* Thuận lợi
Từ khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), ngành phân phối và bán lẻ Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh. Với sự tăng trƣởng trong ngành phân phối bán lẻ tại Việt Nam là lợi thế giúp công ty phát triển, có
42
nhiều cải tiến và đƣợc nâng cấp. Sức ép của cạnh tranh buộc Phú Thái Cần Thơ phải xem lại mô hình kinh doanh, phải chủ động hơn, chuyên nghiệp hơn, nâng cao năng lực để sẵn sàng cạnh tranh.
Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp. Hiện nay, công ty có 18 chi nhánh hoạt động tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các chi nhánh tại Hậu Giang, Cần Thơ, Thốt Nốt, Cà Mau, Vĩnh Thuận, Kiên Giang, Kiên Lƣơng, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cao Lãnh, Hồng Ngự, Châu Đốc, Tân Châu, Long Xuyên, Chợ Mới và 3 Sun tại Thốt Nốt, Vĩnh Thuận và Kiên Lƣơng. Điều này nói lên sự bao phủ thị trƣờng của công ty là rất lớn.
Với thị trƣờng tiềm năng nhƣ khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên thích hợp cho công ty phát triển. Nhu cầu và mức sống của ngƣời dân ngày càng nâng cao nên kích thích sự tăng trƣởng cho công ty. Bên cạnh, sản phẩm mà công ty phân phối là sản phẩm nổi tiếng trên thế giới nên đây cũng là những thuận lợi mà công ty có thể tăng cao lợi thế cạnh tranh.
* Khó khăn
Tháng 1/2015, thị trƣờng bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn. Đây là một trong những nội dung mà nƣớc ta cam kết khi gia nhập WTO. Khi mà hàng loạt "đại gia" thị trƣờng nƣớc ngoài đang ồ ạt đầu tƣ vào Việt Nam để giành thị phần. Điều này chứng tỏ sự cạnh tranh sẽ tăng cao và các doanh nghiệp Việt Nam đang mất hệ thống phân phối. Không chỉ có vậy, tình trạng các doanh nghiệp trong nƣớc không những không liên kết mà còn chơi xấu nhau nhƣ bán dƣới giá thành, khuyến mãi không lành mạnh, “cƣớp” ngƣời của đối thủ cạnh tranh bằng mọi giá…thay vì liên kết hợp tác nhƣ trong lĩnh vực logistics, cung ứng dịch vụ. Trong khi đó, mỗi DN cũng phải có chiến lƣợc kinh doanh riêng, nâng cấp chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ để mang lại thêm nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, hƣớng đến phát triển bền vững.
Công ty tuy có nhiều cải tiến và đƣợc nâng cấp nhƣng vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trƣng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chƣa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lƣợng hàng hóa chƣa đáp ứng yêu cầu, mạng lƣới chƣa rộng khắp và chƣa tƣơng xứng với đa dạng nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ nhân sự bán lẻ thiếu chuyên nghiệp từ khâu nhập hàng, trƣng bày đến giao tiếp với ngƣời tiêu dùng. Và nó bắt nguồn từ cách tƣ duy rất cũ của những ngƣời đi trƣớc.
Khi công ty đã có ý thức phát triển hệ thống phân phối đến vùng nông thôn thì các ngành, địa phƣơng cần ý thức hơn trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội xây dựng hệ thống tại đây. Theo bà Phạm Chi Lan: “Tôi rất
43
buồn khi đi về hầu hết các địa phƣơng thấy những địa điểm đẹp về kinh doanh, kể cả những chỗ đang chuẩn bị xây dựng trung tâm thƣơng mại thì ƣu tiên của địa phƣơng là chờ cho có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào làm chứ không cho các doanh nghiệp trong nƣớc”. Phú Thái Cần Thơ muốn phát triển hệ thống ở các địa phƣơng nhƣng lại khó khăn trong việc tìm địa điểm thuận lợi. Từ những nhận thức nhƣ vậy ở các địa phƣơng vô hình trung đã gạt hệ thống phân phối của Việt Nam cũng nhƣ công ty ra ngoài cuộc, để cho hệ thống phân phối nƣớc ngoài chiếm lĩnh những vị trí tốt nhất.
Hạ tầng cơ sở bán lẻ của chúng ta rất yếu, đặc biệt là khu vực nông thôn. Hạ tầng thƣơng mại nông thôn hiện nay hầu nhƣ trong tình trạng sơ khai, không có gì… Cho nên cần đầu tƣ rất lớn cho thị trƣờng với sự kết hợp giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp, nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để làm việc này. Thị trƣờng nông thôn là một tiềm năng mà rất nhiều nhà bán lẻ nƣớc ngoài đang để ý tới. Trong khi đó, cơ chế chính sách chƣa có ƣu tiên gì cụ thể cho việc phát triển hệ thống thƣơng mại nông thôn, tiếp đến là năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ Phú Thái Cần Thơ không đủ sức để xây dựng hệ thống bán lẻ ở đây, cũng là vấn đề cần quan tâm.
44
CHƢƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY