Khách du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 32 - 36)

II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2011 1 Vị trí, vai trò của du lịch vùngBắc Trung Bộ

2.1.1.Khách du lịch quốc tế

2. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu 1 Khách du lịch

2.1.1.Khách du lịch quốc tế

Với lợi thế về tiềm năng tài nguyên, các giá trị về cảnh quan, các hệ sinh thái đặc hữu điển hình (HST đầm phá, HST vùng cát, HST san hô...) cùng với nhiều bãi biển đẹp; các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội truyền thống đặc sắc và độc đáo, và đặc biệt vùng lãnh thổ này là nơi tập trung các giá trị văn hóa đặc sắc của đất nƣớc và đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại bao gồm thành nhà Hồ, vƣờn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế... Đây chính

Năm 2000, khu vực Bắc Trung Bộ mới chỉ thu hút đƣợc 245.670 lƣợt khách quốc tế, chiếm tỷ trọng khoảng 5,97% tổng lƣợng khách du lịch quốc tế đi lại trong cả nƣớc). Giai đoạn 2001-2003, mặc dù chịu ảnh hƣởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, nạn khủng bố, thiên tai, dịch bệnh trong đó đáng chú ý là dịch cúm gà và đại dịch SARS... đã ảnh hƣởng đến nhu cầu đi du lịch của khách du lịch trên toàn thế giới, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bắc Trung Bộ nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật này và lƣợng khách du lịch quốc tế đến đây cũng sụt giảm đáng kể. Mặc dù vậy, với những nỗ lực lớn của toàn ngành và từng địa phƣơng trong vùng, năm 2004 và 2005 đánh dấu sự tăng trƣởng trở lại của ngành du lịch. Năm 2005 số liệu thống kê cho thấy lƣợng khách du lịch đến đây là trên 480 ngàn lƣợt khách (chiếm tỷ trọng 5,62% tổng lƣợng khách du lịch quốc tế đi lại trong cả nƣớc). Nhịp độ tăng trƣởng bình quân khách quốc tế đến khu vực thời kỳ 2000-2005 là 14,37%/năm.

Tiếp đà tăng trƣởng và phục hồi của du lịch cả nƣớc sau sự kiện 11/9/2001 và dịch SARS năm 2005, giai đoạn 2006-2008 du lịch thế giới hồi phục nhanh chóng đã đƣa lại những tín hiệu lạc quan cho du lịch Bắc Trung Bộ. Lƣợng khách du lịch quốc tế đến khu vực từng bƣớc lấy lại nhịp tăng trƣởng cũ. Năm 2008, các địa phƣơng trong vùng đón gần 980 ngàn lƣợt khách quốc tế. Mặc dù vậy, cuộc khủng hoảng tài chính toán cầu nổ ra năm 2009 và những hệ lụy của nó cùng với những ảnh hƣởng của thiên tai, dịch bệnh, xung đột vũ trang... tại hầu khắp các khu vực trên thế giới đã ảnh hƣởng đến tâm lý đi du lịch xa và dài ngày của khách du lịch quốc tế. Với những nỗ lực chung của ngành du lịch Việt Nam và các địa phƣơng trong vùng, hai năm 2010 và 2011 lƣợng khách quốc tế đang có dấu hiệu tăng trƣởng trở lại. Tốc độ tăng trƣởng khách quốc tế giai đoạn 2006-2011 đạt 10,77%/năm.

Bảng 2: So sánh lượng khách quốc tế đến các vùng trong cả nước

Đơn vị: Nghìn lượt khách Khu vực 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng TB MN-TD Bắc Bộ 263,95 386,65 403,79 486,47 537,66 659,57 762,33 1.046,05 17,5% % so với cả nước 6,45% 4,63% 4,38% 4,33% 7,05% 7,23% 6,81% 6,68% ĐB sông Hồng 1.912,71 2.877,94 3.211,32 3.465,84 3.033,47 3.546,72 3.828,00 5.637,55 8,4% % so với cả nước 34,99% 37,13% 36,31% 36,46% 34,08% 37,96% 34,53% 32,87% Bắc Trung Bộ 245,67 480,82 567,96 832,60 979,74 1.043,80 1.176,60 947,35 12,0% % so với cả nước 5,96% 5,62% 5,87% 7,12% 7,53% 7,55% 8,12% 6,05% Nam Trung Bộ 735,35 1.373,50 1.485,83 1.659,73 1.847,88 1.783,68 1.811,73 2.733,36 12,2% % so với cả nước 11,56% 16,05% 15,88% 15,89% 16,51% 15,32% 16,11% 16,11% Tây Nguyên 88,07 129,13 139,77 175,10 190,32 214,49 235,85 295,24 14,8% % so với cả nước 1,98% 1,51% 1,45% 1,50% 1,46% 1,55% 1,63% 1,88% Đông Nam Bộ 1.383,95 2.242,63 2.604,62 2.988,20 3.119,20 3.094,09 3.307,50 4.067,74 10,4% % so với cả nước 30,25% 26,20% 26,93% 25,54% 23,98% 22,39% 24,90% 25,96% ĐBS Cửu Long 540,80 758,55 887,99 1.072,68 1.219,33 1.038,51 988,70 1.427,38 11,1% % so với cả nước 8,81% 8,86% 9,18% 9,17% 9,37% 8,24% 8,54% 9,11%

