Đặc điểm lâm sàng cơn rung nhĩ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 110 - 111)

Bệnh nhân trong nhĩm nghiên cứu của chúng tơi được phát hiện lần đầu cĩ cơn rung nhĩ sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên là 3,4 ± 1,8 năm. Cơn rung nhĩ lúc đầu ít gây khĩ chịu với bệnh nhân sau đĩ mức độ tăng dần hơn buộc bệnh nhân phải đi khám. Trung bình bệnh nhân cĩ 6,9 ± 9,4 cơn/tháng. BN trong nghiên cứu đều phải dùng thuốc để duy trì nhịp xoang ngăn ngừa cơn rung nhĩ trong đĩ Amiodarone là thuốc được lựa chọn nhiều nhất (88,4%), cĩ đến 33/42 BN nghiên cứu (80%) phải sử dụng trên 2 loại thuốc chống loạn nhịp nhưng vẫn khơng duy trì được nhịp xoang và cịn xuất hiện cơn rung nhĩ. Mức độ triệu chứng của bệnh nhân theo thang điểm EHRA 3,19 ± 0,45, như vậy, bệnh nhân đều bị các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. So sánh với nghiên cứu của Pappone C. (1999) trên 27 bệnh nhân rung nhĩ cơn cũng phải sử dụng trung bình 3,6 ± 1,5 loại thuốc, tuy nhiên chỉ cĩ 1/3 bệnh nhân sử dụng Amiodarone, sở dĩ như vậy vì Amiodarone tuy cĩ thể duy trì nhịp xoang tốt nhưng cĩ nhiều tác dụng khơng mong muốn . Trong khi đĩ, ở Việt Nam việc tìm kiếm các loại thuốc chống

loạn nhịp khác như: fleicainide, proprafenol,… là rất khĩ khăn, nên cĩ đến 88,4% bệnh nhân phải sử dụng Amiodarone (bảng 3.4). Trong nghiên cứu của chúng tơi, bệnh nhân khi cơn rung nhĩ kéo dài trên 24 giờ thường cảm thấy rất khĩ chịu phải chuyển nhịp bằng thuốc (67%), trong đĩ cĩ 4 bệnh nhân cơn rung nhĩ nhanh ảnh hưởng đến huyết động đã phải shock điện chuyển nhịp cấp cứu (9,3%). Khi nghiên cứu thời điểm xuất hiện rung nhĩ chúng tơi thấy cơn rung nhĩ xuất hiện phần lớn ban ngày và thường khơng liên quan đến gắng sức (bảng 3.5). Chính điều này làm cho bệnh nhân luơn cĩ cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, mệt mỏi,… Trong nghiên cứu Rotterdam (2006) và nghiên cứu Framingham (2004) cũng nhận thấy rung nhĩ xuất hiện khơng liên quan đến gắng sức .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 110 - 111)