1 2 Tuân thủ thuế
3.2.7 Xử lý nghiêm minh vấn đề gian lận, trốn thuế đảm bảo đủ sức răn đe
CQT tăng cường tập trung thanh tra, kiểm tra các đơn vị có rủi ro cao về thuế, chỉ đạo phòng thanh tra, kiểm tra, các Chi cục thuế có đối tượng khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT hàng hóa là nông lâm thủy hải sản, hoặc hàng hóa xuất khẩu qua biên giới đất liền đặc biệt là xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới Campuchia phải rà soát đánh giá lại rủi ro, đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay nhất là các DN có dấu hiệu vi phạm về hóa đơn. Kiên quyết xử lý theo đúng pháp luật các hành vi gian lận thuế, hoàn thuế, trốn thuế.
CQT phối hợp với Ủy ban, Mặt trận tổ quốc, các cấp chính quyền, các đoàn thể quản lý hiệu quả, chống thất thu ngân sách. CQT tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế.
CQT kết hợp với cơ quan Công an, Viện kiệm sát, Tòa án tăng cường điều tra, xử lý các vụ án trốn, lậu thuế, đã được phát hiện để đưa ra xét xử công khai trước pháp luật, hoặc chủ động phối hợp với cơ quan ngôn luậnthông qua các phương tiện truyền
thông nhằm giáo dục, cảnh tỉnh, răn đe các đối tượng khác.
Thực hiện chỉ đạo và đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật của NNT, tạo sự công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình
81
đẳng giữa các DN, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật thuế và hoàn thành dự toán thu NSNN.
Kết luậnchương 3
Từ những nội dung trình bài ở các chương trước trong chương 3 tác giả đã đề xuất các nhóm giải phápquản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường tính TTT của
DN trên địa bàn. Các nhóm giải pháp bao gồm: Các giải pháp về hệ thống, chính sách thuế của nhà nước; các giải pháp thực hiện tại Cục thuế Kiên Giang, các giải pháp hổ trợ về chính sách kinh tế pháp luật và quy tắc ứng xử của xã hội có liên quan nhằm nâng cao sự TTT của DN. Các nhóm giải pháp này đều được đề xuất từ kết quả nghiên cứu, thực tế công việc và thực trạng tình hình quản lý thu thuế của nhà nước trên địa
82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế luôn là mong muốn của CQT, để đạt được mục tiêu này, bên cạnh sự nổ lực của công chức, CQT cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự TTT của DN. Nhận dạng và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự TTT của DN, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sự TTT của
DN.
Trên cơ sở lý thuyết về TTT của DN và quản lý thu thuế của nhà nước, dữ liệu khảo sát, phân tích yếu tố đã xác định được 5 yếu tố và mức ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự TTT của DN trên địa bàn. 5yếutố gồm: yếu tố kinh tế vĩ mô, pháp luật thuế; cơ quan thuế, người nộp thuế, và yếu tố xã hội. Kết quả cho thấy các yếu tố về thể chế bao gồm hiệu quả hoạt động của CQT cùng với việc đơn giản hóa các quy định và thủ tục có liên quan đến kê khai thuế có tác động lớn đến việc cải thiện TTT của NNT.
Qua nghiên cứu lý thuyết về các yếutố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN và quản lý thu thuế của nhà nước, thực trạng TTT, khảo sát đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến sự TTT của DN tại địa bàn và thực tế công việc, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự TTT của DN trên địa bàn: Các giải pháp về hệ thống, chính sách thuế của Nhà nước; Các giải pháp thực hiện tại Cục thuế Kiên Giang; Các giải pháp hỗ trợ về chính sách kinh tế, pháp luật và quy tắc ứng xử của xã hội có liên quan nhằm nâng cao sự TTT của DN.
Kết quả nghiên cứu, Luận văn đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự TTT của DN và quản lý thu thuế của nhà nước trên địa bàn và đề xuất các giải phápnhằmnâng cao sự TTT của DN nói chung và DN trên địa bàn Cục thuế Kiên
giang nói riêng. Mặc dù, tác giả đã rất cố gắng, đầu tư nghiêm túc nhưng vì thời gian,
kinh nghiệm thực tế công tác, nhận định cá nhân và kiến thức có hạn nên Luận văn khó tránh khỏi hạn chế; tác giả mong nhận được những góp ý từ Hội đồng và những người quan tâm đến nội dung nghiên cứu để Luận văn được hoàn thiện hơn, những nghiên cứu tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.