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương

Thị phần khách quốc tế của vùng Bắc Trung Bộ đến nay vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng lƣợng khách quốc tế đi lại giữa các địa phƣơng trên toàn quốc. Khách quốc tế đến vùng năm 2000 chỉ chiếm 5,96% tổng lƣu lƣợng khách quốc tế đi lại trên toàn quốc; đến năm 2007 lƣợng khách quốc tế đến vùng chiếm 7,12%, và đến cuối năm 2010 lƣợng khách quốc tế chiếm tỷ trọng 8,12% tổng lƣợng khách quốc tế đi

lại trong toàn quốc. Trong những năm qua, ở vùng Bắc Trung Bộ đã phát triển và hình thành mới một số trung tâm, điểm du lịch có sức cạnh tranh trong nƣớc và khu vực nhƣ Bãi Lữ (Nghệ An), Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), Phong Nha (Quảng Bình), Huế, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế)... Những địa điểm này hàng năm thu hút khoảng 65-70% lƣợng khách du lịch quốc tế đến vùng và khoảng 14% lƣợng khách quốc tế cả nƣớc. Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Quảng Bình đồng thời cũng là những địa phƣơng thu hút lƣợng khách quốc tế đến lớn nhất của khu vực. Trong đó lƣợng khách đến Thừa Thiên - Huế chiếm đến 76,8% tổng lƣợng khách quốc tế, Quảng Trị chiếm trung bình 8,5% tổng lƣợng khách quốc tế, Quảng Bình chiếm tỷ lệ 2,3%, Nghệ An chiếm tỷ lệ 8,6%. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện trạng sản phẩm du lịch.

Bảng 3: Lượng khách quốc tế đến các địa phương trong vùng giai đoạn đến 2011

Đơn vị: Nghìn lượt khách

Địa phƣơng 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng TB 1. Thanh Hoá 3,12 6,71 9,96 14,00 20,00 19,60 34,98 43,00 26,9% 2. Nghệ An 15,23 40,90 47,02 69,74 84,28 86,85 104,82 105,26 19,2% 3. Hà Tĩnh 2,66 6,00 6,46 7,71 11,37 12,20 18,30 13,11 15,6% 4. Quảng Bình 3,64 12,23 16,45 23,57 20,14 17,64 23,60 24,98 19,1% 5. Quảng Trị 17,00 47,09 55,00 71,00 75,00 85,00 99,30 108,00 18,3% 6. TT - Huế 204,03 369,00 436,00 666,59 790,75 601,11 612,00 653,00 11,2% 7. TỔNG SỐ 245,67 481,93 570,88 852,61 1.001,54 822,40 893,00 947,35 13,1% Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh

Thị trƣờng khách quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ trong những năm qua cũng có những chuyển biến, trong đó đáng chú ý là việc một số địa phƣơng trong vùng cho phép khách du lịch Caravan (khách du lịch đi bằng ô tô, trong đó có cả xe tay lái nghịch) nhập cảnh qua các cửa khẩu đƣờng bộ nhƣ Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Cha Lo (Quảng Bình)... Ngoài ra, trong những năm gần đây trong khu vực còn đón một lƣợng đáng kể khách du lịch quốc tế đến bằng đƣờng biển qua cảng biển Chân Mây. Đây là hƣớng phát triển mới có nhiều hứa hẹn để thu hút khách du lịch quốc tế, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu khách đến vùng.

Bảng 4: Thống kê các thị trường khách quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ

Đơn vị: Nghìn lượt khách TT Thị trƣờng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1. Bắc Mỹ 48,63 51,68 75,99 98,22 83,36 74,28 79,09 2. Đông Âu 28,26 55,96 37,25 88,82 37,99 36,88 36,32 3. Tây Âu 166,80 184,32 235,86 281,33 258,31 267,93 291,08 4. Đông Bắc Á 51,25 59,34 81,29 93,85 75,02 82,60 86,49 5. Đông Nam Á 114,33 155,33 265,72 295,56 238,95 321,30 306,19 6. Châu Úc 48,90 17,52 76,34 61,10 70,66 74,21 73,78 7. Trung Đông 7,95 10,77 15,77 16,14 10,10 7,99 13,82 8. Quốc tịch khác 15,82 37,36 64,39 66,52 48,02 27,81 60,57 9. Tổng số 481,93 570,88 852,61 1001,54 822,40 893,00 947,35

- Khách du lịch quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu đi với mục đích du lịch thuần tuý, tham quan thắng cảnh. Ngoài ra khách thăm thân cũng có số lƣợng tƣơng đối lớn do lƣợng Việt Kiều tại Thái Lan, Lào về thăm quê hƣơng nhiều. Khách đi với mục đích thƣơng mại, và các mục đích khác chiếm tỉ lệ ít hơn.

