Hệ thống phân vị không gian và các trung tâm phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 89 - 94)

- Biển, đảo miền Trung.

4. Tổ chức không gian phát triển du lịch

4.1. Hệ thống phân vị không gian và các trung tâm phát triển du lịch

Trên cơ sở không gian lãnh thổ địa lý, đặc điểm tài nguyên và với mục tiêu tăng cƣờng tính liên kết, tƣơng hỗ trong phát triển sản phẩm du lịch, tổ chức không gian du lịch vùng Bắc Trung Bộ đƣợc hình thành bởi hệ thống các không gian du lịch, các

trung tâm, trọng điểm du lịch, các đô thị du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch và các tuyến du lịch.

4.1.1. Không gian phát triển du lịch di sản

Đây là không gian phát triển du lịch quan trọng nhất của vùng Bắc Trung Bộ. Các sản phẩm du lịch của không gian này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch Việt Nam, có sức thu hút khách du lịch mạnh mẽ, cả với thị trƣờng nội địa và thị trƣờng quốc tế.

Không gian phát triển du lịch di sản vùng Bắc Trung Bộ gắn với các di sản thế giới UNESCO của vùng tạo các khu vực:

- Thành phố Huế và phụ cận

- Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Thành nhà Hồ và phụ cận.

Không gian du lịch di sản khu vực thành phố Huế và phụ cận bao gồm các tài nguyên du lịch quan trọng nhƣ: Cố đô Huế, hệ thống các lăng tẩm, chùa chiền, cảnh quan Huế (trong đó sông Hƣơng đóng vai trò quan trọng), các di tích kiến trúc, truyền thống văn hóa xứ Huế… Bên cạnh những tài nguyên chính, các tài nguyên khác mang tính bổ trợ cũng có ý nghĩa quan trọng nhƣ: suối nƣớc nóng Mỹ An, bãi biển Thuận An, phá Tam Giang, làng cổ Phƣớc Tích (Phong Điền)…

Không gian du lịch di sản thế giới Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng gắn với hệ thống hang động nổi tiếng Phong Nha, với hệ sinh thái tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên của vƣờn quốc gia, với các dân tộc ít ngƣời sinh sống ở khu vực này. Không gian này gắn kết chặt chẽ với hệ thống bãi biển của Quảng Bình gồm bãi Đá Nhảy, Bảo Ninh, Nhật Lệ cũng nhƣ với khu du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng suối Bang.

Không gian du lịch di sản khu vực thành nhà Hồ với trung tâm là di sản thế giới UNESCO thành nhà Hồ và các điểm phụ cận là Lam Kinh và suối cá Cẩm Lƣơng. Lƣợng khách và sản phẩm du lịch của không gian này còn chƣa phát triển, tuy nhiên với vị thế của di sản, với sự phát triển mạnh mẽ của giao thông trên đƣờng Hồ Chí Minh, không gian này hoàn toàn có đủ tiềm năng trở thành trọng điểm du lịch của cả vùng.

Hệ thống không gian du lịch di sản sẽ là hạt nhân thu hút khách, là trọng điểm phát triển của du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Hành lang giao thông quan trọng nhất kết nối các không gian di sản này là đƣờng Hồ Chí Minh ở phần phía Bắc tới Phong Nha - Kẻ Bàng và từ đó tới Huế là theo Quốc lộ 1A.

4.1.2. Không gian phát triển du lịch lịch sử - cách mạng

Không gian phát triển du lịch lịch sử - cách mạng của Bắc Trung Bộ bao gồm không gian gắn với các di tích thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, quê hƣơng Hồ Chủ tịch, quê hƣơng các danh nhân, anh hùng dân tộc và một số di tích trong giai đoạn Nam Bắc phân tranh thời kỳ Lê - Trịnh và Trịnh - Nguyễn.

Khu vực trọng điểm của không gian này tập trung ở tỉnh Quảng Trị, gắn với thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, vĩ tuyến 17 và đƣờng mòn Hồ Chí Minh, đƣờng 9. Các tài nguyên du lịch ở khu vực này hết sức phong phú nhƣ: địa đạo Vịnh Mốc, cầu Hiền Lƣơng, sông Bến Hải, thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trƣờng Sơn, đảo Cồn Cỏ anh hùng, Cam Lộ, Khe Sanh, Tà Cơn, Làng Vây, các điểm di tích gắn với đƣờng mòn Hồ Chí Minh… Cũng theo tuyến đƣờng Hồ Chí Minh, các điểm di tích này còn gắn kết với các điểm di tích lịch sử - cách mạng của Thừa Thiên - Huế ở khu vực A Sầu, A Lƣới.

Kim Liên, Nam Đàn, quê hƣơng Bác cũng thuộc về nhóm Không gian du lịch lịch sử - cách mạng của vùng Bắc Trung Bộ. Đây là khu di tích đặc biệt cấp quốc gia, nơi thu hút lƣợng khách nội địa thăm viếng, du lịch rất đông đảo.