83
Kiến nghị
Tác giả đã đềxuất một số kiến nghị nhằm gópphần cải thiện mức độ tự nguyện tuân thủ của NNT như sau:
Đối với Chính phủ và Bộ tài chính
Không ngừng hoàn thiện chính sách thuế theo hướng rõ ràng, minh bạch, công
khai và đầy đủ.
Đối với Tổng cục thuế:
Tăng cường thiết lập một hệ thống hoạt động dựa trên cơ chế tiếp nhận thông tin và phản hồi, kết hợp với việc đánh giá các phản hồi
Xây dựng và không ngừng củng cố cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp về NNT
Xây dựng hình ảnh CQT hướng đến khách hàng với chất lượng dịch vụ được nâng cấp.
Đối với Cục thuế Kiên Giang
Cải thiện và nâng cao giá trị sử dụng của trang thông tin điện tử Cục thuế Kiên Giang theo xu hướng phù hợp với yêu cầu của hệ thống thuếđiện tử.
Hoàn thiện bộ máy thu thuế đối với DN trên địa bàn, tăng cường sự chủ động của CQT
Tăng cường hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra thuế.
Tăng cường giáo dục kiến thức thuếnhằm cải thiện nhận thức của NNT
Xây dựng văn hóa tự giác tuân thủ thuế một cách hiệu quả.
Xem xét việc xây dựng chức năng cung ứng dịch vụ cho người nộp thuế.
Tăng cường quản lý đối ngoại của CQT
Đề tài còn tồn tại một số hạn chế sau:
Nghiên cứu chỉ thực hiện được trên một bộ phận NNT tại Kiên giang nên tính
đại diện sẽ không cao.
Đề tài chưa ước lượng một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự tuân thủ của DN và độ tin cậy của ước lượng này.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt:
1. Cục thuế Kiên Giang, Báo cáo Tổng kết công tác thuế các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
2. Đặng Thị Bạch Vân (2012), Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP.HCM, Luận văn thạc sỷ kinh tế.
3. Đào Duy Huân (2013), Giáo trình các phương pháp nghiên cứu khoa học.
4. Đinh Thị Hương Lý (2013), Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP.HCM, Luận văn thạc sỷ kinh tế.
5. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp ( Nghiên cứu tình huống của Hà Nội), Luận án tiến sỷ kinh tế, Hà Nội.
6. Trang Web của Tổng cục thuế: 31TUwww.gdt.gov.vnU31T
7. Trang Web của Bộ tài chính: www.mof.gov.vn/ 8. Tạp chí thuế
9. Ủy ban các vấn đề về thuế, OECD (2004), Quản lý rủi ro tuân thủ, Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế.
Tài liệu Tiếng Anh:
10.Allingham, M., & Sandmo, 1972. Income tax evasion: A Theoretical Analysis, Journal of Public Economics, pp. 323-338.
11.Board of Taxation, A., 2007. Scoping study of small business tax compliance costs - A report to the Treasurer. Commonwealth of Australia.
12.Evans, C., 2003. Studying the studies: An overview of recent research into taxation operating costs. eJournal of Tax Research, 1(1), pp.64-92.
13.Eva Hofmann, Erik Hoelzl, & Erich Kirchler, 2008. Preconditions of Voluntary Tax Compliance: Knowledge and Evaluation of Taxation, Norms, Fairness, and Motivation to Cooperate. Faculty of Psychology University of Vienna, Austria. 14.Freedman, J.; Loomer, G.; Vella, J., 2009. Analyzing the Enhanced
Relationship Between Corporate Taxpayers and Revenue Authorities: A U.K. Case Study. In SOI Tax Stats—2009 IRS Research Conference., 2009
85
15.Hansford, A.; Hasseldine, J., 2002. Best Practice in Tax Administration. Public Money and Management, Vol. 22, pp.5–6.
