II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2011 1 Vị trí, vai trò của du lịch vùngBắc Trung Bộ
5. Đầu tƣ phát triển du lịch
Vùng Bắc Trung Bộ là khu vực thu hút đáng kể vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Tính đến 12/2011, khu vực này đã thu hút đƣợc 203 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký là 19,2 tỷ USD và vốn điều lệ là 4,1 tỷ USD, chiếm 1,5% số dự án và 9,7% số vốn đăng ký đầu tƣ của cả nƣớc. Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Hà Tĩnh là 3 địa phƣơng dẫn đầu trong việc thu hút đầu tƣ với khoảng 75% tổng số dự án và 91,6% tổng số vốn đăng ký của cả khu vực. Các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào khu vực góp phần cải thiện bộ mặt kinh tế - xã hội của các địa phƣơng trong vùng và là đòn bẩy quan trọng hỗ trợ phát triển du lịch. Trong những năm qua, Chính phủ đã có sự quan tâm đặc biệt trong hỗ trợ đầu tƣ nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng du
chiếm tỷ lệ 19,2% tổng số vốn ngân sách nhà nƣớc cho cơ sở hạ tầng du lịch, và đã tạo đƣợc “cú hích” hiệu quả để thu hút vốn đầu tƣ phát triển du lịch của các thành phần kinh tế khác, nhất là khối tƣ nhân.
Đầu tƣ cho du lịch trong những năm qua đã tạo điều kiện nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng với các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, mua sắm cùng với hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ các phƣơng tiện vận chuyển, liên lạc bƣu chính viễn thông ngày càng hiện đại, góp phần thu hút khách du lịch ngày một nhiều hơn.
* Đầu tƣ phát triển các khu du lịch
Trong thời gian qua, công tác đầu tƣ phát triển các khu du lịch ngày càng đƣợc quan tâm. Đến nay, trong vùng đã thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nhƣ Hiệp hội đầu tƣ quốc tế Hồng Kông, tập đoàn ITC - Hoa Kỳ, Tổng công ty du lịch Sài Gòn... đầu tƣ khai thác phát triển các điểm du lịch trong vùng. Đáng chú ý là các khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến, khu du lịch Sun Spa Resort, khu du lịch suối khoáng Bang, khu du lịch Đồng Hới - Nhật Lệ, khu du lịch cửa khẩu Cha Lo - Na Pàu, khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, khu du lịch sinh thái Núi Thần Đinh, khu du lịch kinh tế cảng biển Hòn La gắn với các di tích văn hóa lịch sử, làng chài kháng chiến Cảnh Dƣơng (Quảng Bình); khu du lịch Cửa Việt, khu du lịch sinh thái ven biển Cửa Tùng (Quảng Trị), khu du lịch Bãi Chùa - Đảo Ngƣ, khu du lịch biển Diễn Thành (Nghệ An), khu du lịch ven biển Phú Thuận, khu du lịch sinh thái Vedana Lagoon, khu du lịch Làng Xanh (Thừa Thiên Huế)... Đặc biệt dự án Laguna có tổng mức đầu tƣ lên tới 1 tỷ USD của Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) đang đƣợc triển khai. Ngoài ra, ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng hiện cũng có một dự án đầu tƣ lên tới 4 tỷ USD cho một tổ hợp du lịch, trong đó có casino. Với việc đầu tƣ phát triển các khu du lịch trọng điểm, nhiều loại hình du lịch mới đƣợc triển khai nhƣ du lịch lặn biển, du lịch câu cá trên biển, mô tô nƣớc, và đặc biệt là các địa phƣơng trong vùng đã có sự phối hợp chặt chẽ nhằm khai thác có hiệu quả “Con đƣờng di sản Miền Trung”, “Hành trình du lịch biển đảo, sông nƣớc Miền Trung”, “Du lịch theo tuyến Hành lang Đông Tây”...
Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tƣ nâng cấp, phát triển các khu, điểm du lịch chƣa tƣơng xứng với tiềm năng du lịch. Nhiều doanh nghiệp du lịch đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nƣớc còn thiếu chủ động đầu tƣ vốn lớn đề phát triển các khu du lịch tổng hợp tƣơng xứng, các dự án đầu tƣ phát triển các khu điểm du lịch trọng điểm còn triển khai chậm. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới cần tăng cƣờng công tác kiểm tra các dự án đầu tƣ phát triển du lịch, một mặt các địa phƣơng trong vùng phải hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, mặt khác phải kiên quyết xử lý các dự án đã đƣợc cấp phép nhƣng chậm triển khai thực hiện hoặc đầu tƣ không đúng mục đích theo dự án đƣợc phê duyệt.