PHÂN TÍCH SWOT

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thương hiệu công ty cổ phần phân phối phú thái cần thơ (Trang 80 - 84)

4.7.1 Điểm mạnh

Công ty cổ phần phân phối Phú Thái Cần Thơ là thành viên của tập đoàn Phú Thái lớn của Việt Nam. Công ty chuyên phân phối các mặt hàng tiêu dùng của tập đoàn P&G có thƣơng hiệu nổi tiếng thế giới.

Phân phối là có lợi nhuận cao. Theo mô hình Stan Shin đƣa ra trong ngành điện tử, ngành phân phân phối, bán lẻ và dịch vụ; sản xuất linh kiện và phụ kiện là ngành có giá trị gia tăng cao. Còn ngành gia công lắp ráp có giá trị gia tăng thấp. Mô hình này đã đƣợc kiểm chứng ở nhiều ngành sản xuất khác và đã trở thành kinh điển trong các chƣơng trình quản trị kinh doanh.

Các mặt hàng tiêu dùng đa dạng và phong phú. Nhiều mặt hàng tiêu dùng của tập đoàn P&G đƣợc Phú Thái phân phối tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Hệ thống phân phối rộng khắp và hiệu quả. Các sản phẩm đến đƣợc với nhiều ngƣời tiêu dùng từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến vùng núi thông qua hệ thống kênh phân phối của các công ty.

4.7.2 Điểm yếu

Công ty vẫn còn yếu thế về nguồn vốn trong nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập rất nhanh và cạnh tranh khốc liệt. Sự thiếu nguồn vốn ngăn trở sự

71

phát triển kinh doanh của công ty cũng nhƣ nguồn ngân sách để xây dựng và phát triển thƣơng hiệu.

Lực lƣợng bán hàng không ổn định, có sự thay đổi thƣờng xuyên. Điều này làm cho khách hàng thiếu sự tính nhiệm đối với công ty và tạo sự khó khăn khi phân bổ nguồn nhân lực. Mối quan hệ lao động giữa các nhân viên không tốt dễ ảnh hƣởng đến lòng tin và quan hệ khách hàng.

Công ty phụ thuộc vào nhà sản xuất P&G. Chính sách giá phải phụ thuộc vào nhà sản xuất, có nghĩa là giá phải trên mức tối thiểu mà nhà sản xuất đặt ra. Đây là khó khăn trong việc điều chỉnh các khuyến mãi giá trong khi là yếu tố thu hút khách hàng quan trọng trong lĩnh vực phân phối.

Tuy hệ thống phân phối rộng nhƣng tình hình hoạt động phân phối kém hiệu quả. Hiện nay, công ty có18 chi nhánh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhƣng tình hình doanh số bán hàng, lợi nhuận giảm nghiêm trọng và chi phí ngày càng cao.

4.7.3 Cơ hội

Đồng bằng sông Cửu Long là thị trƣờng đầy tiềm năng. Với nhu cầu và chất lƣợng cuộc sống càng ngày nâng cao tạo nên một thị trƣờng hấp dẫn với nhà đầu tƣ. Ngoài ra, nới đây là một vùng tập trung lƣợng dân cƣ đông đúc với dân số đông 17.478,9 nghìn ngƣời, mật độ là 431 ngƣời/km2.

Với những nguồn nhân công rẻ, có tay nghề nên thích hợp cho công ty áp dụng phƣơng thức kinh doanh của công ty. Đây cũng xem nhƣ là nơi để phát triển lực lƣợng bán hàng.

Đồng thời với xu hƣớng hội nhập, đồng bằng sông Cửu Long là thị trƣờng đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng. Bên cạnh, Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc trƣơng nên sẽ dễ dàng nhận đƣợc sự đầu tƣ và khuyến khích của các chính sách nhà nƣớc.

4.7.4 Thách thức

Cùng với sự hội nhập, công ty cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt với công ty lẫn trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đối thủ nặng ký mà công ty đối mặt chủ yếu là các nhà phân phối của Unilever, một thƣơng hiệu mạnh và nổi tiếng thế giới.

Cơ sở hạ tầng ở khu vực kém hiệu quả, chất lƣợng thấp. Trong lĩnh vực phân phối, điều này là yếu tố quan trọng giúp cho nhà phân phối đƣa các sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng. Và công ty chủ yếu phân phối đến vùng nông thôn (cửa hiệu, tạp hóa) gây khó khăn vận chuyển, giao hàng.

72

Cùng với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều này không phù hợp với các sản phẩm hóa mỹ phẩm mà công ty phân phối. Khí hậu nóng ẩm tạo sự khó khăn cho khâu bảo quản, và hiện tƣợng mƣa nhiều gây bất lợi cho các nhân viên bán hàng và giao hàng.

Sự phát triển về công nghệ, phƣơng tiện gây nguy cơ cho công ty. Với phƣơng thức kinh doanh truyền thống, điều này làm cho công nghệ và phƣơng tiện của công ty trở nên lạc hậu. Mô hình đang có xu hƣớng là bán hàng thông qua kênh hiện đại với sự hỗ trợ từ công ty thông tin, truyền thông.

