Tuân thủ về chấp hành quyết định của cơ quan thuế, nộp thuế đầy đủ đúng hạn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý THU THUẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ của DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 56)

1 2 Tuân thủ thuế

2.2.4Tuân thủ về chấp hành quyết định của cơ quan thuế, nộp thuế đầy đủ đúng hạn

đúng hạn

CQT luôn phải đảm bảo hoàn thành số thu NSNN theo dự toán được giao,đồng thời cố gắng hạn chế số nợ đến mức tối thiểu có thể. Khu vực DN đóng góp rất lớn vào số thu, tương ứng với điều đó tỷ trọng nợ khu vực này cũng rất cao.

Bảng 2.11Cơ cấu nợ qua các năm

Năm Tổng số nợ (Triệu đồng)

Hộ kinh doanh Doanh nghiệp Số nợ (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số nợ (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2010 145.000 25.000 17 120.000 83 2011 351.000 65.000 19 286.000 81 2012 489.000 83.000 17 406.000 83 2013 648.000 117.000 18 531.000 82 2014 508.000 96.000 19 412.000 81

Nguồn: Báo cáo nợ của phòng quản lý nợ

Với tỷ lệ chiếm trên 81% số nợ trên địa bàn thì vấn đế nợ từ khu vực DN rấtđáng xem xét, sự tuân thủ nghĩa vụ nộp NSNN đầy đủ, đúng hạn từ DN có ý nghĩa quan trọng.

46

Một số DN ngoài quốc doanh ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa tốt, có biểu hiện chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ thuế, có trường hợp do hiểu về chính sách thuế không thống nhất, người nộp thuế áp dụng tính thuế sai, sau một thời gian dài CQT truy thu,

từ đó dẫn đến NNT không có khả năng nộp đúng hạn. Do tình hình kinh tế trong nước tiếp tục khó khăn, nhiều DN khó khăn về vốn, mặc dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, trong đó có giải pháp về tín dụng nhưng các DN vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn vay, các đơn vị chế biến không đủ sản lượng nguyên liệu đầu vào để sản xuất dẫn đến chi phí tăng, các đối tác thường xuyên chiếm dụng vốn, chậm thanh toán tiền hàng... từ đó hoạt động không hiệu quả, cũng ảnh hưởng lớn đến việc nộp thuế. Bên cạnh đó vẫn còn DN gặp khó khăn về tài chính như DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng do thường xuyên bị đối tác chiếm dụng vốn, chậm thanh toán tiền hàng, các DN lâm vào tình trạng giải thể, phá sản nên không có khả năng nộp nợ thuế. Ngoài ra, một số DN được gia hạn đến hạn nhưng chưa nộp hoặc thu được một phần nợ cũ thì nợ mới lại phát sinh, quy định cho phép đối với những DN kê khai thuế 3 tháng một lần cũng làm nợ thuế phátsinh tăng vào thời điểm đầu quý.

Qua tình hình nợ thuế nêu trên, cho thấydiễn biến nợ trên địa bàn là phức tạp, tỷ lệ nợ cao, sự tuân thủ của DN về nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn số thuế vào NSNN còn thấp.

47

2.2.5 Tuân thủ trong việc thực hiện hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ đề nghị hoàn thuế mà Cục Thuế nhận được từ DN chủ yếulà hoàn thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân ít hơn.

Bảng 2.12Hồ sơ không được hoàn thuế GTGT qua các năm

Năm

Hồ sơ đề nghị hoàn Hồ sơ không được hoàn thuế

Số hồ sơ Số tiền thuế (Triệu đồng) Số hồ sơ Tỷ lệ (%) Số tiền thuế (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5)=(4)/(2) (6) (7)=(6)/(3) 2010 402 532.500 80 20 62.178 12 2011 880 885.156 147 17 89.333 10 2012 707 679.325 110 16 56.869 8 2013 398 526.527 60 15 41.091 8 2014 221 428.435 32 14 21.109 5

Nguồn: Phòng kê khai kế toán thuế - Cục thuế Kiên Giang

Bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ hồ sơ không thuộc trường hợp được hoàn thuế so với hồ sơ đề nghị hoàn thuế giảm dần qua các năm cả về số lượng hồ sơ (20% xuống 14%) và số tiền thuế đề nghị hoàn (12% đến 5%). Điều này, phản ánh DN thực hiện hồ sơ hoàn thuế ngày càng chấp hành tốt quy định về lập hồ sơ đề nghị được hoàn thuế.

