Các yếu tố nguy cơ lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 111 - 113)

Các yếu tố nguy cơ lâm sàng đối với rung nhĩ trong nhĩm BN nghiên cứu của chúng tơi là: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành, hút thuốc lá.

4.1.3.1. Tăng huyết áp (THA)

THA là yếu tố nguy cơ đối với RN và các biến chứng liên quan đến RN như là đột quị và các biến cố tắc mạch hệ thống. THA là yếu tố tiên lương mạnh, bền bỉ của đột quị với RR= 2,0 trong 5 nghiên cứu về tiên lương độc lập THA. Tiền sử THA và HA tâm thu ≥160 mmHg là yếu tố tiên lượng độc lập của đột quị trong nghiên cứu SPAF. Cũng trong nghiên cứu này, bệnh nhân cĩ tiền sử THA cĩ tỉ lệ TMHK (3,6%/năm) cao hơn bệnh nhân khơng cĩ THA (1,1%/năm, p<0,001).

Trong nghiên cứu của chúng tơi, THA là yếu tố nguy cơ chiếm ưu thế 51,2% (bảng 3.6). Tỉ lệ này cũng gần giống với các nghiên cứu của Stabile G. (2006) là 52,9%, nghiên cứu của Weerasooriya R. (2003) là 51,0% và của Anton A. (2013) là 38,0% . Huyết áp tâm thu trung bình và huyết áp tâm trương trung bình của BN chúng tơi tương ứng là: 124,6 ± 15,3 mmHg và

96 78,0 ± 10,2 mmHg.

Tăng huyết áp là nguy cơ gây đột quị thường gặp nhất ở bệnh nhân RN khơng cĩ bệnh van tim. THA dẫn đến giãn nhĩ trái và ứ huyết nhĩ trái trung gian qua rối loạn chức năng thất trái tâm trương và đây chính là cơ sở của việc tạo thành huyết khối gây đột quị.

4.1.3.2. Tuổi

Tỉ lệ mắc RN gia tăng theo tuổi, cứ sau mỗi mười năm tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh tăng lên gấp đơi, từ <0.5% ở lứa tuổi 40-50, đến 5-15% ở lứa tuổi 80 và 70% bệnh nhân RN cĩ độ tuổi từ 65-85. Tuổi làm tăng nguy cơ bị RN thơng qua việc gây mất đồng bộ cơ nhĩ và các rối loạn dẫn truyền phối hợp liên quan xơ hĩa do tuổi tác. Rung nhĩ cơn chiếm từ 25% đến 62% các trường hợp rung nhĩ lần đầu tiên được phát hiện. Takahashi A. nghiên cứu (2002) 234 bệnh nhân rung nhĩ nhập viện phát hiện 94 bệnh nhân (40,2%) cĩ cơn rung nhĩ . Trong nghiên cứu của Calvo N. (2012) cĩ tới 51,3% bệnh nhân rung nhĩ cơn trong tổng số 542 bệnh nhân rung nhĩ được điều trị bằng RF . Nghiên cứu trong cộng đồng của Lip G. (1997) cũng cho kết quả 27% bệnh nhân rung nhĩ cơn trong tổng số 4.522 đối tượng nghiên cứu .

Bệnh nhân RN cơn trong nhĩm nghiên cứu của chúng tơi trẻ nhất là 27. Tuổi RN trung bình 55,9 ± 9,6 và 58,1% bệnh nhân RN cĩ độ tuổi > 60 (bảng 3.1). Như vậy, tuổi bệnh nhân RN cũng phù hợp với tuổi RN nĩi chung theo các nghiên cứu về cơn rung nhĩ kịch phát trên Thế giới.

4.1.3.3. Đái tháo đường

Đái tháo đường được điều trị gặp ở 20% bệnh nhân RN và cĩ thể gĩp phần gây tổn thương cơ nhĩ. Đái tháo đường cĩ thể làm xơ hố tâm nhĩ trái, điều này cũng xảy ra tương tự với tâm thất. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường ở bệnh nhân rung nhĩ cơn là 9,1% theo nghiên cứu của Calkins H. (2009), nghiên cứu của Chang H. (2012) là 10/68 bệnh nhân rung nhĩ cơn (14,7%) . Nghiên cứu của Park Y. (2012) là 11/140 bệnh nhân (7,9%) cĩ chỉ định triệt đốt rung

nhĩ cĩ kèm theo đái tháo đường . Bệnh nhân cĩ kèm theo đái tháo đường của chúng tơi là 5/42 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 11,6% tương tự với nghiên cứu của các tác giả trên.

4.1.3.4. Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành gồm tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh lý vữa xơ động mạch vành được xem là yếu tố tiên lượng đột quị ở bệnh nhân rung nhĩ khơng cĩ bệnh van tim.

Sự hiện diện của bệnh vữa xơ mạch vành cĩ thể gĩp phần vào nguy cơ đột quị. Sự gia tăng nguy cơ đột quị ở bệnh nhân cĩ tiền sử nhồi máu cơ tim hiện diện ở hầu hết các nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân cĩ bệnh lý mạch vành ở nghiên cứu của Van Gelder I. (2010) là 18,2% , nghiên cứu của Thomas S. (2007) là 5% . Tỉ lệ bệnh nhân rung nhĩ cơn mắc bệnh mạch vành trong nghiên cứu của chúng tơi là 4,7%.

4.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ TIM CỦA BỆNH NHÂN RUNG NHĨ CƠN 4.2.1. Về đặc điển điện sinh lý tim ở điều kiện cơ bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 111 - 113)