4.7.5 Kết hợp ma trận SWOT

Bảng 4.10: Phân tích SWOT

Cơ hội (O)

O1: Thị trƣờng tiềm năng. O2: Nguồn nhân lực giá rẻ. O3: Sự quan tâm của nhà nƣớc. Thách thức (T) T1: Áp lực cạnh tranh cao. T2: Cơ sở hạ tầng còn chất lƣợng thấp. T3: Khó khăn về khí hậu. T4: Công nghệ và phƣơng tiện dễ lạc hậu.

Điểm mạnh (S)

S1: Sản phẩm phân phối có thƣơng hiệu nổi tiếng và là ngành có lợi nhuận cao.

S2: Các sản phẩm phong phú và đa dạng

S1,S2 + O1,O2,O3: Mở rộng kinh doanh, tăng cƣờng mức độ bao phủ thị trƣờng.

S1,S2+T1: Nâng cao năng lực cạnh tranh. S1,S2+T2,T3,T4: Trang bị phƣơng tiện, công nghệ và hoàn thiện hệ thống vận chuyển. Điểm yếu (W) W1: Nguồn vốn vẫn còn yếu. W2: Lực lƣợng bán hàng không ổn định. W3: Phụ thuộc vào nhà sản xuất.

W4: Phân phối kém hiệu quả.

W1,W3 + O1,O3: Tăng cƣờng nguồn tài chính thông qua liên kết, liên doanh.

W2,W4 + O2: Hoàn thiện hệ thống phân phối, nâng cao hiệu quả phân phối.

W1,W2,W4+T1,T2,T4: Áp dụng thƣơng mại điện tử.

Chiến lược S – O:

Mở rộng kinh doanh, tăng cƣờng mức độ bao phủ thị trƣờng. Đây là chiến lƣợc phát triển thị trƣờng với việc xâm nhập thị trƣờng mới bằng những sản phẩm hiện tại mà Phú Thái Cần Thơ đang phân phối. Với thƣơng hiệu nổi tiếng của các sản phẩm P&G, sản phẩm mà Phú Thái Cần Thơ phân phối đa dạng và phong phú, đồng thời đồng bằng sông Cửu Long là thị trƣờng đầy

73

tiềm năng tạo cho Phú Thái Cần Thơ những cơ hội phát triển thị trƣờng mới mà công ty chƣa bao phủ.

Chiến lược W – O:

- Nguồn vốn Phú Thái Cần Thơ còn yếu kém và phải phụ thuộc nhiều vào nhà sản xuất nên công ty cần khắc phục những điểm yếu này. Vì vậy, tăng cƣờng nguồn lực tài chính thông qua việc liên kết, liên doanh là yếu tố quan trọng để công ty phát triển.

- Lực lƣợng bán hàng công ty không ổn định cùng với hệ thống phân phối kém hiệu quả, Phú Thái Cần Thơ cần hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc huấn luyện các nhân viên và củng cố lại những thị trƣờng mà công ty đã đánh mất. Đồng thời, công ty cần xây dựng và phát triển hình ảnh thƣơng hiệu Phú Thái Cần Thơ chuyên nghiệp, uy tín.

Chiến lược S – T:

- Cùng với sự hội nhập, Phú Thái Cần Thơ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt với công ty lẫn trong nƣớc và nƣớc ngoài, đặc biệt là các sản phẩm của Unilever, một thƣơng hiệu mạnh và nổi tiếng thế giới. Vì vậy, công ty cần năng cao nâng lực cạnh tranh thông qua việc quảng bá hình ảnh thƣơng hiệu, năng cao uy tín và tạo các mối quan hệ bền vững với khách hàng.

- Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học và công nghệ là yếu tố thuận lợi cho hoạt động phân phối nhằm đối phó với các thách thức và khó khăn mà công ty gặp phải. Phú Thái Cần Thơ cần trang bị những thiết bị, phƣơng tiện hiện đại, hoàn thiện hệ thống vận chuyển và giao hàng.

Chiến lược W – T:

Với những điểm yếu và thách thức mà công ty đối mặt công ty cần hạn chế, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Công ty có thể áp dụng thƣơng mại điện tử bằng cách bán hàng qua online hoặc cộng tác viên.

Với hƣớng chiến lƣợc S – O đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống kênh phân phối năng động và hiệu quả, đặc biệt là phải có đầy đủ nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động này nhƣ vốn, nhân lực. Nhƣng với tình hình thực tế mà công ty gặp phải rất khó để áp dụng chiến lƣợc này. Với tình hình cấp thiết hiện nay thì công ty cần nâng cao năng lực cạnh tranh và hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống kênh phân phối. Vì vậy các chiến lƣợc W – T, S – T, W – O là các nhóm chiến lƣợc mà công ty có thể thực hiện và đạt hiệu quả.

74

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI PHÚ THÁI

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thương hiệu công ty cổ phần phân phối phú thái cần thơ (Trang 80 - 84)