II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2011 1 Vị trí, vai trò của du lịch vùngBắc Trung Bộ
1. Thanh Hoá 189 3.225 330 6.644 480 10.490 500 1150 2 Hà Tĩnh 20 420 64 634 98 2.249 108 2
2.3.3. Hiện trạng của công tác vận chuyển khách du lịch
Hòa nhập cùng với sự nghiệp đổi mới nền kinh tế của đất nƣớc, dịch vụ vận chuyển khách du lịch trong phạm vi cả nƣớc và ở khu vực Miền Trung đã có những chuyển biến tích cực. Các phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch phát triển nhanh về chủng loại, về số lƣợng và chất lƣợng.
- Về vận chuyển hàng không: Khu vực Bắc Trung Bộ có các sân bay dân dụng là Thọ Xuân (Thanh Hóa),Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) và Phú Bài (Huế), trong đó sân bay Phú Bài là một trong tám cửa khẩu hàng không quốc tế của cả nƣớc. Việc vận chuyển hành khách nói chung và khách du lịch nói riêng thông qua sân bay Phú Bài này phần nào đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển phục vụ khách du lịch và dân dụng. Hiện nay các tuyến bay trong nƣớc từ Huế gồm có Huế - Hà Nội và Huế - TP. Hồ Chí Minh. Việc mở rộng và khai thác nhiều tuyến bay mới đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nƣớc nói chung và của ngành du lịch nói riêng.
- Về vận chuyển đường sắt: Tất cả các tỉnh trong vùng đều có đƣờng sắt Bắc Nam đi qua, do vậy việc vận chuyển khách du lịch bằng đƣờng sắt có nhiều thuận lợi. Trong những năm qua ngành đƣờng sắt không ngừng nâng cao chất lƣợng các đoàn tàu, nâng cao chất lƣợng phục vụ và rút ngắn thời gian chạy của các đoàn tàu... nên thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Khách du lịch quốc tế cũng nhƣ khách du lịch nội địa sử dụng ngày càng nhiều các chuyến tàu Bắc - Nam. Với phƣơng châm “Thuận tiện - an toàn - giá rẻ”, ngành đƣờng sắt đã tổ chức nhiều tuyến du lịch hấp dẫn, thu hút cả khách quốc tế lẫn khách nội địa, đây là những điều kiện thuận lợi để ngành du lịch của các tỉnh trong vùng khai thác có hiệu quả lợi thế của mình để phát triển du lịch đƣờng sắt.
- Về vận chuyển khách du lịch bằng các phương tiện đường bộ: Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ đƣợc phân bổ đều khắp lãnh thổ Bắc Trung Bộ, nhìn chung hệ thống giao thông bộ đảm bảo yêu cầu cho phát triển du lịch. Các quốc lộ chính dẫn đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính mà khách du lịch thƣờng xuyên qua lại trong khu vực bao gồm:
Quốc lộ 7 từ Diễn Châu qua thị trấn Đô Lƣơng, Anh Sơn, Con Cuông, Hòa Bình (Nghệ An) đến cửa khẩu Nậm Cắn (biên giới Việt Lào), chiều dài toàn tuyến là 225 km.
Quốc lộ 217: bắt đầu từ thị trấn Đò Lèn (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đến cửa khẩu Na Mèo (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) sang Lào, chiều dài toàn tuyến là 194 km.
Quốc lộ 9: bắt đầu từ thị xã Đông Hà qua thị trấn Cam Lộ, Hƣớng Hóa đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), chiều dài toàn tuyến là 96,4 km.
Quốc lộ 8: từ Hà Tĩnh đi Lào qua cửa khẩu Cầu Treo.
Quốc lộ 12A: bắt đầu từ thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) đến cửa khẩu Cha Lo (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) rồi qua Lào, chiều dài toàn tuyến là 122 km.
Nhìn chung, các tuyến quốc lộ trên đƣợc hình thành và phân bố khá hợp lý trên toàn quốc tạo ra đƣợc sự kết nối liên thông với toàn bộ mạng lƣới đƣờng bộ và nối đến các khu du lịch, điểm du lịch tại các địa phƣơng mà các tuyến đƣờng đi qua.
Hệ thống phƣơng tiện vận chuyển đƣờng bộ tại từng địa phƣơng phát triển nhanh cả về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại. Các công ty vận chuyển khách du lịch, các công ty lữ hành ở các địa phƣơng trong vùng đã đầu tƣ thay mới hàng loạt xe, góp phần nâng cao chất lƣợng phục vụ khách du lịch. Hiện nay ở Huế có 5 hãng taxi và nhiều doanh nghiệp cho thuê xe phục vụ khách du lịch. Gần đây ở các trung tâm du lịch còn phát triển dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp với giá cả thích hợp, phục vụ nhiều đối tƣợng khách...
