Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 59 - 62)

II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2011 1 Vị trí, vai trò của du lịch vùngBắc Trung Bộ

9. Đánh giá chung

Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, phát triển du lịch đƣợc xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, nhờ vậy du lịch khu vực Bắc Trung Bộ đã có những bƣớc phát triển với tốc độ nhanh:

Khách du lịch đến khu vực gia tăng với nhịp độ tƣơng đối ổn định: khách du lịch quốc tế tăng trƣởng 13,1%/năm, khách du lịch nội địa 19,1%/năm trong giai đoạn 2000-2011. Tổng thu từ khách du lịch tăng trung bình 30,2%/năm.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương ngày càng được kiện toàn, thực hiện tốt chức năng tham mưu quản lý, phát triển du lịch. Tổ chức bộ máy quản lí dần đƣợc ổn định sau sự sát nhập của 3 ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Hiện nay ở hầu hết các địa phƣơng khu vực Bắc Trung Bộ đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của Tỉnh do vậy công tác quản lý nhà nƣớc, phối kết hợp dần đƣợc ổn định, nhờ vậy du lịch đã phát triển đúng hƣớng, hiệu quả đƣợc nâng cao.

Phát triển du lịch ở Bắc Trung Bộ trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, gắn với an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đối với một lãnh thổ có đƣờng biên giới dài, hạn chế về quỹ đất nông nghiệp và các nguồn lực khác, điều kiện hạ tầng xã hội nhìn chung còn khó khăn, hoạt động du lịch đã và đang là phƣơng thức tiếp cận có hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội và qua đó góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và giảm nghèo.

Bên cạnh những mặt tích cực, thời gian qua hoạt động du lịch Bắc Trung Bộ vẫn còn một số tồn tại sau:

Mặc dù tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch và thu nhập du lịch khu vực tương đối cao nhưng tỉ trọng so với cả nước còn thấp, chưa được cải thiện và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh về du lịch. Giai đoạn 2000-2011 tỉ trọng khách du lịch quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ chỉ dao động trong khoảng 5,8% - 6,0% tổng số lƣợt khách du lịch quốc tế đi lại trong cả nƣớc. Tổng thu từ khách du lịch toàn vùng trong giai đoạn này chỉ chiếm trung bình 3,9% so với cả nƣớc.

Sản phẩm du lịch của khu vực chưa đặc sắc và sức cạnh tranh còn hạn chế.

Việc xây dựng các sản phẩm du lịch thời gian qua còn mang tính chủ quan, dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có của địa phƣơng, thiếu đầu tƣ và chƣa dựa vào thế mạnh đặc thù về tiềm năng tài nguyên theo nhu cầu cụ thể của từng thị trƣờng. Trong quá trình phát triển các sản phẩm du lịch, việc liên kết, hợp tác giữa các địa phƣơng còn nhiều hạn chế, từ đó dẫn đến tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch làm hạn chế sức hấp dẫn và cạnh tranh chung về du lịch của cả khu vực. Những sản phẩm du lịch đặc thù chung toàn khu vực với thƣơng hiệu cạnh tranh chƣa đƣợc phát triển, việc phát triển thƣơng hiệu, xúc tiến quảng bá còn yếu, cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, chƣa chuyên nghiệp... khó thu hút du khách. Đặc biệt, việc phát triển ngành du lịch ở khu vực còn “mạnh ai, nấy làm”. Điển hình là sự kiện Festival du lịch Huế dù đã qua 6 kỳ tổ chức, Festival Huế dƣờng nhƣ vẫn chỉ là sự kiện của riêng Thừa Thiên - Huế. Thiếu

sự góp sức, chia sẻ của các địa phƣơng khác, Festival Huế chƣa trở thành “cú hích” để thúc đẩy du lịch vùng phát triển, nhƣ từng kỳ vọng. Các dịch vụ du lịch ít đƣợc đổi mới, chƣa tìm kiếm mở rộng thị trƣờng và còn quá lệ thuộc vào một số thị trƣờng trọng điểm, thị trƣờng quen thuộc nên dễ gặp rủi ro khi có biến động.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Quy mô và chất lượng các dịch vụ còn hạn chế. Hiện nay, phần lớn các cơ sở lƣu trú ở vùng Bắc Trung Bộ có quy mô nhỏ. Số khách sạn có quy mô dƣới 20 buồng chiếm khoảng 68,5% tổng số cơ sở lƣu trú trong cả nƣớc. Hiện tại trong khu vực mới chỉ có 277 khách sạn đƣợc xếp hạng từ 1 - 5 sao với tổng số 11.950 buồng lƣu trú, tập trung chủ yếu ở Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế. Mặt khác do tác động của quy luật cung cầu, nhiều khách sạn mini đã đƣợc xây dựng đã dẫn đến tình trạng thiếu, thừa cục bộ: thiếu những cơ sở lƣu trú đƣợc trang bị đồng bộ, dịch vụ đầy đủ, chất lƣợng cao; thừa những cơ sở có trang bị yếu kém, chất lƣợng dịch vụ thấp. Hoạt động kinh doanh do vậy phần lớn còn nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp cũng nhƣ hạn chế trong năng lực ứng dụng công nghệ và mở rộng hoạt động kinh doanh với các loại hình dịch vụ bổ trợ. Đây cũng là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay ở khu vực Bắc Trung Bộ làm hạn chế sức hấp dẫn du lịch và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng du lịch trong nƣớc và quốc tế.

