nhƣ tiếp cận khách hàng của những công ty này là rất lớn. Do vậy, đây sẽ là bộ phận quan trọng tác động đến sự phát triển của thị trƣờng trong nƣớc nói chung và hoạt động phân phối hàng hoá nói riêng của Việt Nam hiện nay.

- Thứ ba, các nhà phân phối chuyên ngành. Thực chất đây là hình thức giao thoa giữa hai nhóm đối tƣợng vừa nêu trên. Các nhà phân phối chuyên ngành có thể là các nhà sản xuất (hoặc nhập khẩu) hàng hoá để phân phối, cũng có thể là những nhà phân phối chuyên nghiệp nhƣng chỉ tập trung vào kinh doanh một hoặc một nhóm hàng có tính chất đặc thù nhƣ xăng dầu, điện máy, vật liệu xây dựng, mỹ phẩm... Tuy nhiên, đặc điểm riêng của nhóm các nhà phân phối chuyên ngành này là có tính chuyên biệt về mặt hàng phân phối rất cao. Do vậy, cách thức tổ chức hệ thống phân phối của nhóm đối tƣợng này cũng có những sự khác biệt đáng kể so với những nhà phân phối khác, đặc biệt là đối với những nhà phân phối tổng hợp chuyên nghiệp.

Tuy các công ty đều có chung đặc điểm là chú trọng đầu tƣ theo chuỗi, với một thƣơng hiệu cố định để tận dụng thời gian quảng bá thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Đặc biệt, nhiều siêu thị đang hƣởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động "Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam" và hƣớng tới mục tiêu đƣa hàng Việt đạt tỷ lệ 80% trên các kênh phân phối vào năm 2020.

46

* Hƣớng phát triển dịch vụ phân phối hiện nay:

Thứ nhất, các rào cản về việc gia nhập và rút khỏi hệ thống phân phối sẽ dần đƣợc loại bỏ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế (WTO, BTA, Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tƣ Việt-Nhật, ASEAN +) và các cải cách của chính phủ nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Thứ hai, sự thâm nhập ngày càng nhiều các Tập đoàn phân phối đa quốc gia trên thị trƣờng Việt Nam, ngoài Big C, Metro Cash & Carry, Cora; nhiều khả năng sẽ có thêm Wal-mart của Mỹ, Carrefour của Pháp, các tập đoàn phân phối của Nhật, Trung Quốc... tạo nên một bức tranh đa dạng trong hệ thống phân phối trong nƣớc. Hệ thống phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của các công ty trong nƣớc, buộc các công ty trong nƣớc phải động não chủ động tham gia nếu không muốn bị loại “ra rìa”.

Thứ ba, quá trình tích tụ và tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các nhà phân phối trong nƣớc tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân hàng để tăng cƣờng sức cạnh tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thƣơng hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dịch, máy ATM tại các siêu thị, chợ...). Một số nhà phân phối có tiềm lực sẽ mở rộng hoạt động phân phối ra nƣớc ngoài thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thƣơng mại của Việt Nam ở nƣớc ngoài.

Thứ tƣ, phƣơng thức phân phối truyền thống, mua đứt bán đoạn vẫn tồn tại song song với các hình thức phân phối hiện đại nhƣng sẽ dần thu hẹp và suy yếu, các nhà phân phối trong nƣớc sẽ trƣởng thành và học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý và hiện đại hóa hệ thống của các nhà phân phối nƣớc ngoài để tự củng cố hệ thống của mình. Trƣớc mắt, các Tập đoàn phân phối nƣớc ngoài sẽ tập trung vào mở các siêu thị bán buôn và bán lẻ, nhƣng dần dần họ sẽ mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà... Các hình thức này sẽ đƣợc du nhập, từng bƣớc hình thành và phát triển ở nƣớc ta.

47

Bảng 4.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đơn vị tính: tỷ đồng

Tỉnh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

An Giang 46722,9 52261,4 56125,9 Đồng Tháp 39566,4 46874,6 54620,2 Cần Thơ 39496,8 45637,9 52536,3 Kiên Giang 38476,1 41903,9 46397,7 Cà Mau 30348,1 34911,8 40675,6 Sóc Trăng 28518,1 34965,1 40458,7 Tiền Giang 28364,8 33420,2 37185,2 Long An 24022,1 28683,7 34190,3 Vĩnh Long 20599,4 24466,3 28326,6 Bạc Liêu 19970,1 24567,5 27519,9 Bến Tre 19325,1 20607,7 22682,1 Hậu Giang 17443,9 17950,4 20390,0 Trà Vinh 10821,2 13242,1 14893,0 Tổng 363675,0 419492,6 476001,5 Nguồn: Tổng cục thống kê

Tình hình bán lẻ tại Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng nhanh chóng từ năm 2011 đến 2013. Cụ thể, năm 2011 là 363.675 tỷ đồng tăng lên 476.001,5 tỷ đồng, tăng 30,89%. Thị trƣờng bán lẻ cao nhất là An Giang trong suốt 3 năm, thấp nhất là Trà Vinh với hơn 10 ngàn tỷ đồng.

Đến nay, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển, theo hƣớng hội nhập quốc tế và giàu tiềm năng nhờ dân số 90 triệu ngƣời cũng nhƣ cơ cấu dân số trẻ. Theo Bộ Công Thƣơng, tỷ trọng hàng hóa bán qua hệ thống thƣơng mại hiện đại, nhƣ: siêu thị, cửa hàng tiện ích hiện chiếm 25% tổng mức bán lẻ và sẽ tiếp tục tăng.

Ngành này sẽ tăng trƣởng bình quân 19%-20%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 20%-21%/năm từ năm 2016 đến năm 2020. Cả nƣớc sẽ có khoảng 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thƣơng mại vào năm 2020. (Nguồn: Theo quy hoạch của Bộ Công Thƣơng).

48

Tại Hội thảo Chính sách đầu tƣ và Xu hƣớng phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam do Hiệp hội Các Nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức vào ngày 3/10, đại diện một số công ty cho rằng, tuy thiếu vốn đầu tƣ, nhƣng nhìn chung các công ty nội đang tăng tốc huy động vốn để phát triển hạ tầng, cơ sở bán hàng bên cạnh sự có mặt ngày càng đông và giàu tiềm năng về vốn của các nhà đầu tƣ ngoại.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thương hiệu công ty cổ phần phân phối phú thái cần thơ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)