ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ TIM CỦA BỆNH NHÂN RUNG NHĨ CƠN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 113 - 118)

4.2.1.1. Các chỉ số điện tâm đồ trước can thiệp

Các thơng số điện tâm đồ cơ bản thể hiện tần số tim, các khoảng PQ, QRS, QT. Kết quả đo thơng số điện tâm đồ trong nghiên cứu của chúng tơi được trình bày trong bảng 3.9. Trong đĩ:

+ Tần số nhĩ trong rung nhĩ: 185,1 ± 156,4 ck/ph. + Tần số thất: 82,5 ± 20,7 ck/ph.

+ Độ rộng QRS: 0,08 ± 0,02 giây. + Khoảng QT: 0,35 ± 0,04 giây.

Như vậy, trong cơn rung nhĩ khi tần số nhĩ rất cao, xung động sẽ dẫn truyền qua nút nhĩ thất kích thích tăng tần số thất, nút nhĩ thất sẽ cĩ tác dụng giảm bớt các xung động truyền xuống thất để tâm thất cĩ đủ thời gian co bĩp và thư giãn. Trong nhiều trường hợp dẫn truyền qua nút nhĩ thất rất tốt sẽ làm cho tần số thất rất nhanh gây nên các triệu chứng lâm sàng nặng nề như: suy tim, tụt

98 huyết áp, khĩ thở,….

4.2.1.2. Các khoảng điện đồ cơ bản

Các khoảng điện đồ cơ bản thể hiện các khoảng thời gian dẫn truyền (DT) trong tim khi nhịp xoang. Kết quả đo các khoảng điện đồ này trong nghiên cứu của chúng tơi được trình bày trong bảng 3.12. Như vậy đa số các khoảng điện đồ cơ bản đều nằm trong giới hạn bình thường của người Việt Nam.

So sánh các khoảng điện đồ ở 2 nhĩm 60 tuổi và nhĩm > 60 tuổi thì chúng tơi thấy rằng TGCK nhịp xoang cơ bản ở nhĩm > 60 tuổi dài hơn so với nhĩm 60 tuổi (p<0,05). Chúng tơi cho rằng cĩ thể ở những BN 60 tuổi cĩ tình trạng tăng trương lực thần kinh giao cảm nên nhịp tim thường nhanh hơn, TGCK nhịp cơ bản ngắn hơn. Trong khi đĩ các thơng số khác thì khơng cĩ sự khác biệt. Tình trạng tăng trương lực của hệ giao cảm cĩ thể làm tăng DT trong tim, làm rút ngắn các khoảng điện đồ cơ bản, nhưng mức độ ảnh hưởng khơng nhiều như là ảnh hưởng lên tần số tim. Kết quả này cũng đã gặp trong nhiều nghiên cứu khác của Trần Văn Đồng, Phạm Quốc Khánh, Trần Song Giang .

4.2.1.3. Chức năng nút xoang

Khi đánh giá chức năng nút xoang, chúng tơi thường dựa tPHNX và hiệu chỉnh theo tần số tim là tPHNXđ. Trước đây, một số tác giả cịn sử dụng phương pháp đo thời gian dẫn truyền xoang nhĩ để đánh giá chức năng nút xoang. Tuy nhiên giá trị thực sự của thơng số này khơng nhiều nên hiện nay ít được sử dụng . Trong nghiên cứu này, chúng tơi cũng khơng dùng thơng số này để đánh giá chức năng nút xoang. Chúng tơi kích thích nhĩ tăng dần tần số ở các khoảng 600ms, 500ms, 400ms và 330ms tương ứng với tần số kích thích nhĩ 100, 120, 150, 180 ck/phút, với các kết quả thu được ở bảng 3.13. Thời gian phục hồi nút xoang dài nhất ở xung kích thích 500ms là 1258,6 ± 221,8ms. Các giá trị tPHNX và tPHNX điều chỉnh ở các nhĩm, theo giới và tuổi được trình bày trong bảng 3.14, tPHNX