16.James Andreoni, Brian Erard and Jonathan Feinstein, 1998. Tax Compliance. Journal of Economic Literature, Vol. 36, No. 2, 1998, pp 818-860.
17.Jeffrey Lloyd Hamm, B.S (1995), Income level and tax rate as determinants of
Taxpayer Compliance, The Degree of Doctor of Philosophy, Texas Tech
University.
18.Kirchler.E (2007), The Economic Psychology of Tax Behaviour, Cambridge: Cambridge Universisty Press.
19.Long, S. and Swingen J., 1988. The role of legal complexity in shaping taxpayer compliance. in Lawyers on Psychology and Psychologists on Law(Amsterdam: Swets and Zeitlinger), pp.127–46.
20.Mohd Rizal Palil và Ahmad Fariq Mustapha (2011), The Evolution and Concept of Tax Compliance in Asia and Europe, Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 5(11): 557-563.
21.Murphy, K., 2004. The Role of Trust in Nurturing Compliance: A study of Accused Tax Avoiders. Law and Human Behavior, Vol. 28, pp.187–209.
22.Pope,J.,1993a. The Compliance Costs of Major Commonwealth Taxes in Australia. PhD dissertation. Curtin University of Technology.
23.Singh.V (2003), Malaysian Tax Adminitration, 6th ed, Kuala Lumpur: Longman.
24.Sawyer, A., 2010. Enhancing Compliance Through Improved Readability: Evidence from New Zealand’s Rewrite “Experiment”. In Selected Papers Given at the 2010 IRS Research Conference June 29–30. Washington, DC, 2010. 25.OECD (2004), Compliance Risk Management: Managing and Improving Tax
Compliance, Forum on Tax Administration, Centre for Tax Policy and Administration.
26.OECD (2010), Understanding and Influencing Taxpayers’ Compliance
Behaviour, Forum on Tax Administration, Centre for Tax Policy and
Administration.
86
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khảo sát lấy ý kiến doanh nghiệp về sự tuân thủ thuế và quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn Kiên Giang
Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT
lấy ý kiến doanh nghiệp về sự tuân thủ thuế và quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn Kiên Giang
Thưa quý ông (bà)!
Bảng khảo sát này nhằm mục đích tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế đồng thời nghiên cứu những ảnh hưởng của quy định định thuế và sự quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Chúng tôi mong ông (bà) bớt chút thời gian trả lời các câu hỏi trong bảng câu hỏi này. Chúng tôi cam đoan rằng các câu trả lời của ông (bà) sẽ được xem xét một cách thận trọng và được giữ bí mật hoàn toàn và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý ông (bà)
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tuân thủ thế (TTT) của doanh nghiệp
(DN)
1: Hoàn toàn không đồng ý. 2: Tương đối không đồng ý. 3: Không ý kiến. 4: Khá đồng ý. 5: Hoàn toàn đồng ý
Rất mong Ông(bà) trả lời bằng cách khoanh vào 1 lựa chọn với mỗi câu hỏi. Không có câu trả lời nào là đúnghoặc sai.