2.3 ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC CHUYÊN GIA VỀ ẢNH

HƯỞNG CỦA CÁCYẾU TỐĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ

Ngoài việc đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế của nhà nước và sự

TTT của DN trên địa bàn Kiên Giang dựa trên số liệu đã được thu thập. Tác giả tiến hành khảo sát các DN và các chuyên gia về thuế dựa trên những đánh giá chủ quan của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế của nhà nước và sự TTT của DN để giúp tác giả đưa ra nhận xét cho phù hợp với tình hình thực tế đặc thù tại Kiên

Giang.

2.3.1 Mục tiêu của việc khảo sát

Dựa trên nền tảng lý thuyết đã trình bài ở chương 1. Tác giả thu thập thông tin khách quan và cần thiết từ thành phần kinh tế vĩ mô, các quy định thuế, quản lý thu

48

thuế của nhà nước, sự TTT của DN, và các vấn đề xã hội có liên quan đến CQT và NNT từ góc nhìn của các DN và các chuyên gia.

Tổng hợp phân tích đánh giá từ các phiếu khảo sát về công tác quản lý thu thuế của nhà nước và sự TTT của DN trên địa bàn Kiên Giang về về các yếu tố tác động đến sự TTT, giúp tác giả đưa ra nhận định cho phù hợp với thực tế tại Kiên Giang.

2.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đánh giá công tác quản lý thu thuế của nhà nước và TTT của DN trên địa

bàn Kiên Giang, tác giả sử dụng phiếu khảo sát (Phụ lục 1) khảo sát các DN và chuyên gia trên địa bàn theo các tiêu chí như sau:

- Đánh giá yếu tố thành phần kinh tế

- Đánh giá yếu tố pháp luật thuế - Đánh giá yếu tố cơ quan thuế

- Đánh giá yếu tố người nộp thuế

- Đánh giá các yếu tố xã hội tác động đế sự tuân thủ thuế

Dựa vào các tiêu chí đó tác giả xây dựng bộ câu hỏi gồm 30câu hỏi chung cho DN và các chuyên gia. Phương pháp đánh giá theo 5 cấp độ sau: Hoàn toàn không đồng ý: cấp I, tương đối không đồng ý: cấp II, không ý kiến: cấp III, khá đồng ý: cấp

IV và hoàn toàn đồng ý: cấp V.

Yêu cầu đặt ra với những câu hỏi được sử dụng khảo sát dể hiểu, dể trả lời và phù hợp với thực tế.

2.3.3 Phân tích thống kêđối tượng khảo sát

Bằng phương pháp chọn mẫu tác giả phát ra 300 phiếu khảo sát cho DN và 20 phiếu khảo sát cho các chuyên gia về thuế gồm 10 Chi cục trưởng và 5 trưởng phòng chức năng có kinh nghiệm trong việc kê khai kế toán thuế, thanh tra kiểm tra thuế, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, cưỡng chế và quản lý nợ thuế. 05 kế toán trưởng của các công ty lớn.Kết quả thu được 210 phiếu từ DN và 20 phiếu từ các chuyên gia Tổng số phiếu được đưa vào xử lý số liệu phân tích đánh giá là 230phiếu.

2.3.4 Kết quả khảo sát:( Phụ lục 4)

2.3.4.1 Đánh giá của đối tượng khảo sátvề yếutố kinh tế

Kết quả khảo sát tại bảng 2.13 cho thấy, yếu tố kinh tế gồm: môi trường kinh tế, thuế suất, lãi suất ngân hàng, lạm phát, chi tiêu của Chính phủ, đối với DN thì cấp độ

49

khá đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 68%, các chuyên gia chiếm 87%. ở mức độ trung lập không có ý kiến đối với DN là 11%, các chuyên gia là 2%, còn lại tỷ lệ hoàn

toàn không đồng ý, tương đối không đồng ý các DN chiếm tỷ lệ 21%, các chuyên gia

11%. Cho thấy hầu hết các DN trên địa bàn và chuyên gia đều khẳng định yếu tố kinh

tế tác động đến sự TTT.

Lãi vay là khoản chi phí đáng kể ảnh hưởng đến thu nhập của DN, khi lợi nhuận chưa thể bù đắp được lãi vay thì tiền thuế của Nhà nước sẽ ảnh hưởng, cho thấy chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến sự TTT của DN.

Lạm phát gây nên chi phí đắt đỏ, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, sức mua giảm, lực cầu giảm, đầu ra của DN gặp khó khăn, hàng tồn kho nhiều, gây thiệt hại cho kinh doanh, hoạt động kinh doanh thua lỗ ảnh hưởng đến sự TTT.

