II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2011 1 Vị trí, vai trò của du lịch vùngBắc Trung Bộ
1. Thanh Hoá 189 3.225 330 6.644 480 10.490 500 1150 2 Hà Tĩnh 20 420 64 634 98 2.249 108 2
2.4. Lao động ngành du lịch
* Số lượng
Trong những năm gần đây, du lịch phát triển mạnh do vậy lực lƣợng lao động phục vụ trong ngành du lịch cũng gia tăng nhanh. Năm 2000 có khoảng 150.000 lao động đang phục vụ trong ngành du lịch toàn quốc. Năm 2005 có 274.828 lao động, đến năm 2010 lao động trong ngành du lịch 478.065 lao động đang phục vụ trong ngành du lịch toàn quốc và có khoảng 900.000 lao động gián tiếp. Nhƣ vậy con số lao động trong ngành du lịch cả trực tiếp và gián tiếp đạt gần 1,4 triệu lao động.
Bảng 12: Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch khu vực Bắc Trung Bộ so với cả nước giai đoạn đến 2011
2000 2005 2009 2010 2011
Khu vực Bắc Trung Bộ (ngƣời) 8.650 17.040 26.075 29.240 32.625
Tỷ lệ % so với cả nước 5,7% 6,20% 5,79% 6,12% 6,08%
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và các Sở VHTTDL các tỉnh
Tính đến cuối năm 2005, toàn vùng Bắc Trung Bộ có khoảng 17.040 lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, chiếm khoảng 6,2% tổng số lao động du lịch của cả nƣớc, tăng gần 2,0 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trƣởng lao động ngành giai đoạn 2000-2005 đạt 14,52%/năm (cao hơn mức trung bình cả nƣớc 11,23%).
Giai đoạn 2006 đến nay, để đảm bảo mức duy trì nhịp độ tăng trƣởng của các luồng khách thì việc tăng cƣờng đội ngũ lao động ngành là một yêu cầu cấp bách. Giai đoạn này, nguồn nhân lực du lịch của vùng không chỉ tăng về lƣợng mà bƣớc đầu đã có sự gia tăng về chất. Đến cuối năm 2011, toàn vùng đã thu hút đƣợc 32.625 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành. Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 10,2%/năm. Ngoài số lao động trực tiếp, hoạt động du lịch còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói, giảm nghèo ở nhiều địa phƣơng còn nhiều khó khăn ở khu vực này. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong ngành du lịch ở khu vực Bắc Trung Bộ năm 2005 ƣớc đạt 736.211 đồng, đến năm 2011 tăng lên hơn 1,0 triệu đồng.
Bảng 13: Lao động ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ (2000 - 2011)
Đơn vị: người
TT Địa phƣơng 2000 2005 2010 2011 Tăng TB Thu nhập BQ/tháng (đồng) 1. Thanh Hoá 2.300 4.319 5.875 6.743 10,3% 1.105.000 2. Hà Tĩnh 700 1.362 1.643 1.755 8,7% 974.000 3. Nghệ An 2.500 4.075 4.462 4.524 5,5% 980.700 4. Quảng Bình 500 1.462 1.692 1.811 12,4% 882.600 5. Quảng Trị 450 1.292 1.400 1.600 12,2% 795.000 6. Thừa Thiên - Huế 2.200 4.530 5.000 5.300 8,3% 1.268.000
Tổng số 8.650 17.040 20.072 21.733 8,7% 1.000.883
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh.
Lao động trong ngành du lịch của Thanh Hóa chiếm tỷ trọng đến hơn 31,2% tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch của cả vùng, tuy nhiên trong số này thì lực lƣợng lao động thời vụ và lao động phổ thông chƣa qua đào tạo chiếm số lƣợng lớn chƣa tách đƣợc số liệu cụ thể. Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế - xứng đáng là các địa phƣơng đầu tàu về phát triển du lịch của khu vực, lực lƣợng lao động phục vụ tại các tỉnh này chiếm trung bình 78% tổng số lao động cả vùng... Nguyên nhân chính là do hầu hết các khách sạn, các hãng lữ hành, các cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí của vùng đều tập trung chính trên địa bàn thành phố hoặc các tỉnh có điểm du lịch hoặc khu du lịch thu hút khách, còn lại là các tỉnh khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
* Chất lượng
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong du lịch giữ một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng các dịch vụ du lịch. Chất lƣợng các dịch vụ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vào thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ. Ngoài ra, chất lƣợng dịch vụ còn phụ thuộc vào chỉ tiêu lao động bình quân cho một phòng khách sạn. Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong du lịch có những yêu cầu đặc thù. Phụ nữ ở độ tuổi trung bình 20-30 tuổi chiếm số đông trong các cơ sở phục vụ du lịch. Nam giới thƣờng chiếm số ít hơn và độ tuổi cũng cao hơn. Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên nữ cũng thƣờng thấp hơn so với nam giới. Nói chung số lao động có học vấn thấp hơn thƣờng làm việc ở các khách sạn, nhà hàng, các cơ sơ dịch vụ du lịch khác v.v...; còn ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nƣớc về du lịch, các công ty lữ hành - hƣớng dẫn... thì có học vấn cao hơn. Du lịch mang tính chất thời vụ rất cao nên ảnh hƣởng
lớn đến việc sử dụng lao động và trả công lao động. Thông thƣờng các cơ sở kinh doanh du lịch theo mùa sử dụng một số lao động nhất định làm việc quanh năm, số còn lại hợp đồng theo thời vụ, theo tháng, theo ngày. Ở đây nảy sinh ra một mâu thuẫn mà trong ngành du lịch chƣa khắc phục đƣợc đó là số lao động hợp đồng theo thời vụ có trình độ chuyên môn không cao nên ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng phục vụ trong du lịch.
Bảng 14: Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch phân theo trình độ (2005-2010)
Trình độ 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng TB Đại học và Trên ĐH 2.122 3.333 3.669 4.066 4.660 5.797 22,3% % so với tổng 12,5% 16,6% 16,9% 16,4% 17,0% 18,6% - Cao đẳng Trung cấp 5.022 6.118 6.777 7.377 8.319 9.858 14,4% % so với tổng 29,5% 30,5% 31,2% 29,8% 30,3% 31,6% - Đào tạo khác 4.542 4.383 4.875 5.258 6.135 6.948 8,9% % so với tổng 26,7% 21,8% 22,4% 21,2% 22,3% 22,3% -
Chƣa qua đào tạo 5.354 6.238 6.412 8.048 8.372 8.569 9,9%
% so với tổng 31,4% 31,1% 29,5% 32,5% 30,5% 27,5% -
Tổng cộng 17.040 20.072 21.733 24.749 27.486 31.172 12,8% Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh.
Trong cơ cấu lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch, đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ trong các cơ sở lƣu trú du lịch, các cơ sở phục vụ ăn uống du lịch... có vai trò hết sức quan trọng, chất lƣợng của đội ngũ nhân viên này quyết định sự thành bại của hoạt động du lịch. Đối với đội ngũ quản lý, hầu hết các giám đốc khách sạn từ 3 sao trở xuống trên địa bàn đều chƣa đƣợc đào tạo nghiệp vụ quản lý kinh doanh du lịch, do vậy có tình tình trạng quản lý theo kinh nghiệm bản thân theo kiểu “nghề dạy nghề”; khối các cơ sở lƣu trú tƣ nhân (các doanh nghiệp vừa và nhỏ) đội ngũ cán bộ quản lý nhìn chung còn thiếu kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch.