Định hƣớng liên kết phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 101 - 102)

- Biển, đảo miền Trung.

6. Định hƣớng liên kết phát triển du lịch

Liên kết phát triển là một định hƣớng quan trọng nhằm bổ sung những hạn chế, phát huy những thế mạnh của từng địa phƣơng nhằm tạo đƣợc sức cạnh tranh chung về du lịch của vùng so với các lãnh thổ khác. Đối với vùng Bắc Trung Bộ, trong nội dung liên kết hợp tác phát triển, ngoài những đối tác trong nội vùng còn những đối tác quan trọng khác cả trong và ngoài nƣớc. Ở trong nƣớc, đối tác chính là các thị trƣờng trọng điểm, các địa phƣơng liên kết. Với quốc tế, các đối tác hợp tác phát triển quan trọng là các nƣớc trong hành lang Đông Tây, tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

6.1. Liên kết, hợp tác trong vùng

Nội dung liên kết, hợp tác:

- Liên kết trong đầu tƣ phát triển du lịch

- Xây dựng các chƣơng trình du lịch (tour du lịch) chung của vùng - Quảng bá xúc tiến hình ảnh chung du lịch vùng.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Hình thức liên kết, hợp tác:

- Trên cơ sở đồng thuận giữa các địa phƣơng trong vùng Bắc Trung Bộ.

- Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch khuyến khích các địa phƣơng trong vùng bằng các chính sách cụ thể nhƣ ƣu tiên nguồn vốn đầu tƣ hạ tầng du lịch, vốn Chƣơng trình Hành động Quốc gia về Du lịch và nguồn lực từ các chƣơng trình, dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các dự án, chƣơng trình có tính chất liên kết mạnh mẽ trong vùng.

- Cam kết hợp tác chính thức về phát triển du lịch giữa chính quyền các địa phƣơng trong vùng với một số chính sách ƣu tiên đặc thù.

- Hợp đồng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong vùng với sự hỗ trợ của chính quyền các địa phƣơng và các Hiệp hội du lịch địa phƣơng.

6.2. Liên kết với các địa bàn du lịch khác

Sự phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ không thể tách rời sự phát triển du lịch chung của vùng đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là Đà Nẵng và Quảng Nam. Chính vì vậy sự hợp tác phát triển du lịch của vùng với các địa bàn du lịch khác, trƣớc hết là với Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Bình là rất quan trọng và cần thiết. Hà Nội có vị trí quan trọng đối với vùng Bắc Trung Bộ không chỉ trong vai trò là điểm trung chuyển khách quan trọng của miền Bắc, mà còn là thị trƣờng lớn, nhiều tiềm năng. Đà Nẵng và Quảng Nam không chỉ là những thị trƣờng tiềm năng mà còn là những đối tác quan trọng của du lịch Bắc Trung Bộ trong

khuôn khổ phát triển hành lang Đông Tây. Những thỏa thuận liên kết hợp tác vừa qua giữa Thừa Thiên - Huế với Đà Nẵng và Quảng Nam cũng nhƣ 9 tỉnh duyên hải Trung Bộ chính là những bƣớc đi ban đầu đặt nền móng cho sự liên kết hợp tác giữa vùng Bắc Trung Bộ và Quảng Nam - Đà Nẵng.

6.3. Hợp tác trong khuôn khổ hành lang Đông Tây và Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng Kông mở rộng

Có thể nói trong chƣơng trình phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), hành lang kinh tế Đông Tây là một nội dung đƣợc ƣu tiên nhất cũng nhƣ đạt đƣợc nhiều tiến triển nhất. Về hành lang Đông Tây, thƣờng xuyên có các cuộc họp đa phƣơng và ở các cấp khác nhau, nhiều thỏa thuận đã đạt đƣợc mang tới nhiều thành tựu trong hợp tác phát triển. Hành lang Đông Tây nhận đƣợc sự quan tâm của chính phủ các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ADB, JICA... Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động du lịch các lãnh thổ có liên quan.

Trong khuôn khổ hợp tác phát triển hành lang Đông Tây có 10 dự án, trong đó có 1 dự án về du lịch và một số dự án khác có liên quan hỗ trợ phát triển du lịch.

Căn cứ vào định hƣớng phát triển của du lịch chung, một số hoạt động hợp tác của vùng đối với quốc tế trƣớc mắt bao gồm:

- Tăng cƣờng tạo thuận lợi cho đi lại của khách du lịch trên hành lang Đông Tây và mở rộng phạm vi đi lại tới các địa phƣơng lân cận hành lang

- Phát triển các tuyến du lịch quốc tế trên hành lang, ví dụ tuyến du lịch tìm hiểu các cố đô: Huế - Luông Prabăng - Ayutthaya - Bagan.

- Quảng bá "hành lang Đông Tây" nhƣ một điểm đến thống nhất, hấp dẫn (kéo dài từ Ấn Độ Dƣơng tới Thái Bình Dƣơng) trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới.

- Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Chuẩn hóa chất lƣợng dịch vụ du lịch trên tuyến Hành lang Đông Tây - Xây dựng hệ thống điểm dừng chân trên toàn tuyến

Đây là những định hƣớng hợp tác quan trọng cần đƣợc quan tâm hiệp đồng triển khai giữa các quốc gia hƣớng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng của tiêng vùng.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng bắc trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)