Đội ngũ các doanh nghiệp lữ hành Bắc Trung Bộ còn mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp, khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường nước ngoài còn yếu, hiệu quả kinh doanh thấp. Năng lực về nghiệp vụ của hầu hết các doanh nghiệp lữ hành hiện còn nhiều hạn chế. Khách du lịch quốc tế đến khu vực hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành ở hai trung tâm phân phối khách lớn là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khai thác, đƣa đến. Các doanh nghiệp lữ hành tại các địa phƣơng chỉ tổ chức cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ nên hiệu quả kinh doanh không cao. Đối với thị trƣờng khách du lịch nội địa, các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu mới thực hiện nối tour và cung cấp một số dịch vụ tại địa phƣơng.

Hoạt động đầu tư vẫn chỉ mới tập trung ở một số địa bàn có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển và đang có lượng khách lớn. Nhiều địa bàn có tài nguyên du lịch hấp dẫn nhưng chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng du lịch. Tuy tốc độ thu hút đầu tƣ FDI của khu vực trong thời gian qua có tăng, góp phần tích cực vào phát triển du lịch của khu vực, song quy mô vẫn còn nhỏ bé. Đến năm 2010 đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực du lịch phần lớn tập trung vào lĩnh vực xây dựng, nâng cấp khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, thể thao.. và tập trung ở Thanh Hóa, Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế.

Chất lượng của lực lượng lao động du lịch ở Bắc Trung Bộ còn nhiều bất cập, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình phát triển du lịch. Số lƣợng lao động trong ngành du lịch chƣa qua đào tạo chiếm tới hơn 27,5% tổng số lao động của toàn khu vực, đào tạo không đúng chuyên ngành du lịch cũng chiếm đến 22,3%. Thực trạng này đã làm cho chất lƣợng dịch vụ du lịch nhìn chung còn thấp hơn so với yêu cầu, đòi hỏi của khách du lịch.

* Một số nguyên nhân chủ yếu tác động tới sự phát triển du lịch

Vùng Bắc Trung Bộ là địa bàn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đều. Đây cũng là khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng của đất nƣớc.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch ở khu vực nhìn chung còn kém phát triển, chƣa thực sự tạo điều kiện cho khách tiếp cận thuận lợi tới các khu/điểm du lịch và đảm bảo vệ sinh, môi trƣờng cho hoạt động du lịch. Việc hỗ trợ đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở khu vực mặc dù đã đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ nhƣng còn quá thấp so với nhu cầu phát triển du lịch (những địa phƣơng đƣợc đầu tƣ nhiều nhất cũng chỉ đáp ứng khoảng 30 - 40% nhu cầu đầu tƣ) và đặc biệt là còn manh mún, dàn trải, chƣa có đƣợc những dự án đầu tƣ có sức bật và có trọng điểm là cú hích cho du lịch từng địa phƣơng và cả vùng.

Hoạt động liên kết, phối hợp giữa các địa phƣơng trong khu vực trong công tác chỉ đạo, quy hoạch phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm, thực hiện các chƣơng trình du lịch, xúc tiến quảng bá mở rộng thị trƣờng du lịch, v.v. tuy đã đƣợc thực hiện trong nhiều năm nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa tạo ra đƣợc hình ảnh chung về du lịch cũng nhƣ tạo sức hấp dẫn du lịch cho cả vùng.

Hoạt động liên kết phát triển du lịch vùng mới chỉ dừng lại trong việc tổ chức một số sự kiện cụ thể, chƣa liên tục, chƣa thực sự hợp sức để cùng xây dựng sản phẩm du lịch, quảng bá thƣơng hiệu... thu hút du khách đến với Bắc Trung Bộ. Nói cách khác, sự liên kết chỉ mang tính hình thức nên chƣa đem lại hiệu quả thực tế. Ngoài ra, chƣa có cơ chế ràng buộc, tính hiệu lực bắt buộc trong hoạt động liên kết chƣa rõ ràng.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và kinh doanh lữ hành còn chưa thực sự đem lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng. Những năm qua, số lƣợng các cơ sở kinh doanh dịch vụ lƣu trú trong vùng có tăng nhƣng quy mô và hiệu quả kinh doanh còn thấp. Hoạt động lữ hành còn manh mún, chƣa phát huy đƣợc vai trò đặc biệt là trong việc chủ động khai thác nguồn khách.

Các doanh nghiệp du lịch lữ hành trên địa bàn vẫn thụ động với hoạt động đƣa khách du lịch đi du lịch trong tỉnh, hoặc đƣa khách du lịch là ngƣời Việt Nam đi du lịch nƣớc ngoài mà chƣa chú trọng đến việc khai thác khách du lịch đi các tỉnh bạn và chủ động nguồn khách từ nƣớc ngoài vào địa phƣơng mình và cả vùng nói chung. Yếu tố thời vụ đối với hoạt động du lịch biển ở các tỉnh Bắc Bắc Trung Bộ là một hạn chế lớn đối với hiệu quả đầu tƣ du lịch, đồng thời tạo ra những ảnh hƣởng tiêu cực tới chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ và đội ngũ lao động ngành du lịch cũng nhƣ môi trƣờng kinh doanh du lịch.

Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa các cấp, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp ở một số khâu còn lỏng lẻo, điều này đã ít nhiều hạn chế sự phát triển của ngành du lịch. Đặc biệt là công tác quy hoạch du lịch chƣa theo kịp yêu cầu phát triển, chƣa khai thác đƣợc các thế mạnh đặc trƣng về tài nguyên để hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc thù; công tác quy hoạch phát triển các khu điểm du lịch cũng còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó công tác

giám sát và tổ chức thực hiện quy hoạch cũng bộc lộ nhiều yếu kém dẫn đến tình trạnh đầu tƣ không theo quy hoạch hay chƣa có đƣợc các chính sách thu hút đầu tƣ thuận lợi hấp dẫn để cụ thể hóa các dự án ƣu tiên đầu tƣ thành các sản phẩm du lịch có giá trị.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)