Điểm Ngã ba Đồng Lộc cũng là điểm du lịch quan trọng của không gian này nằm tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, tƣơng tự nhƣ quần thể di tích Hàm Rồng, Thanh Hóa và hang Tám Thanh niên xung phong ở Quảng Bình hoặc Truông Bồn ở Đô Lƣơng, Nghệ An.

Không gian du lịch lịch sử - cách mạng cũng nằm cận kề, hoặc trùm lên một số điểm tài nguyên khác. Đây là một lợi thế quan trọng để đa dạng hóa sản phẩm du lịch của từng khu vực cụ thể. Ở gần khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Trị, bên cạnh các di tích lịch sử cách mạng còn có các bãi biển đẹp nhƣ cửa Tùng, cửa Việt. Những khu vực này có thể phát triển du lịch biển đảo, là các trung tâm lƣu trú, nghỉ dƣỡng, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động du lịch lịch sử - cách mạng.

Các khu vực khác thuộc không gian du lịch lịch sử cách mạng cũng nằm cận kề các tài nguyên du lịch khác, nhƣ ngã ba Đồng Lộc nằm gần bãi biển Thiên Cầm, làng Sen nằm gần cửa Lò, Hàm Rồng còn có di chỉ khảo cổ Đông Sơn và nằm gần bãi biển Sầm Sơn và Hải Tiến, hang Tám Thanh niên Xung phong nằm gần VQG Phong Nha - Kẻ Bàng...

Đây là thuận lợi quan trọng, không chỉ đối với hoạt động du lịch lịch sử - cách mạng, mà cả đối với các hoạt động du lịch biển đảo, vốn chịu ảnh hƣởng nặng nề của yếu tố thời vụ.

4.1.3. Không gian phát triển du lịch biển đảo

Với tổng chiều dài trên 600km, ít sông lớn, Bắc Trung Bộ có nhiều bãi biển tƣơng đối đẹp. Mặc dù nhìn chung chất lƣợng những bãi biển này không thể so sánh đƣợc với các bãi biển của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nhƣng có chất lƣợng hoàn toàn vƣợt trội so với các bãi biển khác của Bắc Bộ, cùng với thị trƣờng truyền thống to

lớn gồm Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, thị trƣờng Lào và Đông Bắc Thái Lan, loại hình du lịch biển đảo luôn là một loại hình du lịch quan trọng của Bắc Trung Bộ.

Không gian du lịch biển đảo miền Trung gồm khu vực các bãi biển: Hải Tiến, Sầm Sơn, Tĩnh Gia… (Thanh Hóa), Diễn Thành, Cửa Lò, Cửa Hiền, Cửa Hội, Bãi Lữ, Quỳnh Phƣơng, Quỳnh Lập... (Nghệ An), Thiên Cầm, Xuân Thành, Chân Tiên, Kỳ Ninh, Đèo Con (Hà Tĩnh), cửa Nhật Lệ, Bảo Ninh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, Hải Ninh, Ngƣ Thủy (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ và bãi biển cửa Tùng, cửa Việt (Quảng Trị), bãi biển Thuận An, Cảnh Dƣơng, Lăng Cô và hệ thống đầm phá Tam Giang, Lập An, Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế).

Hiện nay hoạt động du lịch biển đảo phát triển mạnh ở khu vực phía Bắc của vùng, tại các điểm đến truyền thống nhƣ Sầm Sơn, Cửa Lò. Tuy nhiên với sức chứa có hạn, cũng nhƣ xuống cấp về môi trƣờng, và sự phát triển hạ tầng giao thông, hoạt động du lịch biển đảo đã bắt đầu chuyển dần xuống phía Nam cũng nhƣ khai thác phát triển các bãi biển mới.

Bắc Trung Bộ không có nhiều đảo và phần lớn các đảo đều có quy mô diện tích rất nhỏ và không có nguồn nƣớc ngọt. Trong cả vùng chỉ có đảo Cồn Cỏ có điều kiện phát triển hoạt động du lịch có lƣu trú, tuy nhiên với nguồn nƣớc ngọt hạn chế, và các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng, sức chứa du lịch của Cồn Cỏ cũng rất hạn chế. Các đảo nhỏ khác ở Thanh Hóa, Nghệ An hay Quảng Bình chỉ thích hợp cho các chuyến tham quan trong ngày, hoặc có thể tổ chức các chuyến du lịch mạo hiểm, cắm trại qua đêm cho một số nhóm khách nhỏ.

Du lịch biển đảo cao cấp tập trung phát triển tại khu vực Lăng Cô, Thuận An (Thừa Thiên - Huế), cửa Tùng và Cồn Cỏ (Quảng Trị) và khu vực Đồng Hới (Quảng Bình). Các khu vực khác hƣớng tới thị trƣờng khách đại trà, có mức chi tiêu thấp hơn.