- Về vận chuyển bằng đường thủy: phát triển và đổi mới chậm hơn. Việc vận chuyển khách du lịch bằng đƣờng thủy đang có xu hƣớng phát triển mạnh trở lại sau một thời gian gián đoạn. Trong những năm gần đây, lƣợng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam qua đƣờng biển ngày một tăng, nhƣng số lƣợng khách du lịch này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với đƣờng bộ và hàng không. Mặt khác, do đặc điểm riêng của loại hình vận tải khách du lịch bằng đƣờng biển thƣờng là các du thuyền có trọng tải lớn từ 700 đến hơn 1.000 hành khách/tàu nhƣ tàu Queen Elizabeth II, Seen Sea Mariner, Peace Boat..., cho nên để các du thuyền cập cảng chỉ có cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) thuộc nhóm cảng số 3 (cảng tổng hợp, có thể đón đƣợc tàu vào cảng lớn nhất 20.000 DWT, đƣờng giao thông trong cảng rộng bình quân 10m) là đáp ứng đƣợc yêu cầu đón khách.
Theo báo cáo của Sở VHTTDL Thừa Thiên - Huế, trong năm 2011 cảng quốc tế Chân Mây đã đón đƣợc 43 chuyến tàu khách (tăng gấp đôi số tàu cập cảng so với năm 2010) và tổ chức đón tiếp 49.000 khách du lịch tàu biển. Năm 2012 đón trên 100 nghìn lƣợt khách du lịch tàu biển qua cảng Chân Mây. Đây thực sự là thị trƣờng du lịch tiềm năng của Thừa Thiên - Huế nói riêng và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung nếu có các kế hoạch tổ chức đón tiếp phù hợp. Ngoài ra, các tour du lịch tham quan dọc sông Hƣơng phục vụ du khách ngắm cảnh, nghe ca Huế ngày càng đƣợc hoàn
- Doanh nghiệp du lịch:
Hệ thống doanh nghiệp du lịch ở khu vực Bắc Trung Bộ hiện có 33 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, chiếm 3,0% số doanh nghiệp lữ hành quốc tế của cả nƣớc. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế hiện chủ yếu tập trung tại Thừa Thiên Huế (12 doanh nghiệp) bằng 33% tổng số doanh nghiệp lữ hành của khu vực), tiếp đến là Nghệ An (10 doanh nghiệp), Quảng Trị (5 doanh nghiệp), Thanh Hóa (4 doanh nghiệp), Hà Tĩnh, Quảng Bình mỗi tỉnh chỉ có một doanh nghiệp. Một vài doanh nghiệp lữ hành tại Huế, đặc biệt là tại Hà Tĩnh và Quảng Trị đã có khả năng tiếp cận với một số thị trƣờng Đông Bắc Á thông qua các dự án đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và bƣớc đầu đã tạo đƣợc nguồn khách. Đặc biệt có một số doanh nghiệp đã làm chủ đƣợc việc thu hút khách từ Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào nhập cảnh vào bằng đƣờng bộ (loại hình CARAVAN) qua cửa khẩu Lao Bảo và Cầu Treo.
Du lịch đƣờng bộ, caravan đến các tỉnh Bắc Trung Bộ theo Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) đƣợc xác định là một lợi thế lớn của từng địa phƣơng đồng thời mở ra một cơ hội lớn cho phát triển du lịch chung toàn vùng với những lợi thế đặc trƣng về sản phẩm du lịch và sản vật địa phƣơng. Tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây chính là con đƣờng gần nhất để đƣa thị trƣờng khách của cả một vùng Đông Bắc Thái Lan và Lào rộng lớn đến với biển thông qua các cửa khẩu quốc tế đƣờng bộ của Việt Nam đến với các bãi biển xinh đẹp của vùng:
- Lao Bảo - Cửa Tùng, Cửa Việt - Cha Lo - Nhật Lệ, Đồng Hới
- Cầu Treo - Thiên Cầm, Cửa Lò, Sầm Sơn
Các chƣơng trình du lịch biển càng trở nên hấp dẫn và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng khách WEC khi đƣa thêm vào đó các điểm đến là những hòn đảo du lịch gần bờ. Và có thể kết nối xa hơn nữa với các tour du lịch Xuyên Việt, tour du lịch ra Bắc (Hà Nội, Hạ Long, Cát Bà...) hay vào sâu các tỉnh phía Nam (Hội An, Mỹ Sơn, đồng bằng sông Cửu Long...).