Môi trường kinh tế chưa phát triển các giao dịch tiền mặt vẫn là giao dịch chính, thói quen dùng tiền mặt phổ biến. Thanh toán qua các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính vẫn còn rất hạn chế. Thương mại điện tử chưa phát triển, kinh doanh qua mạng khó kiểm soát, DN đánh giá môi trường kinh tế ảnh hưởng đến sự TTT của DN.

Chi tiêu của Chính phủ hiệu quả phục vụ cho giáo dục, y tế, đồng thời tạo nên cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế phát triển, hoạt động của DN cũng thuận lợi hơn, thì DN sẵn lòng thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Ngược lại, nếu Chính phủ chi tiêu không hiệu quả, lãng phí, thì DN cảm thấy số tiền đóng góp bị phí phạm, không còn có ý nghĩa, dẫn đến giảm sự TTT.

Việc cắt giảm thuế suất cho thấy việc thay đổi mức thuế suất điều tiết ít nhiều làm thay đổi hành vi TTT của NNT.

2.3.4.2 Đánh giá của đối tượng khảo sát về yếu tố pháp luật thuế

Kết quả khảo sát tại bảng 2.14cho thấy, yếu tố về chính sách thuế đối với DN thì cấp độ khá đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 77%, các chuyên gia chiếm 77%. ở mức độ trung lập không có ý kiến đối với DN là 10%, các chuyên gia là 11%, còn lại tỷ lệ hoàn toàn không đồng ý, tương đối không đồng ý các DN chiếm tỷ lệ 13%, các chuyên gia 12%. Cho thấy hầu hết các DN trên địa bàn và chuyên gia đều khẳng định yếu tố chính sách thuế tác động đến sự TTT.

50

Chính sách thuế càng đồng bộ, chặt chẽ, rõ ràng, không phức tạp thì CQT càng dễ quản lý, dễ thực thi, DN càng dễ hiểu, dễ thực hiện đúng quy định; Các văn bản dưới luật đạt được độ ổn định tương đối ít phải sửa đổi, bổ sung thì CQT không mất thời gian tuyên truyền, tập huấn, DN giảm bớt thời gian tìm hiểu, cập nhật; Thuế suất cao thì sự tuân thủ sẽ thấp và ngược lại, điều này cũng đã phù hợp với thực tiễn khi Quốc hội thông qua luật thuế mới thì thuế suất luôngiảm.

Các quy định về thuế quá phức tạp hay thường xuyên sửa đổi DN sẽ cảm thấy áp lực tâm lý do tính chất phức tạp của các quy định thuế làm cho DN thường có hành vi tuân thủ kém hơn. Nếu thủ tục thuế càng đơn giản thì DN dể tiếp cận, dể hiểu, chi

phí TTT sẽ giảm làm cho DN càng TTT hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.4.3 Đánh giá của đối tượng khảo sát về yếu tố cơ quan thuế

Kết quả khảo sát tại bảng 2.15cho thấy, yếu tố về chính sách thuế đối với DN thì cấp độ khá đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 75%, các chuyên gia chiếm 76%. ở mức độ trung lập không có ý kiến đối với DN là 11%, các chuyên gia là 16%, còn lại tỷ lệ hoàn toàn không đồng ý, tương đối không đồng ý các DN chiếm tỷ lệ 14%, các chuyên gia 8%. Cho thấy hầu hết các DN trên địa bàn và chuyên gia đều khẳng định yếu tố CQT tác động đến sự TTT.

Công tác quản lý thu thuế của CQT có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, quản lý thuế với công chức có chất lượng, tuyên truyền hỗ trợ hiệu quả, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho người nộp thuế, công tác kiểm tra, xử phạt, cưỡng chế nghiêm minh, cótác động tíchcực đến sự TTT của DN.

Công tác TTHT tác động đến sự TTT, nghĩa là rất nhiều DN quan tâm đến sự hướng dẫn, hỗ trợ của CQT, cho thấy nội dung này ảnh hưởng mạnh đến sự TTT của DN, Cục Thuế cần tập trung nâng cao chất lượng hoạt động này.

Công tác kiểm tra có hiệu quả, xử lý nghiêm minh của CQT góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý, răn đe các DN vi phạm pháp luật về thuế, nội dung này ảnh hưởng khá lớn đến sự TTT.

