Ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực hiệu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý THU THUẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ của DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 89 - 91)

1 2 Tuân thủ thuế

3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực hiệu

hiệu lực hiệu quả quản lý thuế

Triển khai dịch vụ kê khai và nộp hồ sơ thuế qua mạng

Để giảm bớt thời gian khai thuế, nộp hồ sơ thuế cho NNTthì kê khai thuế qua mạng là giải pháp tốt nhất. Với hình thức này, NNT có thể khai thuế khi ở cơ quan, tại nhà, đang đi du lịch, đang về quê cùng gia đình, đang đi công tác đột xuất…; hay gửi tờ khai vào tất cả các ngày kể cả ngày lễ, tết, thứ 7, chủ nhật và có thể gửi vào bất kỳ thời gian nào trong ngày từ 0h00 đến 24h00. Không chỉ có vậy, dịch vụ này còn tiết kiệm chi phí về thời gian, in tờ khai hay chi phí đi lại cho NNT.

Dịch vụ này tạo thuận lợi rất nhiều NNT không phải chờ hàng giờ để nộp hồ sơ; Đối với CQT, khai thuế qua mạng là một nội dung quan trọng đối với công tác cải cách và hiện đại hóangành thuế. Đây là giải pháp nhằm giảm tình trạng quá tải, áp lực cho các CQT mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế. Giảm thời gian, nhân lực tiếp nhận tờ khai, đặc biệt là giảm rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ hồ sơ khai thuế cũng như tìm kiếm thông tin.

Thiết lập trang web riêng hướng dẫn chính sách, thủ tục về chính sách thuế

Trong thực tế, NNT có rất nhiều câu hỏi phong phú, đa dạng chi tiết, cụ thể từng trường hợp khác nhau. Do vậy, để giải đáp thắc mắc một cách hiệu quả CQT đã đa dạng hình thức hướng dẫn như: trả lời trực tiếp, gửi câu hỏi, điện thoại (trung tâm hỏi đáp qua điện thoại là một hình thức lý tưởng), gửi và trả lời câu hỏi qua email, v.v,.. Tuy nhiên, hiện chưa có trang web riêng hướng dẫn về chính sách thuế, do đó có thể thiết kế một trang web riêng chuyên về trả lời chính sách, thủ tục thuế. Nội dung cụ thể của trang Web bao gồm các hướng dẫn về thủ tục hành chính và văn bản chính sách cần thiết như:

79

+ Thủ tục, quy trình, hồ sơ Hồ sơ quyết toán thuế

+ Thủ tục, quy trình, hồ sơ Hồ sơ hoàn thuế

+ Hệ thống chính sáchtheo từng sắc thuế.

+ Phân loại từng nhóm thắc mắc của NNT và giải đáp bằng ví dụ cụ thể.

+ Cách tính thuếđối với các trường hợp đặc biệt.

+ Những câu hỏi thường gặp

Như vậy, khi đã tạo điều kiện NNT hiểu rõ các quy định của Luật thuế thì khả năng tuân thủ của họ sẽ được nâng lên, xóa bỏ dần nhóm đối tượng không tuân thủ do không hiểu rõ chính sách và quy trình quản lý thu thuế.

Triển khai nộp thuế điện tử điểm nhấn trong chiến lược hiện đại hóa ngành thuế

Trong các hoạt động QLT, gắn chặt với quá trình CCHC. Tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các CQT; minh bạch hóa thủ tục thuế, nhằm phục vụ tốt nhất cho NNT. Trong đó, nòng cốt là triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng tự động hóa 95% nghiệp vụ;100% các chức năng quản lý.

Cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu điện tử dữ liệu trung gian (T-VAN) là

“cánh tay nối dài của cơ quan Thuế”, giúp CQT mở rộng triển khai các dịch vụ thuế điện tử. Khi T-VAN được tham gia triển khai dịch vụ thuế điện tử, nó không chỉ tạo thêm kênh hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế nhanh chóng, chính xác; mà còn hỗ trợ CQT tiết kiệm chi phí, nhân lực, tăng cường hiệu quả trong quản lý, xử lý thông tin về thuế, góp phần tích cực thực hiệncải cách và hiện đại hoá công tác quản lý. Khi việc đẩy nhanh triển khai nộp thuế điện tử được xem là giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ DN nộp thuế qua mạng. Đưa các đơn vị T-VAN tham gia vào cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN đang thực hiện kê khai thuế qua hệ thống của T-VAN có thể sử dụng luôn dịch vụ nộp thuế điện tử mà không cần chuyển qua hệ thống của CQT.

Sau khi thực hiện đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN, NNT thực hiện đăng ký với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản để thực hiện thủ tục nộp thuế điện tử theo quy định. Tại đây, ngay khi chấp nhận đăng ký của NNT, ngân hàng thương mại gửi thông báo đến Cổng thông tin điện tử của CQT để gửi cho tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

80

chấm dứt sử dụng dịch vụ, NNT thực hiện gửi, nhận các chứng từ điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN. ”Lưu ý là chứng từ điện tử của NNT gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN đến CQT phải có chữ ký số của NNT và tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN”. Nhằm đảm bảo quyền lợi của NNT được đảm bảo tối ưu, tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN phải chịu trách nhiệm (theo quy định tại hợp đồng về cung cấp dịch vụ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN và NNT) về giao dịch nộp thuế điện tử của DN đến CQT đúng thời hạn (trong trường hợp NNT nộp thuế đúng hạn).

Điều quan trọng nhất là, trong thời gian Cổng thông tin điện tử của CQT gặp sự cố theo thông báo của Cục Thuế, DN sẽ không bị tính tiền chậm nộp cho khoản nộp có hạn nộp nằm trong khoảng thời gian hệ thống có sự cố. Các sai sót khác được phát hiện sau khi ngân hàng thương mại đã hạch toán vào tài khoản của kho bạc nhà nước thì các cơ quan, đơn vị liên quan phải phối hợp giải quyết, đảm bảo NNT không bị tính tiền chậm nộp nếu do lỗi của cổng thông tin điện tử của CQT.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý THU THUẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ của DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 89 - 91)