Yếu tố chính sách thuế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý THU THUẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ của DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 33 - 35)

1 2 Tuân thủ thuế

1.2.3.1 Yếu tố chính sách thuế

Tính đơn giản dể hiểu:

Một hệ thống thuế đơn giản dễ hiểu đối với NNT sẽtăng được mức độ tuân thủ của NNT. Bài học quan trọng nhất, điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc CCHC thuế từ kinh nghiệm ở các nước khác nhaulà đơn giản hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa các quy tắc phức tạp để đảm bảo rằng nó có thể được áp dụng hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh tuân thủ thấp ởcác nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi.

(Board of Taxation, 2007)

Đơn giản về thuế sẽ có thể cải thiện hành vi tuân thủ tự nguyện và tăng số thu về thuế (Pope, 1993a). Trần-Nam (1999) phân loại đơn giản về thuế thành hai loại, đơn giản về quy phạm pháp luật và đơn giản mang tính hiệu quả. Đơn giản về quy phạm pháp luật đề cập đến khả năng NNT dễ đọc hiểu về luật thuế. Đơn giản mang tính hiệu quả là khả năng để NNT xác định nghĩa vụ thuế một cách chính xác.

Tính minh bạch, công bằng:

Một hệ thống thuế sẽ minh bạch hơn và dễ tuân thủ hơn khi không có các loại thuế phức tạp và không mang tính phân biệt đối xử (Shukla và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, hệ thống thuế phức tạp luôn là thực trạng của nhiều quốc gia, vì bên cạnh việc thu thuếđể tài trợ cho chi tiêu công, thuếcòn được sử dụng như một cơ chế phân phối

để đạt được mục tiêu chính sách phi thuế hoặc các mục tiêu chính sách rộng lớn hơn

23

quá nhiều mục tiêu của chính sách kinh tế và xã hội được đưa vào pháp luật về thuế, mức độ phức tạp càng gia tăng và tính minh bạch của luật thuế bị vi phạm.

Hệ thống thuế cần phải “công bằng”, đòi hỏi phải xác định một cơ sở thuế toàn diện và xử lý tất cả các trường hợp ngoại lệ (Long và Swingen, 1988; Shukla và cộng sự, 2011).Hay nói cách khác, thuế càng công bằng thì sẽ càng phức tạp, "Phức tạp có thể làm xói mòn niềm tin vào sự công bằng của hệ thống thuế và do đó ảnh hưởng đến tuân thủ tự nguyện" (Slemrod, 1985; Sawyer, 2010). Do đó, khi xây dựng chính sách thuế phải xem xét cân bằng giữa công bằng và đơn giản (…) Luật có thể không hoàn toàn công bằng nhưng là hợp lý đơn giản, có thể là kết quả tốt hơn (Evan, 2003).

Tính rõ ràng nhất quán:

Một thách thức lớn đối với các CQT là xử lý một cách nhất quán trong cùng một thời điểm đối với những trường hợp cụ thể của NNT (OECD, 2001b). Thực tế

rằng luật thuế như đã thấy ở các nhiều nước đang phát triển có thể thiếu tính thống nhất, hoặc trong luật có những quy định chưa rõ ràng và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy từng CQT và NNT. "Phức tạp khuyến khích NNT diễn giải luật thuế theo hướng có lợi cho họ" (Slemrod, 1985; Sawyer, 2010).

QLT chỉ có thể hoạt động tốt nếu luật được xây dựng và thực thi nghiêm minh.

Do đó, điểm khởi đầu chính là cần rà soát lại toàn bộ các luật thuế, các quy định và thẩm quyền với mục đích đưa ra những thay đổi cần thiết sẽ nâng cao tính minh bạch, nhất quán, hiệu quả, công bằng và chất lượng quản lý (Shukla và cộng sự, 2011).

Thời gian sửa đổi luật thuế:

Sự sửa đổi thường xuyên trong quy định về thuế gây ra nhiều vấn đề cho DN (Board of Taxation, 2007). Tuy nhiên, sự sửa đổi bổ sung của Luật thuế Việt Nam là sự thật hiển nhiên vì những điểm chưa thật sự phù hợp được ghi nhận trong quá trình vận dụng Luật phải được chính quyền bổ sung, sửa đổi. Một vấn đềkhác liên quan đến tần suất thay đổi Luật mà Việt Nam phải giải quyết đồng thời trong quá trình hội nhập quốc tế. Một mặt, thuế phải tiếp tục đảm bảo cân đối nguồn thu đủ để trang trải chi tiêu công. Mặt khác, Luật thuế phải phù hợp với thông lệ quốc tế, với các quốc gia trong khu vực: Yêu cầu cắt giảm hàng rào thuế quan đối với thuế nhập khẩu, áp dụng chung mức thuế suất không phân biệt DN trong nước hay DN có vốn đầu tư nước ngoài… Hai mặt của một vấn đề này đòi hỏi các nhà làm luật phải đảm bảo thực hiện

24

theo từng bước, có lộ trình chặt chẽ. Đó cũng là lý do tại sao Luật thuế và quy định thuế ở Việt Nam được sửa đổi, bổ sung với tần suất cao thời gian gần đây. Do đó,

chính quyền phải nâng cao mức độổn định và giảm tần suất thay đổi vềquy định thuế

(OECD, 2008).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý THU THUẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ của DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)