Công chức có trách nhiệm, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử hòa nhã sẽ tạo được thiện cảm DN sự tăng sự TTT của DN có thể sẽ nâng cao.

51

Việc hỗ trợ cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho các DN thì gánh nặng của chi phí tuân thủ càng ít; tối thiểu hóa nguồn lực công hoặc chuyển nguồn lực đó sang cho

người sử dụng khác nhằm đảm bảo việc thu nộp tiền thuế có hiệu quả hơn và tăng sự TTT của DN.

2.3.4.4 Đánh giá của đối tượng khảo sát về yếu tố người nộp thuế

Kết quả khảo sát tại bảng 2.16 cho thấy, yếu tố về NNT đối với DN thì cấp độ khá đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 77%, các chuyên gia chiếm 81%. ở mức độ trung lập không có ý kiến đối với DN là 10%, các chuyên gia là 11%, còn lại tỷ lệ hoàn toàn không đồng ý, tương đối không đồng ý các DN chiếm tỷ lệ 13%, các chuyên gia 8%. Cho thấy hầu hết các DN trên địa bàn và chuyên gia đều khẳng định yếu tố NNT tác động đến sự TTT.

Khi kinh doanh có lãi, đảm bảo tái hoạt động và phát triển, DN thường nộp thuế đầy đủ đúng hạn, ít tính toán về số thuế phải nộp, tập trung phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi kinh doanh khó khăn, căng thẳng về tài chính là một trong những

nguyên nhân không TTT.

Nền kinh tế ổn định, xã hội phát triển, phúc lợi xã hội đảm bảo cho người dân thì việc nộp thuế là trách nhiệm của mỗi DN, các DN đều đồng tình và tuân thủ nộp thuế

Khi sử dụng các biện pháp chế tài quá nghiêm khắc, hay nếu chỉ được cưỡng chế thi hành một cách hiếm hoi thì làm giảmsự TTT. Khi xã hội nhận thấy luật không phù hợp với thực tế thì hiển nhiêncác hành vi không tuân thủ sẽ ngày càng tăng thêm.

Kiến thức thuế NNT tác động đáng kể đến việc TTT của DN. Nếu cung cấp kiến thức thuế nhiều hơn cho đại bộ phận trong xã hội nhằm cải thiện nhận thức của mọi người về tính công bằng của hệ thống thuế là một trong những cách thức hữu hiệu để hạn chế trốn thuế.

Khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, mức độ đơn giản, dễ hiểu của các quy định, hướng dẫn có liên quan đến việc kê khai nghĩa vụ thuế của NNT có mối quan hệ mật thiết đến việc hỗ trợ cho họ TTT tốt hay không. Việc người nộp thuế TTT tốt hay không còn bị tác động bởi kết quả hoạt động của CQT ; của sự tương tác tích cực giữa CQT và NNT, cũng như cách thức mà CQT phản hồi lại với NNT.

52

2.3.4.4 Đánh giá của đối tượng khảo sát về yếu tố xã hội

Kết quả khảo sát tại bảng 2.17cho thấy, yếu tố về xã đối với DN thì cấp độ khá

đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 71%, các chuyên gia chiếm 70%. ở mức độ trung lập không có ý kiến đối với DN là 13%, các chuyên gia là 15%, còn lại tỷ lệ hoàn toàn không đồng ý, tương đối không đồng ý các DN chiếm tỷ lệ 16%, các chuyên gia 15%.

Cho thấy hầu hết các DN trên địa bàn và chuyên gia đều khẳng định yếu tố xã hội tác động đến sự TTT.

DN cho rằng vị thế, danh tiếng của DN ảnh hưởng đến sự TTT của DN. Trên thực tế, khi chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế cũng là một trong những yếu tố

nâng cao thương hiệu DN, nâng cao uy tín của DN trên thương trường.

Điều này cho thấy việc xử phạt nghiêm minh hay không nghiêm minh, mức phạt đủ tác dụng răn đe hay không, và việc cân nhắc giữa số tiền có thể bị phạt và số tiền có thể thu được khi không TTT có ảnh hưởng nhất định đến hành vi tuân thủ của

NNT. Đa số DN cho rằng trốn thuế sẽ bị CQT phát hiện và phải chịu phạt nặng hơn do đó ảnh hưởng rất lớn đến sự TTT.

Nếu CQT đối xử hợp lý, thiện chí và tôn trọng tính tự chủ của DN ảnh hưởng rất tích cực đến sự TTT của DN. Đồng thời mối quan hệ giữa CQT và NNT sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý THU THUẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ của DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 56)