Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thương hiệu công ty cổ phần phân phối phú thái cần thơ (Trang 77 - 80)

4.5.2.1 Lực lượng bán hàng

Lực lƣợng bán hàng là yếu tố quan trọng trong công ty. Một công ty không thể thiếu lực lƣợng bán hàng. Toàn bộ doanh thu của Phú Thái Cần Thơ đƣợc tạo ra từ lực lƣợng bán hàng và hình ảnh của công ty sẽ đƣợc truyền tải đến với khách hàng thông qua lực lƣợng bán hàng.

Với tình hình lực lƣợng bán hàng công ty chƣa đƣợc huấn luyện chuyên nghiệp về quảng bá hình ảnh của công ty. Nhân viên bán hàng sẽ là yếu tố thiết lập mối quan hệ đến khách hàng. Trong khi đó, nhân viên chú trọng đến các khách hàng lớn mà bỏ qua các khách hàng nhỏ lẻ khác làm ảnh hƣởng đến niềm tin và chất lƣợng phục vụ của công ty.

Lĩnh vực phân phối là lĩnh vực cần có yêu cầu cao về nhân lực. Tuy có nhiều chi nhánh, hình thức bên ngoài đƣợc chỉnh trang, càng chuyên nghiệp hơn. Song cũng còn không ít nhân viên làm ảnh hƣởng đến uy tín, hình ảnh của công ty đối với khách hàng, nhƣ tình trạng đón khách “xộc xệch”, nhân viên nói chuyện trời đất với nhau, hoặc đi lại mệt mỏi, hỏi giật giọng khách hàng khô khan, hay nhân viên trong nƣớc dƣờng nhƣ có chung thói quen rất lạ.

Công tác tìm kiếm và gây dựng đội ngũ nhân viên vững chuyên môn và tận tụy với khách hàng vẫn đang là bài toán khó đối với công ty. Yêu cầu tuyển lực lƣợng bán hàng vẫn còn thấp và thiếu trình độ chuyên môn. Phú Thái Cần Thơ cũng cần có nhận thức đúng về thƣơng hiệu trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục trong

68

toàn hệ thống nhằm tạo ra ý thức thƣờng trực của mọi ngƣời về hình ảnh, uy tín của công ty.

Bên cạnh đó, công ty cần đào tạo đội ngũ chuyên gia về xây dựng thƣơng hiệu, giỏi về kinh doanh, hiểu biết về lĩnh vực phân phối, có khả năng nắm bắt, dự báo xu hƣớng phát triển của ngành trong tƣơng lai cũng nhƣ coi trọng việc trang bị kiến thức về sở hữu trí tuệ. Cần có một bộ phận chuyên về thƣơng hiệu để giúp cho lãnh đạo triển khai và giám sát các hoạt động xây dựng và phát triển thƣơng hiệu theo hƣớng từng nhân viên trở thành một đại sứ cho thƣơng hiệu của mình. Để làm đƣợc điều này, các cấp quản lý của công ty phải biết triển khai nhiều buổi chia sẻ tầm nhìn cho nhân viên; tổ chức huấn luyện về thƣơng hiệu cho tất cả mọi ngƣời, từng nhân viên phải có ý thức đƣợc rằng mỗi một ứng xử thiếu khéo léo có thể làm tổn thƣơng đến thƣơng hiệu… Đây chính là nhân tố cốt yếu bảo đảm cho việc duy trì sự lớn mạnh của thƣơng hiệu công ty.

4.5.2.2 Nhận thức về vị trí, vai trò của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh phân phối

Chính việc chƣa nhận thức đầy đủ về thƣơng hiệu và vai trò thƣơng hiệu của công ty đã dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng, giữ gìn uy tín và hình ảnh thƣơng hiệu cũng nhƣ phát triển thƣơng hiệu, thiếu chiến lƣợc, thiếu sự đầu tƣ chuyên sâu cũng nhƣ thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác marketing nói chung và xây dựng uy tín thƣơng hiệu nói riêng. Rất ít công ty quan tâm nhận ra các đặc điểm tiêu dùng, nhu cầu, thị hiếu… của đối tƣợng khách hàng mục tiêu, do đó không có định hƣớng rõ ràng cho việc phát triển danh mục sản phẩm và xây dựng thƣơng hiệu nhằm tìm chỗ đứng cho thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng. Vì vậy, Phú Thái Cần Thơ cần có nhận thức đúng và đầy đủ về thƣơng hiệu trong toàn thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp để có thể đề ra và thực thi đƣợc một chiến lƣợc thƣơng hiệu trên các mặt xây dựng, bảo vệ, quảng bá và phát triển thƣơng hiệu.

Thực tế đã chứng minh, với một thƣơng hiệu mạnh, ngƣời tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lƣợng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn nữa, thƣơng hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trƣờng mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trƣờng và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thƣơng hiệu giúp các doanh nghiệp này giải đƣợc bài toán khó khăn về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng.

69

4.5.2.3 Ứng dụng khoa học công nghệ:

Áp dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu ngày càng phổ biến hơn. Nó mang hiệu quả rất tốt trong sản xuất và kinh doanh. Công ty chƣa thể thực hiện đƣợc việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh và truyền tải những hình ảnh công ty đến khách hàng. Công ty chỉ mới áp dụng hệ thống Solomon để quản lý hệ thống phân phối công ty. Đây là phần mềm máy tính quản lý về số liệu của các chi nhánh. Công ty cần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh và quảng bá hình ảnh đến khách hàng. Công ty nên đảy mạnh áp dụng hệ thống định vị GPS để theo dõi các hoạt động của nhân viên cũng nhƣ cập nhật các cửa hàng, địa lý tại địa bàn phân phối.

4.6 NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC TRONG VIÊC PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY

Tuy các chi nhánh đã có kho bãi nhƣng vẫn còn tình trạng thiếu hàng của một số mặt hàng do không lƣờng trƣớc đƣợc sự thay đổi đột biến của thị trƣờng, một số sản phẩm thiếu hàng vào thời điểm mùa vụ cao. Mỗi chi nhánh đều có một kho bãi trên một tỉnh nhƣng vẫn khó có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu và thỏa mãn khách hàng của khu vực mà chi nhánh quản lý vì khu vực quản lý rộng lớn.

Hệ thống kênh phân phối của công ty tuy đã đƣợc xây dựng ở hầu khắp các tỉnh nhƣng số lƣợng các cửa hàng, đại lý ở từng tỉnh còn mỏng chỉ tập trung ở một số khu vực trung tâm chứ chƣa xây dựng đƣợc hệ thống tiêu thụ của từng tỉnh. Công ty chƣa khai thác hết những thế mạnh này trong việc phát triển hình ảnh công ty.

Vẫn xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa các cửa hàng, đại lý (khi nhiều cửa hàng, đại lý cùng bán trên một khu vực), dẫn đến giá cả giữa các sản phẩm của công ty bị vênh nhau khi bán đến các cửa hàng nhỏ lẻ. Điều này ảnh hƣởng đến vấn đề uy tín, bất mãn đối với công ty. Nó cũng gây ảnh hƣởng cho các lực lƣợng bán hàng của công ty.

Các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhƣ quảng cáo, khuyến mại… chƣa đƣợc thực hiện một cách rầm rộ, chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn và ít. Các hoạt động này đem lại hiệu không cao mà lại tốn chi phí khá tốn kém cao cho những hoạt động này.

Các cuộc nghiên cứu điều tra thị trƣờng chƣa đƣợc tiến hành một cách đồng bộ nên chỉ có thể dự báo đƣợc tình hình cung cầu chung chung, tƣơng đối. Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng còn đơn lẻ, thông tin thiếu chính xác,

70

thiếu cơ sở khoa học, thực tế. Các cuộc nghiên cứu này chƣa tạo cho việc phát triển thƣơng hiệu công ty hiệu quả.

Tiền lực tài chính, tiềm lực công nghệ của công ty còn hạn chế. Công ty chƣa xây dựng đƣợc các siêu thị, trung tâm thƣơng mại có quy mô lớn, hiện đại nên đang mất dần ƣu thế trƣớc những thay đổi trong xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời dân. Nguồn lực tài chính quyết định đến các hoạt động tuyên truyền quảng bá hình ảnh công ty cũng nhƣ các hoạt động khác.

Nguy cơ sự xâm nhập của các tập đoàn khổng lồ đặt ra cho công ty rất nhiều khó khăn. Bởi vì đây đều là các tập đoàn bán lẻ khổng lồ của thế giới với tiềm lực tài chính mạnh, phong cách quản lý chuyên nghiệp, kinh nghiệm thị trƣờng phong phú. Mặt khác, nhờ có hệ thống thông tin siêu hạng và sức mua lớn họ có thể đảm bảo cho khách hàng của mình có thể có đƣợc các sản phẩm với giá rẻ nên khi họ tham gia vào thị trƣờng sẽ làm cho công ty gặp nhiều khó khăn và nếu không có một chiến lƣợc đúng đắn công ty sẽ mất đi vị trí của mình ngay tại thị trƣờng trong nƣớc.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thương hiệu công ty cổ phần phân phối phú thái cần thơ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)