TT Các yếu tố ảnh hưởng đến sự TTT Mức độ đồng ý
I Yếu tố kinh tế 1 2 3 4 5
1 Cắt giảm thuế suất làm gia tăng TTT 1 2 3 4 5 2 Chính phủ sử dụng tiền thuế hợp lý NNT càng TTT 1 2 3 4 5 3 Lãi suất ngân hàng càng cao DN sẽ chậm nộp tiền thuế 1 2 3 4 5 4 Lạm phát sẽ ảnh hưởng đến sự TTT 1 2 3 4 5 5 NNT sẽ TTT nếu chính phủ đảm bảo phúc lợi xã hội tốt 1 2 3 4 5 6 Môi trường kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự TTT 1 2 3 4 5
87
7 Luật thuế càng đồng bộ, chặc chẻ, rỏ ràng NNT càng
TTT 1 2 3 4 5
8 Các văn bản dưới luật ít sửa đổi thì NNT càng TTT 1 2 3 4 5 9 Các quy định thuế quy định đầy đủ biểu mẫu và thời
gian khai nộp thuế 1 2 3 4 5
10 Quy định thuế quá phức tạp và hay sửa đổi thường
xuyên 1 2 3 4 5
11 Thủ tục thuế càng đơn giản NNT càng TTT 1 2 3 4 5 12 Gia tăng thuế suất làm giảm sự TTT 1 2 3 4 5
III Yếu tố cơ quan thuế 1 2 3 4 5
13 Tuyên truyền chính sách pháp luật thuế kịp thời
NNTcàng TTT 1 2 3 4 5 14 Cung cấp các dịch vụ của CQT đầy đủ và kịp thời
NNT càng TTT 1 2 3 4 5 15 Đạo đức ứng xử của cán bộ thuế ảnh hưởng đến sự
TTT 1 2 3 4 5
16 Công tác kiểm tra thuế có hiệu quả sự TTT càng cao 1 2 3 4 5 17 Xử lý nghiêmminh về NNT thì TTT càng cao 1 2 3 4 5 18 Công chức ít gây phiền hà cho DN thì TTT càng cao 1 2 3 4 5
IV Yếu tố NNT 1 2 3 4 5
19 Nộp thuế là trách nhiệm mà mọi DN sẵn sàng chấp
nhận 1 2 3 4 5
20 DN càng hiểu rõ quy định thuế càng TTT 1 2 3 4 5 21 DN chấp nhận nộp những khoản thuế hợp lý và công
bằng 1 2 3 4 5
22 CQT phạt càng cao DN càng không TTT 1 2 3 4 5 23 Hiệu quả kinh doanh càng cao thì TTT càng cao 1 2 3 4 5 24 Kê khai thuế đơn giản NNT càng TTT 1 2 3 4 5
V Yếu tố xã hội 1 2 3 4 5
88
26 Vị thế của DN trong xã hội có ảnh hưởng đến sự TTT 1 2 3 4 5 27 Sự đồng thuận chính sách thuế trong xã hội càng cao,
sự TTT càng cao 1 2 3 4 5
28 Sự hài lòng về CQT càng cao thì sự TTT càng cao 1 2 3 4 5 29 Sự tôn trọng của CQT ảnh hưởng đến sự TTT 1 2 3 4 5 30 Sự lo ngại về trốn thuế sẽ ảnh hưởng đến sự TTT 1 2 3 4 5
Đề xuất ý kiến
Nếu Ông (bà) có ý kiến về chính sách thuế, quản lý thuế, chính sách kinh tế, quy định của pháp luật, quy tắc ứng xử của xã hội liên quan đến thuế nhằm nâng cao sự TTT của DN. Rất mong Ông (bà) đề xuất ý kiến.
... ... ...
89
Phụ lục 2: Các văn bản của nhà nước:
1. Bộ tài chính (2014), Quyết định số 07/QĐ-BTC ngày 02/01/2014 về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính.
2. Bộ tài chính (2007), Quyết định số 78/QĐ-BTC ngày 18/09/2007 về quy chế hướng dẫn giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa.
3. Bộ tài chính (2011), Quyết định số 1262/QĐ-BTC ngày 08/09/2011 về phê duyệt kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 và các đề án triển khai thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.
4. Bộ tài chính-Tổng cục thuế (2011) về dự án cải cách quản lý hành chính thuế giai đoạn 3, Hà Nội
5. Bộ tài chính (2010), Quy trình quản lý thuế và cơ chế tự khai tự nộp thuế theo Luật quản lý thuế.
6. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 (2006). Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 (2013).
7. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế trong giai đoạn 2011-2020. 8. Thủ tướng chính phủ (2014), Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 05/08/2014 về việc tăng
cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan.
9. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định 1255/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020.
10.Tổng cục thuế ( 2014), Quyết định số 74/QĐ-TCT ngày 27/01/2014 về ban hành quy trình thanh tra thuế.
11.Tổng cục thuế ( 2012), Quyết định số 601/QĐ-TCT ngày 11/05/2012 về ban hành quy trình tuyên truyền hổ trợ người nộp thuế.
12.Tổng cục thuế ( 2011), Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/07/2011 về ban hành quy trình hoàn thuế.
13.Tổng cục thuế ( 2009), Quyết định số 908/QĐ-TCT ngày 07/08/2009 về ban hành quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế.
90