Khách du lịch nội địa

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 36 - 39)

II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2011 1 Vị trí, vai trò của du lịch vùngBắc Trung Bộ

2.1.2.Khách du lịch nội địa

2. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu 1 Khách du lịch

2.1.2.Khách du lịch nội địa

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội ổn định, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện dần từng bƣớc nên khách du lịch nội địa trong cả nƣớc nói chung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng ngày càng gia tăng. Khách du lịch nội địa có nhiều loại khác nhau, nhƣng chủ yếu là khách đi theo các lễ hội - tín ngƣỡng, khách tham quan - nghỉ dƣỡng v.v... Tốc độ tăng trƣởng khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 - 2011 đạt 19,1%/năm.

Bảng 5: Khách du lịch nội địa đến các địa phương trong vùng giai đoạn đến 2011

Đơn vị: Nghìn lượt khách Khu vực 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng TB MN-TD Bắc Bộ 782,41 3.199,07 3.971,35 5.158,11 5.508,40 6.548,61 7.001,09 8.166,94 23,8% % so với cả nước 4,83% 8,74% 9,12% 9,97% 9,88% 10,14% 9,42% 8,59% ĐB sông Hồng 6.091,73 11.492,82 12.976,03 14.508,05 15.021,37 16.492,79 17.072,43 26.382,82 14,3% % so với cả nước 37,58% 34,12% 34,40% 33,85% 30,53% 31,74% 31,76% 27,75% Bắc Trung Bộ 1.550,37 3.866,43 4.526,05 5.450,14 6.159,91 6.764,84 8.918,37 10.648,52 19,1% % so với cả nước 9,56% 10,56% 10,40% 10,54% 11,05% 10,48% 12,00% 11,20% Nam Trung Bộ 1.227,00 3.648,08 4.610,20 5.678,89 6.418,67 7.049,20 8.443,27 10.018,13 21,0% % so với cả nước 7,57% 9,96% 10,59% 10,63% 11,51% 10,59% 10,83% 10,83% Tây Nguyên 850,31 1.863,90 2.170,56 2.582,94 2.717,75 2.963,39 3.152,15 4.002,24 15,1% % so với cả nước 5,25% 5,09% 4,99% 4,99% 4,88% 4,59% 4,24% 4,21% Đông Nam Bộ 4.621,15 9.357,55 10.623,04 12.250,59 14.312,28 16.354,39 18.348,86 28.804,16 18,1% % so với cả nước 28,51% 25,56% 24,40% 23,69% 25,67% 25,33% 24,69% 30,30% ĐBS Cửu Long 1.088,19 2.184,63 2.655,43 3.089,84 3.608,04 4.395,09 4.856,52 7.049,12 18,5% % so với cả nước 6,71% 5,97% 6,10% 5,97% 6,47% 6,81% 6,53% 7,41% Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương

Khách du lịch nội địa đến khu vực Miền Trung thƣờng lựa chọn Thanh Hóa, Nghệ An. Đây là những địa phƣơng có tài nguyên du lịch biển dồi dào, đặc biệt có thuận lợi là khoảng cách tới thị trƣờng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc không quá lớn. Những điểm đến truyền thống đối với thị trƣờng du lịch nội địa của vùng Bắc Trung Bộ là Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm... và gần đây là một số điểm du lịch mới nhƣ Hải Tiến, Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Xuân Thành...

* Các hình thức du lịch

Khách du lịch nội địa có nhiều phân đoạn thị trƣờng khác nhau về sở thích, giới tính, tuổi tác, khả năng chi tiêu, mục đích đi du lịch v.v..., nhƣng chủ yếu là đi theo các hình thức du lịch chính sau:

- Du lịch tắm biển: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất ở nƣớc ta hiện nay, thu hút hầu hết các đối tƣợng khách du lịch và chiếm tỉ lệ cao trong tổng số khách du lịch nội địa của cả vùng. Du lịch tắm biển thƣờng chỉ tập trung vào mùa hè ở những khu du lịch biển nhƣ Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Bãi Đá Nhảy, Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế)... ở những khu du lịch này thƣờng đông khách về mùa hè và hầu nhƣ không có khách trong mùa Đông. Phân đoạn thị trƣờng này thƣờng đi theo gia đình, theo nhóm...

- Du lịch về nguồn: các tỉnh Bắc Trung Bộ là địa bàn tập trung nhiều di tích chiến tranh, cách mạng có giá trị đặc biệt. Trong đó phải kể đến: Xuân Sơn, Nhật Lệ, đƣờng 20 Quyết thắng, địa đạo Vịnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, cầu Hiền Lƣơng, đƣờng 9 - Khe Sanh, đƣờng mòn Hồ Chí Minh... những di tích này góp phần hình thành nên một bảo tàng sinh động về cuộc đấu tranh cách mạng anh dũng giành độc lập của dân tộc Việt Nam, cùng với đó là các lễ hội cách mạng đặc sắc, có giá trị tinh thần lớn lao để phát triển loại hình du lịch tham quan - hồi tƣởng, du lịch hoài niệm chiến trƣờng xƣa.

- Du lịch tham quan - nghỉ dƣỡng: Loại hình này chủ yếu diễn ra ở các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc biệt quan trọng nhƣ di sản văn hoá thế giới thành nhà Hồ (Thanh Hóa), kinh đô cổ ở Huế với hệ thống các điểm di tích văn hóa, lịch sử, các lăng tẩm của 13 đời vua nhà Nguyễn (Thừa Thiên - Huế)... Loại hình du lịch này thƣờng thu hút đối tƣợng khách du lịch là những ngƣời lớn tuổi. Loại hình du lịch này có thể diễn ra quanh năm, tuy nhiên vào những tháng giá rét hoặc mƣa cũng hạn chế khả năng đi lại của du khách.

- Du lịch sinh thái: mặc dù có nhiều tiềm năng, tuy nhiên hiện nay du lịch sinh thái chƣa phát triển ở Bắc Trung Bộ. Du lịch sinh thái hiện nay chủ yếu mới chỉ là các hoạt động tham quan hang động đơn thuần ở Phong Nha.

- Du lịch công vụ: Đối tƣợng chính của loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nƣớc, các doanh nghiệp... thƣờng kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi trả của các đối tƣợng du lịch này cao, nên họ thƣờng sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này cũng thƣờng diễn ra quanh năm. Hiện nay, tại Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế... với lợi thế về các khu du lịch cao cấp, thƣờng đƣợc các doanh nghiệp lựa chọn là điểm để phát triển loại hình du lịch công vụ, hay tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị.

- Du lịch chữa bệnh: ở nƣớc ta nói chung và ở khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng loại hình du lịch này chƣa phổ biến và mới chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số khách du lịch nội địa. Đối tƣợng của loại du lịch này là ngƣời già... và thƣờng tập trung ở những nơi

có nguồn nƣớc khoáng nóng với mục đích nghỉ ngơi và chữa bệnh. Một số điểm nƣớc khoáng có giá trị trong vùng nhƣ nƣớc khoáng nóng Giang Sơn-Đô Lƣơng (Nghệ An), Sơn Kim-Hƣơng Sơn (Hà Tĩnh), Bang-Lệ Thủy (Quảng Bình), Thanh Tân-Phong Điền, A Roàng-A Lƣới, Mỹ An, Thanh Phƣớc (Thừa Thiên - Huế)... đều có thể khai thác trở thành những sản phẩm du lịch chữa bệnh có giá trị.

- Du lịch lễ hội - tín ngƣỡng: Trong mấy năm gần đây khách du lịch lễ hội - tín ngƣỡng phát triển nhanh. Đối tƣợng chính của loại hình du lịch này là những ngƣời lớn tuổi, những ngƣời buôn bán kinh doanh... Mùa du lịch lễ hội - tín ngƣỡng thƣờng tập trung vào những tháng sau Tết Nguyên đán khi mà ở khắp nơi diễn ra các lễ hội, đồng thời vào thời gian này thƣơng trƣờng bớt biến động nên các nhà kinh doanh buôn bán thƣờng đi đền chùa, lễ hội để cầu may, cầu phúc v.v...

- Du lịch đảo: toàn dải ven biển Miền Trung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng hiện có một số đảo nhỏ có thể khai thác phát triển du lịch. Có thể kể ra những địa điểm có tiềm năng nhƣ hòn Mê (Thanh Hóa), đảo Yến (Hà Tĩnh), đảo Ngƣ (Nghệ An), Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Ngọc (Thừa Thiên - Huế)... Tuy nhiên phần lớn các đảo này có diện tích rất nhỏ, nguồn nƣớc ngọt hạn chế, nên việc đầu tƣ khai thác cần đƣợc cân nhắc thận trọng.

Bảng 6: Lượng khách nội địa đến các địa phương trong vùng đến năm 2011

Đơn vị: Nghìn lượt khách

Địa phƣơng 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng

TB 1. Thanh Hoá 431,81 1.027,54 1.270,07 1.736,00 2.135,00 2.490,40 2.745,00 3.322,00 20,4% 1. Thanh Hoá 431,81 1.027,54 1.270,07 1.736,00 2.135,00 2.490,40 2.745,00 3.322,00 20,4% 2. Nghệ An 500,66 1.359,92 1.543,56 1.852,69 2.074,07 2.115,00 3.903,00 4.191,01 21,3% 3. Hà Tĩnh 43,07 140,00 179,97 237,76 319,28 412,56 506,34 741,06 29,5% 4. Quảng Bình 236,46 497,97 535,45 569,49 507,82 588,00 709,00 936,44 13,3% 5. Quảng Trị 60,00 160,00 203,00 203,00 234,50 330,00 371,40 507,00 21,4% 6. TT - Huế 278,36 681,00 794,00 851,20 889,25 828,89 683,62 951,00 11,8% 7. Tổng số 1.550,37 3.866,43 4.526,05 5.450,14 6.159,91 6.764,84 8.918,37 10.648,52 19,1%

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh

* Khả năng chi tiêu của khách:

Khả năng chi tiêu của khách du lịch nội địa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣng cơ bản nhất vẫn là hai yếu tố chính sau đây: khả năng thu nhập của khách du lịch và khả năng đáp ứng các dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch.

Đất nƣớc đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thu nhập của nhiều tầng lớp lao động không ngừng đƣợc nâng lên. Ngoài việc chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, ngƣời dân lao động đã tích lũy đƣợc ít nhiều cho các chuyến đi du lịch của mình, khả năng chi trả cho các dịch vụ du lịch đƣợc nâng lên. Khách du lịch nội địa đã bắt đầu sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Tuy nhiên, đứng về phía các cơ sở kinh doanh du lịch thì việc đáp ứng đầy đủ các dịch vụ cho khách du lịch là còn bị hạn chế. Chính vì thế, hiện nay

(tƣơng đƣơng 25 USD), trong đó chi cho lƣu trú và ăn uống chiếm khoảng trên 70%, số còn lại chi cho mua sắm hàng lƣu niệm và các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 36 - 39)