QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Quan điểm phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 64 - 66)

1. Quan điểm phát triển du lịch

- Phát triển du lịch Bắc Trung Bộ phù hợp với các quan điểm phát triển chung của Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030:

 Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội  Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng

điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh

 Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài

 Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội

 Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng của các vùng, miền trong cả nƣớc; tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch

- Tập trung phát triển du lịch tham quan nghiên cứu di sản thế giới và văn hóa - lịch sử.

- Liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng và quốc tế là nội dung quan trọng, xuyên suốt đối với phát triển du lịch Bắc Trung Bộ.

2. Mục tiêu phát triển du lịch

Phấn đấu đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng Bắc Trung Bộ và là trọng điểm phát triển du lịch của cả nƣớc, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm nghèo và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế cũng nhƣ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác trong vùng.

2.1. Mục tiêu phát triển ngành

- Quy hoạch và phát triển mạnh 4 khu du lịch quốc gia, 12 khu du lịch địa phƣơng, 6 điểm du lịch quốc gia, 25 điểm du lịch địa phƣơng, 3 đô thị du lịch và 6 trọng điểm phát triển du lịch, làm động lực phát triển du lịch vùng và các địa phƣơng.

- Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh, trong đó tập trung quy hoạch đầu tƣ phát triển các dự án du lịch gắn với các khu, điểm du lịch quốc gia.

a) Khách du lịch

+ Năm 2015 thu hút 1,554 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế, phục vụ 6,843 triệu lƣợt khách nội địa; tăng trƣởng khách quốc tế 12,3%/năm và nội địa 4,3%/năm.

+ Năm 2020 thu hút 2,108 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế, phục vụ 8,900 triệu lƣợt khách nội địa; tăng trƣởng khách quốc tế 6,3%/năm và nội địa 7,2%/năm.

+ Năm 2025 thu hút 2,795 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế, phục vụ 10,829 triệu lƣợt khách nội địa; tăng trƣởng khách quốc tế 5,9%/năm và nội địa 5,8%/năm.

+ Năm 2030 thu hút 3,635 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế, phục vụ 13,560 triệu lƣợt khách nội địa; tăng trƣởng khách quốc tế 5,4%/năm và nội địa 5,6%/năm.

b) Tổng thu từ khách du lịch

+ Năm 2015 tổng thu từ khách du lịch đạt 17.773 tỷ đồng (867 triệu USD). + Năm 2020 tổng thu từ khách du lịch đạt 32.800 tỷ đồng (1,60 tỷ USD). + Năm 2025 tổng thu từ khách du lịch đạt 48.175 tỷ đồng (2,35 tỷ USD).

+ Phấn đấu năm 2030 tổng thu từ khách du lịch đạt 66.338 tỷ đồng (3,24 tỷ USD).

c) Đóng góp của du lịch trong GDP

+ Đóng góp của du lịch trong GDP năm 2015 đạt 12.300 tỷ đồng (600 triệu USD).

+ Đóng góp của du lịch trong GDP năm 2020 đạt 20.705 tỷ đồng (1,01 tỷ USD). + Đóng góp của du lịch trong GDP năm 2025 đạt 31.057,5 tỷ đồng (1,51 tỷ USD).

+ Đóng góp của du lịch trong GDP năm 2030 đạt 44.485 tỷ đồng (2,17 tỷ USD).

d) Số lượng cơ sở lưu trú (nhu cầu tính toán với điều kiện công suất sử dụng buồng phòng đƣợc nâng cao nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh):

+ Năm 2015 có 39.000 buồng lƣu trú.

+ Năm 2020 có tổng số 48.000 buồng lƣu trú. + Năm 2025 có tổng số 62.000 buồng lƣu trú. + Năm 2030 sẽ có khoảng 78.000 buồng lƣu trú.

đ) Chỉ tiêu việc làm

Năm 2015 tạo việc làm cho 175.000 lao động (trong đó 48.000 lao động trực tiếp); năm 2020 là 240.000 (trong đó 68.000 lao động trực tiếp); năm 2025 là 280.000 (trong đó 83.000 lao động trực tiếp); năm 2030 là 398.000 (trong đó 118.000 lao động trực tiếp).

e) Nhu cầu đầu tư: Với phƣơng án phát triển này thì nhu cầu vốn đầu tƣ cho giai đoạn đến 2015 là 32.800 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 38.975 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025 là 43.050 đồng và giai đoạn 2026-2030 là 49.200 tỷ đồng.

2.2. Về văn hóa

- Góp phần giáo dục truyền thống yêu nƣớc cách mạng

- Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và di sản Việt Nam.

- Góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, tăng cƣờng đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc.

2.3. Về an sinh - xã hội

- Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh và giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao chất lƣợng, nếp sống văn minh.

- Mọi thành phần xã hội đều có cơ hội bình đẳng thụ hƣởng những giá trị tài nguyên thông qua hoạt động du lịch.

2.4. Về môi trường

Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Đảm bảo môi trƣờng du lịch là yếu tố hấp dẫn du lịch, yếu tố quyết định chất lƣợng và giá trị thụ hƣởng du lịch, tạo thƣơng hiệu du lịch. Thông qua du lịch khuyến khích các nỗ lực phát triển bền vững về môi trƣờng.

2.5. Về an ninh, quốc phòng

Góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)