Giải pháp tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 108 - 109)

- Biển, đảo miền Trung.

5. Giải pháp tổ chức quản lý

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có mức độ xã hội hóa cao, nhiều thành phần tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Hoạt động du lịch cũng có tác động, ảnh hƣởng tới nhiều nhóm đối tƣợng, lĩnh vực, vì vậy quản lý hoạt động đầu tƣ, phát triển, khai thác, kinh doanh du lịch là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp. Nhiệm vụ này, đối với từng địa phƣơng đã là thách thức không nhỏ thì trong phạm vi cả vùng

- Các địa phƣơng trong vùng phát triển đầu tƣ khai thác du lịch theo quy hoạch đƣợc phê duyệt và phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Tăng cƣờng phối hợp và liên kết quản lý nhà nƣớc về du lịch giữa các địa phƣơng trong vùng trên cơ sở phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nƣớc về Du lịch các địa phƣơng với sự chỉ đạo sâu sát của Ban Chỉ đạo Nhà nƣớc về Du lịch của Chính phủ nhằm tăng cƣờng công tác phối hợp liên ngành, liên vùng. Chú trọng liên kết trong quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý tài nguyên, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quảng bá xúc tiến, lập và triển khai các dự án đầu tƣ liên tỉnh, liên vùng.

- Thực hiện phân cấp quản lý triệt để, thống nhất và hiệu quả. Trung ƣơng chỉ quản lý theo quy định pháp luật. Các địa phƣơng trực tiếp quản lý tài nguyên, nguồn lực và các hoạt động phát triển du lịch. Các hiệp hội điều tiết mối quan hệ giữa các doanh nghiệp du lịch.

- Rà soát quy hoạch các địa phƣơng, các dự án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tƣ, kêu gọi đầu tƣ cũng cần đƣợc xem xét về nội dung và mức độ ƣu tiên nhằm đảm bảo phù hợp với định hƣớng chung của cả vùng.

- Tăng cƣờng tính pháp lý của các dự án quy hoạch du lịch đƣợc phê duyệt, đảm bảo thực hiện xây dựng, phát triển theo quy hoạch.

- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn nghề và các tiêu chuẩn có liên quan khác, ban hành các biện pháp chế tài hiệu quả để tạo cơ chế tự giám sát, kiểm soát. Xúc tiến hình thành các mạng lƣới liên kết nhƣ "hiệp hội di sản", "mạng lƣới du lịch cộng đồng", "mạng lƣới du lịch lễ hội", "mạng lƣới du lịch sinh thái"... các mạng lƣới này hoạt động cả trên mạng và ngoài mạng nhằm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kinh doanh, bán và quảng bá sản phẩm trực tuyến...

- Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý du lịch cho toàn vùng. Trƣớc mắt cần tổ chức tốt công tác thống kê du lịch. Tới đây, khi phƣơng pháp thực hiện thống kê đƣợc Tổng cục Du lịch hoàn chỉnh và đƣa vào triển khai rộng rãi, cần nhanh chóng áp dụng và thực hiện nghiêm túc, liên tục để số liệu thống kê có độ tin cậy cao làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và định hƣớng phát triển.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)