và tPHNXđ trung bình của tất cả các BN nĩi chung tương ứng là 1.173,9 ± 196,4ms và 322,7 ± 140,1ms. tPHNX ngắn nhất là 650ms, tPHNX dài nhất là 1.540ms. Tất cả các giá trị tPHNX và tPHNXđ đều trong giới hạn bình thường. Kết quả này cũng tương tự như nhiều nghiên cứu khác. Mặc dù trong Y văn cũng ghi nhận cĩ tình trạng suy nút xoang ở BN rung nhĩ vì so với các loại rối loạn nhịp khác thì tuổi của BN rung nhĩ thường cao hơn, mà tuổi càng cao thì chức năng của nút xoang cũng như của hệ thống dẫn truyền cũng kém hơn. Trong nghiên cứu của Lamas G. (2000) trên 1.000 BN bị suy nút xoang thấy cĩ đến 50% số BN cĩ rung nhĩ cơn kịch phát . Trong nghiên cứu triệt đốt rung nhĩ cơn của Chang H. (2013) trên 34 BN cũng nhận thấy cĩ 38% BN rung nhĩ cơn trên nền suy nút xoang bệnh lý . Một nghiên cứu khác của Chung H. (2014) cũng cĩ 56/319 (17,6%) BN rung nhĩ cơn cĩ biểu hiện suy nút xoang bệnh lý khi thăm dị điện sinh lý . Nghiên cứu của Khaykin Y. (2004) cũng thấy chỉ cĩ 31/314 (10%) BN rung nhĩ được triệt đốt bằng RF cĩ biểu hiện suy nút xoang bệnh lý . Trong nghiên cứu của chúng tơi khi lựa chọn BN nghiên cứu đã loại trừ những BN rung nhĩ cơn cĩ biểu hiện suy nút xoang trên Holter điện tâm đồ với đoạn ngừng xoang > 2,5s. Do vậy, khi thăm dị điện sinh lý ở nhĩm BN nghiên cứu chúng tơi khơng gặp trường hợp BN suy nút xoang. Khi so sánh tPHNX giữa 2 nhĩm 60 tuổi và nhĩm > 60 tuổi, chúng tơi thấy rằng tPHNX ở nhĩm 60 tuổi cĩ xu hướng ngắn hơn nhĩm > 60 tuổi nhưng khơng cĩ ý nghĩa thống kê (p = 0,881). Điều này cĩ thể được giải thích là do tuổi càng nhiều thì hoạt động thần kinh giao cảm thường giảm hơn nên tPHNX của nhĩm BN > 60 tuổi dài hơn ở nhĩm 60 tuổi mặc dù khơng cĩ ý nghĩa thống kê. Một nghiên cứu của Kistler P. (2004) đã nhận thấy tuổi cao cĩ thời gian phục hồi nút xoang kéo dài đáng kể trong ở tất cả các độ dài chu kỳ kích thích. Nguyên nhân cĩ thể do sự gia tăng các sợi đàn hồi cùng với sự xâm nhập mỡ và bất thường trong tái cấu trúc và kích thước

100 của các sợi cơ cùng với thời gian lão hĩa .

Bảng 4.2. Thời gian phục hồi nút xoang cĩ điều chỉnh qua một số nghiên cứu

Nghiên cứu n tPHNXđ (ms)

Chung H. 263 357 ± 182

Chang H. 21 348 ± 125

Giang T. 116 274,2 ± 136,5

Chúng tơi 42 322,7 ± 140,1

4.2.1.4. Thời gian trơ cĩ hiệu quả cơ nhĩ và cơ thất

Thời gian trơ (TGTr) cĩ hiệu quả cơ nhĩ và cơ thất được trình bày ở bảng 3.15. TGTr cơ nhĩ chung cho tất cả BN ngắn nhất là 180ms, dài nhất là 240ms và trung bình là 205,6 ± 19,7 ms. TGTr cơ thất ngắn nhất là 210ms, dài nhất là 280ms, và trung bình là 220,3 ± 17,2 ms. Kết quả này của chúng tơi cũng tương tự như những các tác giả khác khi nghiên cứu trên BN RN . Khi so sánh với những BN AVRT trong nghiên cứu của Trần Văn Đồng (2006) chúng tơi thấy TGTr cĩ hiệu quả cơ nhĩ và cơ thất của chúng tơi dài hơn cĩ ý nghĩa (với p <0,001) . Do cơn AVRT là loại nhịp nhanh gặp ở những BN WPW, những đối tượng này thường cĩ tình trạng hoạt tính giao cảm cao hơn so với người bình thường. Trong khi đĩ, nếu so sánh với các kết quả ở người bình thường, chúng tơi thấy cũng tương tự. Theo Phạm Quốc Khánh (1995) nghiên cứu trên 19 người Việt Nam bình thường thấy thời gian trơ cĩ hiệu quả cơ nhĩ là 209 ± 36ms, và cơ thất là 224±25ms . Khi so sánh với những bệnh nhân AVNRT trong nghiên cứu của Trần Song Giang (2013), chúng tơi nhận thấy TGTr hiệu quả cơ nhĩ và thất của chúng tơi cũng tương tự (p > 0,05), vì bệnh nhân AVNRT cĩ độ tuổi thường nhiều hơn so với BN AVRT.

nhĩ và cơn rung nhĩ thường kéo dài kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Uhm J. nhận thấy bệnh nhân rung nhĩ bền bỉ cĩ TGTr cơ nhĩ ngắn hơn ở bệnh nhân rung nhĩ cơn (p < 0,01) . Nghiên cứu của Daoud G. (1996) trên 20 BN rung nhĩ cơn cũng nhận thấy bệnh nhân cĩ thời gian trơ cơ nhĩ càng ngắn thì nguy cơ gây rung nhĩ và thời gian rung nhĩ kéo dài hơn ở những BN cĩ thời gian trơ > 200ms .

Khi so sánh giữa các nhĩm tuổi với nhau, chúng tơi thấy ở những BN tuổi càng cao thì thời gian trơ cơ nhĩ và cơ thất càng dài. Trong nghiên cứu của chúng tơi, TGTr cơ nhĩ ở nhĩm > 60 tuổi dài hơn so với nhĩm ≤ 60 tuổi tương ứng: 215,6 ± 15,9ms và 198,7 ± 19,4ms (p < 0,05). Khi so sánh với nghiên cứu của Kitsler P. (2004) trên 58 bệnh nhân triệt đốt rung nhĩ cũng thấy TGTr cơ nhĩ ở nhĩm >60 tuổi dài hơn so với nhĩm < 60 tuổi (p < 0,01). Như vậy, tuổi càng cao thì dẫn truyền trong tim càng giảm, và thời gian trơ cơ nhĩ tăng hơn so với tuổi .

4.2.1.5. Đặc điểm điện sinh lý dẫn truyền nhĩ thất

Dẫn truyền qua nút nhĩ thất (N-T) được xác định là chiều mà xung động đi từ nhĩ xuống thất. Đánh giá đặc điểm ĐSL nút N-T thơng qua việc kích thích nhĩ cĩ chương trình. Kết quả về đặc điểm ĐSL nút N-T chiều xuơi của tất cả các BN RN cơn được trình bày ở bảng 3.15 qua phân ly nhĩ thất. TGCK kích thích gây blốc N-T trung bình là 407,9 ± 66,1ms, trong đĩ cĩ 4 BN với chức năng DT qua nút N-T bị rối loạn mức độ nhẹ (với TGCK kích thích gây blốc N-T >430ms) chiếm 9,3%. 90,7% các trường hợp cĩ chức năng DT của nút N-T trong giới hạn bình thường.

Nghiên cứu mối liên quan giữa dẫn truyền qua nút N-T với tuổi, kết quả ở bảng 3.15. Chúng tơi thấy ở nhĩm BN ≤ 60 tuổi dẫn truyền qua nút nhĩ thất là tốt hơn nhiều so với nhĩm tuổi > 60 tương ứng: 395,3 ± 21,0ms và 426,3 ± 73,5ms, cĩ ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này được giải thích là do sự thâm nhiễm của của tổ chức xơ hay gặp ở người cao tuổi, nhất là khi cĩ bệnh

102 lý động mạch vành, tăng huyết áp .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w