- Về hoạt động lữ hành: Đến nay, các địa phƣơng, doanh nghiệp du lịch hoạt động trong khu vực đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp tăng cƣờng thu hút khách, nâng cao chất lƣợng dịch vụ lữ hành, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch nội địa và quốc tế, từng bƣớc đẩy mạnh tính chuyên nghiệp trong các hoạt động du lịch.
Các Sở VHTTDL của các địa phƣơng đã tích cực phối hợp cùng với Tổng cục Du lịch đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển du lịch ở các địa phƣơng; chỉ đạo và phối hợp với các địa phƣơng xây dựng phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, đặc thù nhằm hƣởng ứng năm Du lịch khu vực Bắc Trung Bộ; điều hành phối hợp giữa các Sở du lịch, doanh nghiệp lữ hành, tổ chức các tour khảo sát các tuyến điểm du lịch trong vùng theo các chủ đề “Hành trình di sản”, “Du lịch về nguồn”, “Du lịch thăm chiến trƣờng xƣa”...
Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các bộ ngành liên quan, đề xuất với Chính phủ một số chính sách nhằm tháo gỡ vƣớng mắc, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tổ chức một số tour du lịch đặc thù nhƣ du lịch đƣờng bộ bằng ô tô tay lái bên phải từ Thái Lan vào khu vực Bắc Trung Bộ và toàn khu vực Miền Trung Việt Nam, tour du lịch đón khách Trung Quốc đi sâu vào nội địa Việt Nam bằng giấy thông hành... Tạo điều kiện thu hút khách du lịch từ một số thị trƣờng trọng điểm, Việt Nam đã đơn phƣơng miễn thị thực cho công dân 2 nƣớc Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc và 4 nƣớc Bắc Âu vốn là những thị trƣờng truyền thống không chỉ của các địa phƣơng vùng Bắc Trung Bộ mà của toàn dải ven biển Miền Trung. Với những thuận lợi này, việc khai thác các thị trƣờng trên bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả.
Những năm gần đây các địa phƣơng trong vùng đã triển khai nhiều biện pháp tăng cƣờng thu thu hút khách quốc tế, trong đó chú trọng khai thác lƣợng khách du lịch đi bằng đƣờng bộ từ các thị trƣờng Lào, Campuchia, Thái Lan; phối hợp tổ chức các đoàn du khảo liên ngành, tổ chức đón các đoàn Famtrip; Tiếp tục khai thác một số thị trƣờng trọng điểm khác của Việt Nam nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, ASEAN, Tây Âu... áp dụng nhiều biện pháp để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành, nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, cải thiện môi trƣờng du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nƣớc và ngoài nƣớc. Tổng cục Du lịch đã làm việc với các Bộ ngành có liên quan nhƣ: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tìm biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch từ Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia vào Việt Nam; giải quyết các vấn đề về thủ tục, tháo gỡ khó khăn cho các dự án liên doanh lữ hành và các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thực hiện tổ chức tour caravan Thái Lan vào Việt Nam qua cửa khẩu Cầu Treo và cửa khẩu Lao Bảo.
Các Sở quản lý du lịch tại các địa phƣơng tiếp tục phát huy vai trò năng động, linh hoạt tháo gỡ khó khăn, hoạt động có hiệu quả. Trong đó các trung tâm du lịch lớn của vùng nhƣ Sầm Sơn - Thanh Hóa, Cửa Lò - Nghệ An, Đồng Hới, Phong Nha Kẻ Bàng - Quảng Bình, Huế... đã áp dụng nhiều giải pháp quảng bá, xúc tiến hình ảnh, thu hút nhiều khách du lịch, nhờ vậy giữ vững đƣợc nhịp độ tăng trƣởng cao. Tuy nhiên, nhiều địa phƣơng vẫn còn thụ động, thiếu năng động trong việc nghiên cứu xây dựng phát triển sản phẩm, nghiên cứu tìm kiếm mở rộng thị trƣờng, do đó hoạt động đạt hiệu quả thấp. Hình thức liên kết, phối hợp liên ngành để đa dạng hóa sản phẩm nhƣ đã đề cập ở trên đã bƣớc đầu hình thành và phát triển ở một số địa phƣơng, nhƣng chƣa đƣợc nhân rộng. Kết quả của “Hội thảo liên kết phát triển du lịch các tỉnh khu vực Bắc miền Trung”, “Hội thảo liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải Miền Trung”, “Hợp tác phát triển kinh tế du lịch hành lang kinh tế Đông Tây” do Nghệ An, Quảng Trị đăng cai tổ chức vừa qua đã cho thấy nhu cầu liên kết để phát triển là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay.