II. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Căn cứ dự báo
4. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu
4.1. Khách du lịch
+ Khách du lịch quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Trƣớc hết là đến trực tiếp qua cảng hàng không quốc tế Phú Bài - Huế, và hệ thống sân bay nội địa nhƣ Vinh, Đồng Hới, Thọ Xuân (đến từ các sân bay quốc tế Nội Bài - Hà Nội, Tân Sơn Nhất - TP.Hồ Chí Minh); tiếp theo là khách du lịch đến khu vực còn theo tuyến du lịch Bắc Nam (theo quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh, tuyến đƣờng sắt Thống nhất Bắc - Nam). Một số lớn khách du lịch quốc tế đến Bắc Trung Bộ bằng đƣờng bộ qua các cửa khẩu quốc tế với Lào nhƣ Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)… Ngoài ra, khách du lịch quốc tế có thể đến vùng Bắc Trung Bộ qua cảng biển Tiên Sa - Đà Nẵng hoặc Chân Mây - Thừa Thiên Huế, sau đó trung chuyển bằng đƣờng bộ đến các tỉnh trong vùng, đặc biệt là đến Huế.
Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đã xác định: trong những năm tới, du lịch Việt Nam một mặt cần hƣớng ra biển, phát triển các sản phẩm du lịch biển; mặt khác đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái rừng, nghỉ dƣỡng núi, du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa… trong mối quan hệ hợp tác liên vùng với các khu vực phía Tây. Do vậy, trong những năm tới, các tỉnh Bắc Trung Bộ một mặt tiếp tục đầu tƣ phát triển du lịch biển, mặt khác sẽ chú trọng đầu tƣ mở rộng khai thác các tài nguyên phía Tây phục vụ phát triển du lịch. Với chiến lƣợc phát triển nhƣ vậy, trong những năm tới Vùng Bắc Trung Bộ vẫn chiếm vị thế quan trọng trong tổng thể du lịch cả nƣớc.
Căn cứ vào các chỉ tiêu về khách du lịch đã đƣợc xác định trong "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030", thì đến năm 2015 vùng Bắc Trung Bộ sẽ đón đƣợc khoảng 1,55 triệu lƣợt khách quốc tế; năm 2020 là 2,1 triệu lƣợt; năm 2025 là 2,8 triệu lƣợt và đến năm 2030 đón đƣợc trên 3,65 triệu khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, số khách này có thể đi lại giữa các tỉnh trong Vùng, nên khi thống kê ngƣợc trở lại thì số lƣợt khách đi lại giữa các tỉnh sẽ cao hơn. Căn cứ vào thực trạng tốc độ tăng trƣởng khách, dựa trên các thế mạnh về tài nguyên, về sản phẩm du lịch, dựa trên hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch… của từng địa phƣơng, dự báo số lƣợt khách du lịch quốc tế đến từng tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ thời kỳ 2015 - 2030 theo phƣơng án chọn đƣợc trình bày ở bảng 16 (các chỉ tiêu dự báo cho phƣơng án thấp và phƣơng án cao có tại phụ lục).
Bảng 16: Dự báo khách du lịch quốc tế đến các tỉnh Vùng Bắc Trung Bộ thời kỳ đến 2030 (Phƣơng án chọn)
Tỉnh Hạng mục 2015 2020 2025 2030
Thanh Hóa
Số lƣợt khách (nghìn) 60 110 250 400
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,2 2,3 2,4 2,5
Tổng số ngày khách (nghìn) 130 250 600 1.000
Nghệ An
Số lƣợt khách (nghìn) 190 250 350 500
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,6 2,7 2,8 3,0
Tổng số ngày khách (nghìn) 500 680 980 1.500
Hà Tĩnh
Số lƣợt khách (nghìn) 40 70 150 300
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,1 2,2 2,3
Tổng số ngày khách (nghìn) 80 150 330 690
Quảng Bình
Số lƣợt khách (nghìn) 80 150 250 350
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,8 1,9 2,0 2,1
Tổng số ngày khách (nghìn) 140 280 500 720
Quảng Trị
Số lƣợt khách (nghìn) 180 270 350 450
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,9 2,0 2,1 2,2
Tổng số ngày khách (nghìn) 350 540 740 990
Thừa Thiên - Huế
Số lƣợt khách (nghìn) 1.600 2.100 2.700 3.200
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,3 2,4 2,5 2,7
Tổng số ngày khách (nghìn) 3.600 5.000 6.650 8.600
Tổng số lượt khách đi lại giữa các tỉnh
Số lượt khách (nghìn) 2.150 2.950 4.050 5.200
Ngày lƣu trú trung bình (ngày) 2,2 2,3 2,4 2,6 Tổng số ngày khách (nghìn) 4.800 6.900 9.800 13.500
Tổng số khách đến
Vùng
Số lƣợt khách (nghìn) 1.554 2.108 2.795 3.635
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 3,10 3,30 3,45 3,70 Tổng số ngày khách (nghìn) 4.800 6.900 9.800 13.500
Nguồn: Viện NCPT Du lịch.
+ Khách du lịch nội địa đến vùng Bắc Trung Bộ từ khắp mọi miền của đất nƣớc; cơ cấu khách rất đa dạng, thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn...; và với những mục đích đi du lịch cũng khác nhau. Những thị trƣờng khách nội địa chính bao gồm:
- Khách du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng biển: Đối với vùng Bắc Trung Bộ, du lịch tắm biển và nghỉ dƣỡng biển là một lợi thế (đặc biệt đối với các thị trƣờng phía Bắc) và chủ yếu tập trung ở những bãi biển nổi tiếng nhƣ Sầm Sơn (Thanh Hóa); Cửa Lò (Nghệ An); Xuân Thành, Thiên Cầm (Hà Tĩnh); Đồng Hới (Quảng Bình); Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị); Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế)… Khách du lịch tắm biển và nghỉ dƣỡng biển đến vùng Bắc Trung Bộ từ khắp mọi miền đất nƣớc, đặc biệt là từ các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Họ
- Khách du lịch thương mại, kết hợp tham quan du lịch: Thƣờng tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế của các tỉnh nhƣ Huế, Vinh, Đồng Hới, Đông Hà, Thanh Hóa, Hà Tĩnh; và ở các khu công nghiệp, khu du lịch lớn... Đối tƣợng chính của loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nƣớc, các doanh nghiệp... thƣờng kết hợp giữa công tác và tham quan du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tƣợng du lịch này khá cao, nên họ thƣờng sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn, nhƣng thời gian lƣu trú thƣờng ngắn hơn. Loại hình du lịch này cũng thƣờng diễn ra quanh năm, ít ảnh hƣởng của tính thời vụ.
- Khách du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa và lễ hội - tín ngưỡng: Vùng Bắc Trung Bộ là khu vực tập trung nhiều các di sản văn hóa thế giới của nƣớc ta (Thành Nhà Hồ, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, nhã nhạc Cung đình Huế). Hiện nay ở khu vực Miền Trung (bao gồm cả Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ) đã hình thành và đang khai thác tuyến du lịch “Con đường di sản Miền Trung”, đây là tuyến du lịch văn hóa hấp dẫn bậc nhất ở nƣớc ta. Do vậy, hiện nay loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa đang phát triển mạnh ở khu vực này, thu hút nhiều đối tƣợng khách du lịch khác nhau, đặc biệt là nhóm khách có trình độ học vấn cao. Ngoài ra, trong những năm gần đây, khách du lịch lễ hội - tín ngƣỡng phát triển nhanh. Đối tƣợng chính của loại hình du lịch này là những ngƣời lớn tuổi, những ngƣời buôn bán kinh doanh... có nhu cầu tham gia vào loại hình du lịch lễ hội, tín ngƣỡng để cầu phúc, cầu may… Các địa bàn hoạt động chủ yếu của nhóm khách du lịch loại này tập trung ở những nơi có các di sản văn hóa của các dân tộc, các đền chùa gắn với các lễ hội đặc sắc…
- Khách du lịch nghỉ cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí: Hiện nay loại hình du lịch nghỉ cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn trong Vùng. Đối tƣợng là đông đảo quần chúng lao động muốn thƣ giãn, tìm cảm giác thoải mái sau mỗi tuần lao động. Các điểm thu hút khách chủ yếu bao gồm các trung tâm vui chơi giải trí; các khu du lịch nghỉ dƣỡng biển…
- Khách du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm: Mặc dù những hoạt động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên những hoạt động mang màu sắc du lịch sinh thái ở các vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên…; du lịch thể thao mạo hiểm (lặn biển, leo núi, vƣợt thác, khám phá hang động…) ngày càng thu hút đƣợc nhiều khách du lịch, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu. Đối tƣợng của nhóm khách này chiếm tỷ lệ không nhiều, tuy nhiên chi phí cho một tour du lịch này thƣờng rất cao. Đây thực sự là những sản phẩm du lịch tiềm năng có sức hấp dẫn khách du lịch rất cao.
Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”, dự báo đến năm 2015 toàn vùng Bắc Trung Bộ sẽ đón đƣợc 6,8 triệu lƣợt khách nội địa; năm 2020 là 8,9 triệu lƣợt; năm 2025 là 10,8 triệu lƣợt và đến năm 2030 có thể đón đƣợc 13,5 triệu lƣợt khách. Tuy nhiên, số khách này có thể còn đi lại giữa các tỉnh trong Vùng, nên khi tổng hợp số liệu thống kê chung toàn vùng thì số lƣợt khách đi lại giữa các tỉnh sẽ cao hơn. Cũng căn cứ vào thực trạng tốc độ tăng trƣởng khách, dựa trên các thế mạnh về tài nguyên, về nhu cầu đi du lịch, dựa trên hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch… của từng địa phƣơng, dự báo số lƣợt khách du lịch nội địa đến từng tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ thời kỳ 2015 - 2030 theo phƣơng án chọn đƣợc trình bày ở bảng 17 (các chỉ tiêu dự báo cho phƣơng án thấp và phƣơng án cao có tại phụ lục).
Bảng 17: Dự báo khách du lịch nội địa thời kỳ đến 2030 (Phƣơng án chọn)
Tỉnh Hạng mục 2015 2020 2025 2030
Thanh Hóa (*)
Số lƣợt khách (nghìn) 2.700 3.000 3.400 3.800
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,5 1,6 1,7 1,8
Tổng số ngày khách (nghìn) 4.100 4.800 5.700 6.800 Nghệ An (*)
Số lƣợt khách (nghìn) 2.700 3.100 3.500 3.900
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,6 1,7 1,8 1,9
Tổng số ngày khách (nghìn) 4.300 5.300 6.300 7.400 Hà Tĩnh
Số lƣợt khách (nghìn) 580 1.000 1.500 2.100
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,6 1,8 1,9 2,0
Tổng số ngày khách (nghìn) 900 1.800 2.800 4.200 Quảng Bình
Số lƣợt khách (nghìn) 800 1.200 1.700 2.300
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,3 1,4 1,5 1,6
Tổng số ngày khách (nghìn) 1.000 1.700 2.500 3.700 Quảng Trị
Số lƣợt khách (nghìn) 500 800 1.200 1.700
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,2 1,3 1,4 1,5
Tổng số ngày khách (nghìn) 600 1.100 1.600 2.500 Thừa Thiên -
Huế
Số lƣợt khách (nghìn) 1.100 1.700 2.500 3.200
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,6 1,8 1,9 2,0
Tổng số ngày khách (nghìn) 1.700 3.100 4.700 6.400
Tổng số lượt khách đi lại giữa các tỉnh
Số lượt khách (nghìn) 8.380 10.800 13.800 17.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,5 1,6 1,7 1,8 Tổng số ngày khách (nghìn) 12.600 17.800 23.600 31.000
Tổng số khách đến
Vùng
Số lƣợt khách (nghìn) 6.843 8.900 10.829 13.560
Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,85 2,00 2,10 2,30
Tổng số ngày khách (nghìn) 12.600 17.800 23.600 31.000
Nguồn: Viện NCPT Du lịch; (*) chỉ tính số khách lưu trú