Cơ chế gây rối loạn huyết động của rung nhĩ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 34 - 35)

+ Các yếu tố ảnh hưởng lên huyết động bệnh nhân rung nhĩ bao gồm: mất vận động nhĩ, đáp ứng thất khơng đều, tần số thất nhanh và giảm tưới máu động mạch vành .

+ Mất vận động nhĩ cĩ thể giảm tới 20% cung lượng tim, đặc biệt nặng ở bệnh nhân cĩ thêm hẹp van hai lá, bệnh cơ tim phì đại hoặc bệnh cơ tim hạn chế.

+ Đáp ứng thất khơng đều lúc nhanh lúc chậm cũng gĩp phần giảm tới 9% cung lượng tim.

+ Tưới máu động mạch vành quy định bởi sự thơng suốt của động mạch vành, độ chênh áp giữa huyết áp tâm trương ở động mạch chủ và áp lực cuối tâm trương thất trái, sức cản động mạch vành và độ dài kỳ tâm trương. Rung nhĩ cĩ thể ảnh hưởng lên tất cả các yếu tố này, do đĩ làm giảm tưới máu động mạch vành.

+ Rung nhĩ kéo dài sẽ dẫn đến tăng thể tích nhĩ trái từ 45cm3 lên đến 64cm3, đồng thời thể tích nhĩ phải cũng tăng từ khoảng 49cm3 lên 66cm3. Phục hồi nhịp xoang cĩ thể làm thể tích buồng nhĩ nhỏ lại. Siêu âm tim qua thực quản cũng chứng minh chức năng co bĩp và vận tốc dịng máu trong nhĩ trái phục hồi sau chuyển nhịp xoang ở bệnh nhân rung nhĩ .

+ Rung nhĩ kéo dài kèm tần số thất nhanh (≥ 130ck/ph) sẽ dẫn đến suy tim (bệnh cơ tim do nhịp nhanh), kiểm sốt tốt tần số thất sẽ phục hồi chức năng thất trái, gia tăng phân suất tống máu, cải thiện tình trạng suy tim. Tương quan giữa áp lực nhĩ trái, áp lực thất trái và đáp ứng thất nhanh trên bệnh nhân rung nhĩ cĩ thể ảnh hưởng tới chức năng van hai lá, làm nặng hơn tình trạng hở van hai lá .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 34 - 35)