Nhƣ đã phân tích, du lịch biển đảo là một loại hình sản phẩm quan trọng của Bắc Trung Bộ, tuy nhiên loại hình này chịu tác động nặng nề của tính thời vụ. Các cơ sở du lịch hầu nhƣ chỉ kinh doanh vào những tháng Hè, và đặc biệt đông vào những ngày nghỉ cuối tuần. Tính thời vụ tạo ra những hệ lụy vô cùng khó khắc phục cho du biển đảo Bắc Trung Bộ, liên quan đến hiệu quả kinh doanh, hiệu quả đầu tƣ, bảo trì duy tu cơ sở vật chất, cũng nhƣ duy trì chất lƣợng đội ngũ nhân viên du lịch. Không những vậy, do chỉ kinh doanh đƣợc trong những tháng Hè nên mục tiêu tăng thu của các doanh nghiệp dẫn tới những vấn đề về chất lƣợng dịch vụ, môi trƣờng du lịch, môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ nảy sinh những vấn đề về cạnh tranh không lành mạnh.

Để khắc phục tính thời vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ:

- Phân hóa các khu du lịch biển hƣớng tới các phân khúc thị trƣờng khác nhau. - Xây dựng "hình ảnh" độc đáo của từng khu mang nét đặc thù riêng, tránh sao chép các yếu tố kiến trúc, cảnh quan, cũng nhƣ hoạt động vui chơi giải trí…

- Đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, đầu tƣ, sở hữu bất động sản du lịch. - Bổ sung các hoạt động du lịch có thể thực hiện vào mùa Đông nhƣ: hội nghị hội thảo, nghỉ dƣỡng gắn kết với "về với thiên nhiên", các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trong nhà…

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: tăng cƣờng kết nối, phát triển các tour, tuyến tới các điểm du lịch lân cận, trong đó xác định phát triển du lịch sinh thái là hƣớng ƣu tiên trong việc khắc phục vấn đề thời vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động du lịch nghỉ dƣỡng biển đảo.

Ở cực Nam của vùng có thể phát triển một tổ hợp du lịch lớn kết hợp tiềm năng thế mạnh của 3 khu vực là Cảnh Dƣơng, Lăng Cô và Bạch Mã nhằm khai thác thế mạnh về cảng và các hoạt động kinh tế của Cảnh Dƣơng - Chân Mây, thế mạnh về cảnh quan và bãi biển của Lăng Cô - đèo Hải Vân, và thế mạnh về cảnh quan, sinh thái và đa dạng sinh học của Vƣờn Quốc gia Bạch Mã. Đây là một trọng điểm của du lịch Bắc Trung Bộ và có tiềm năng phát triển thành một điểm đến có sức cạnh tranh cao ngay cả trên thị trƣờng quốc tế.

4.1.4. Không gian phát triển du lịch sinh thái

Toàn bộ dải không gian phía Tây của vùng Bắc Trung Bộ là địa hình rừng núi, là nơi sinh sống của trên hai mƣơi dân tộc ít ngƣời. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Du lịch sinh thái cũng chính là hƣớng đi đúng nhằm đa dạng hóa hoạt động, sản phẩm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, góp phần khắc phục tính thời vụ, đặc biệt là góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc.

Các khu vực chính thuộc không gian phát triển du lịch sinh thái là tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn tự nhiên nhƣ Bến En, Pù Luông, Pù Hu (Thanh Hóa), Pù Mát, Pù Huống (Nghệ An) nằm trong khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bắc Hƣớng Hóa, Đăkrông (Quảng Trị) và Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế).

Các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên của Bắc Trung Bộ không chỉ có tính đa dạng sinh học rất cao, địa hình phong phú, cảnh quan hấp dẫn, mà còn là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc ít ngƣời với truyền thống văn hóa đặc sắc. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng với các mục đích: khai thác và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, bảo vệ đa dạng sinh học và bản sắc văn hóa dân tộc, chuyển đổi sinh kế ngƣời dân và góp phần xóa đói giảm nghèo. Việc khai thác du lịch sinh thái ở khu vực này còn rất thuận lợi với trục giao thông mới là đƣờng Hồ Chí Minh cũng nhƣ khả năng kết nối các khu điểm du lịch sinh thái trong vùng cũng nhƣ với các địa phƣơng lân cận trên cùng tuyến.

4.1.5. Trung tâm du lịch và các khu vực trọng điểm phát triển du lịch

Với địa hình trải dài và hẹp, trong vùng Bắc Trung Bộ hình thành hệ thống các trung tâm du lịch theo dọc tuyến quốc lộ 1A.

Trung tâm du lịch lớn nhất vùng là thành phố Huế, sau đó là thành phố Vinh và thành phố Thanh Hóa. Các thành phố khác trong vùng cũng đóng vai trò quan trọng là Đồng Hới, Hà Tĩnh và Đông Hà. Mỗi trung tâm có vị trí khác nhau trong vùng, nhƣng đều đóng vai trò quan trọng do đặc điểm riêng về vị trí và tài nguyên du lịch.

Các trọng điểm phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ là: - Khu vực thành phố Huế và phụ cận

- Khu vực Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị) - Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - Khu vực Thiên Cầm và Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Khu vực Cửa Lò - Nam Đàn (Nghệ An)

- Cụm Thành nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá Cẩm Lƣơng

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)