- Khách quốc tế đến đây vì những nguyên nhân nhƣ: yếu tố lịch sử, vẻ đẹp thiên nhiên các khu rừng nguyên sinh và đa dạng sinh học; và đặc biệt là muốn đƣợc hƣởng không khí của vùng biển nơi đây; ngoài ra có một lƣợng lớn khách tham gia vào các tour du lịch xuyên Việt.

- Khảo sát hiện trạng khu vực này cho thấy trong thời gian qua, khách đến đây chủ yếu là khách đến từ khu vực Đông Nam Á (Lào, Thái Lan, Myanmar), Tây Âu (Pháp, Anh và một số nƣớc khác nhƣ Đức, Hà Lan), các thị trƣờng Đông Bắc Á (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản), Bắc Mỹ (Mỹ) chiếm tỷ trọng nhỏ.

* Khả năng chi tiêu của khách:

Trong những năm qua, sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng chƣa phong phú và đặc sắc, chất lƣợng chƣa cao, còn nghèo nàn và đơn điệu, đó là nguyên nhân chính làm hạn chế chi tiêu của khách du lịch. Hiện nay, trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chi tiêu khoảng 70USD, chỉ tiêu này ở khu vực Bắc Trung Bộ chỉ khoảng 80 USD. Phần lớn khách chi tiêu cho dịch vụ lƣu trú và ăn uống (chiếm tới 62%), sau đó là mua sắm hàng lƣu niệm, vận chuyển và các dịch vụ khác. Sở dĩ khách du lịch chi tiêu cho việc mua sắm hàng hóa, vận chuyển và các dịch vụ khác còn hạn chế bởi vì các cơ sở kinh doanh du lịch cũng nhƣ các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chƣa tạo ra đƣợc những sản phẩm đặc sắc có chất lƣợng đặc trƣng cho địa phƣơng mình; chƣa có các khu vui chơi giải trí tổng hợp; các dịch vụ bổ sung khác còn nghèo nàn; chƣa tổ chức đƣợc các tour du lịch hấp dẫn v.v...

Mức chi tiêu của khách du lịch cho lƣu trú và ăn uống là tƣơng đối ổn định và có giới hạn, song chi tiêu cho việc mua sắm hàng lƣu niệm, cho các dịch vụ khác... là khoản chi có hạn mức tƣơng đối mở hơn. Vì vậy muốn tăng nguồn thu thì việc tạo chuyển dịch trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch là một yếu tố rất quan trọng, các cơ sở kinh doanh du lịch phải biết hƣớng cho khách chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sắm hàng hóa, vào vận chuyển và các dịch vụ khác v.v...

Bắc Trung Bộ là phần phía Bắc của miền Trung Việt Nam có địa bàn từ phía Nam dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân; nằm kề bên vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đƣờng sắt, bộ; nhiều đƣờng ô tô hƣớng Đông Tây (7, 8, 9, 29) nối Lào với Biển Đông. Có hệ thống sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dƣơng, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An, Chân Mây...) có các đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản và phát triển du lịch. Nhƣng một thời gian dài, ngành du lịch vẫn chƣa thực sự phát triển đáp ứng kỳ vọng là ngành kinh tế mũi nhọn, chƣa khai thác đƣợc những tiềm năng sẵn có nhằm tạo động lực phát triển cho các ngành kinh tế khác.

Tại một số quy hoạch riêng lẻ của từng địa phƣơng, các nhà quy hoạch mới chỉ tính đến các điểm hấp dẫn du lịch có truyền thống nhƣ Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Cửa Tùng (Quảng Trị), Nhật Lệ, Bảo Ninh (Quảng Bình) và cố đô Huế... Tuy nhiên, trong thực tế phát triển, bên cạnh những giá trị du lịch truyền thống nhƣ du lịch biển, du lịch văn hóa, tại các địa phƣơng trong vùng đã nhận thức đƣợc sâu sắc tiềm năng và lợi thế phát triển của địa phƣơng đã không ngừng đầu tƣ phát triển các khu du lịch, đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhƣ du lịch sinh thái gắn với các vùng cảnh quan tự nhiên độc đáo, du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dƣỡng biển cao cấp, du lịch di sản, du lịch về nguồn, du lịch văn hóa gắn với các danh nhân văn hóa, du lịch cộng đồng... nhằm tạo những sản phẩm có giá trị đối với khách du lịch.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 32 - 36)