Quan điểm quản lý thu thuế của nhà nước đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý THU THUẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ của DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 32)

1 2 Tuân thủ thuế

1.2.2.1Quan điểm quản lý thu thuế của nhà nước đối với doanh nghiệp

DN là khách hàng, CQT là tổ chức cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đó là các dịch vụ đảm bảo sự tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế dựa trên những hiểu biết về các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ.

Quản lý thu thuế cần xây dựng mối quan tốt với DN, tạo môi trường tuân thủ tin tưởng và bình đẳng đảm bảo cho các hành vi của DN.

CQT cần coitrọng sự tuân thủ tự nguyện do bản thân CQT không thể giải quyết tất cả những vấn đề tồn tại với sự phức tạp ngày càng tăng của DN.

Quá trình quản lý thu thuế của nhà nước là làm thay đổi hành vi của DN đồng thời phát triển vai trò của cán bộ thuế trong sự cải thiện tuân thủ của DN.

1.2.2.2 Quản lý thu thuế của nhà nước trong mối quan hệ với mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp:

Tạo điều kiện cho đa số DN tuân thủ ở mức độ tốt nhất, tối thiểu hóa các công cụ cưỡng chế và thanh tra, kiểm tra thuế.

Đảm bảo DN sẽ thay đổi hành vi tuân thủ thuế từ mức độ thấp cho đến mức độ cao hơn.

Đảm bảo tính hiệu quả của quản lý thu thuế thông qua tính tuân thủ tự nguyện của DN.

Phương thức quản lý thu thuế của nhà nước trong mối quan hệ tuân thủ thuế của DN như sau:

Đối với những DN vui lòng hợp tác, nguyên tắc là để khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện thông qua các chương trình cụ thể như: cung cấp các dịch vụ thuận tiện và có hiệu quả. Nếu DN cam kết sửa chửa các sai phạm họ cần sự hỗ trợ tốt nhất từ phía cơ quan thuế.

Đối với những DN sẽ tuân thủ khi có sự can thiệp của CQT thì DN phải có trách nhiệm sửa chữa những sai phạm của họ nhưng phải có cơ chế để đảm bảo rằng họ sẽ tuân thủ và cung cấp thông tin phản hồi cho CQT.

Đối với nhóm DN không chấp nhận tuân thủ thuế thì CQT phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

22

Những vấn đề rút ra:

CQT tùy theo mức độ tuân thủ của DN mà xác định chiến lược quản lý thu thuế cho phù hợp đối với các nhóm DN tuân thủ khác nhau.

CQT cần công khai đến DN về chiếnlược quản lý thu thuế bởi vì nếu DN cam kết tuân thủ thuế thì sẽ đem lại hiệu quả cho CQT và DN là tối thiểu hóa chi phí và nguồn nhân lực.

CQT cần tạo điều kiện cho DN luôn sẳn sàng tuân thủ nghĩa vụ thuế, giúp họ hoàn thành các trách nhiệm thuế.

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp cường tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp

1.2.3.1 Yếutố chính sách thuế

Tính đơn giản dể hiểu:

Một hệ thống thuế đơn giản dễ hiểu đối với NNT sẽtăng được mức độ tuân thủ của NNT. Bài học quan trọng nhất, điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc CCHC thuế từ kinh nghiệm ở các nước khác nhaulà đơn giản hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa các quy tắc phức tạp để đảm bảo rằng nó có thể được áp dụng hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh tuân thủ thấp ởcác nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi.

(Board of Taxation, 2007)

Đơn giản về thuế sẽ có thể cải thiện hành vi tuân thủ tự nguyện và tăng số thu về thuế (Pope, 1993a). Trần-Nam (1999) phân loại đơn giản về thuế thành hai loại, đơn giản về quy phạm pháp luật và đơn giản mang tính hiệu quả. Đơn giản về quy phạm pháp luật đề cập đến khả năng NNT dễ đọc hiểu về luật thuế. Đơn giản mang tính hiệu quả là khả năng để NNT xác định nghĩa vụ thuế một cách chính xác.

Tính minh bạch, công bằng:

Một hệ thống thuế sẽ minh bạch hơn và dễ tuân thủ hơn khi không có các loại thuế phức tạp và không mang tính phân biệt đối xử (Shukla và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, hệ thống thuế phức tạp luôn là thực trạng của nhiều quốc gia, vì bên cạnh việc thu thuếđể tài trợ cho chi tiêu công, thuếcòn được sử dụng như một cơ chế phân phối

để đạt được mục tiêu chính sách phi thuế hoặc các mục tiêu chính sách rộng lớn hơn

23

quá nhiều mục tiêu của chính sách kinh tế và xã hội được đưa vào pháp luật về thuế, mức độ phức tạp càng gia tăng và tính minh bạch của luật thuế bị vi phạm.

Hệ thống thuế cần phải “công bằng”, đòi hỏi phải xác định một cơ sở thuế toàn diện và xử lý tất cả các trường hợp ngoại lệ (Long và Swingen, 1988; Shukla và cộng sự, 2011).Hay nói cách khác, thuế càng công bằng thì sẽ càng phức tạp, "Phức tạp có thể làm xói mòn niềm tin vào sự công bằng của hệ thống thuế và do đó ảnh hưởng đến tuân thủ tự nguyện" (Slemrod, 1985; Sawyer, 2010). Do đó, khi xây dựng chính sách thuế phải xem xét cân bằng giữa công bằng và đơn giản (…) Luật có thể không hoàn toàn công bằng nhưng là hợp lý đơn giản, có thể là kết quả tốt hơn (Evan, 2003).

Tính rõ ràng nhất quán:

Một thách thức lớn đối với các CQT là xử lý một cách nhất quán trong cùng một thời điểm đối với những trường hợp cụ thể của NNT (OECD, 2001b). Thực tế

rằng luật thuế như đã thấy ở các nhiều nước đang phát triển có thể thiếu tính thống nhất, hoặc trong luật có những quy định chưa rõ ràng và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy từng CQT và NNT. "Phức tạp khuyến khích NNT diễn giải luật thuế theo hướng có lợi cho họ" (Slemrod, 1985; Sawyer, 2010).

QLT chỉ có thể hoạt động tốt nếu luật được xây dựng và thực thi nghiêm minh.

Do đó, điểm khởi đầu chính là cần rà soát lại toàn bộ các luật thuế, các quy định và thẩm quyền với mục đích đưa ra những thay đổi cần thiết sẽ nâng cao tính minh bạch, nhất quán, hiệu quả, công bằng và chất lượng quản lý (Shukla và cộng sự, 2011).

Thời gian sửa đổi luật thuế:

Sự sửa đổi thường xuyên trong quy định về thuế gây ra nhiều vấn đề cho DN (Board of Taxation, 2007). Tuy nhiên, sự sửa đổi bổ sung của Luật thuế Việt Nam là sự thật hiển nhiên vì những điểm chưa thật sự phù hợp được ghi nhận trong quá trình vận dụng Luật phải được chính quyền bổ sung, sửa đổi. Một vấn đềkhác liên quan đến tần suất thay đổi Luật mà Việt Nam phải giải quyết đồng thời trong quá trình hội nhập quốc tế. Một mặt, thuế phải tiếp tục đảm bảo cân đối nguồn thu đủ để trang trải chi tiêu công. Mặt khác, Luật thuế phải phù hợp với thông lệ quốc tế, với các quốc gia trong khu vực: Yêu cầu cắt giảm hàng rào thuế quan đối với thuế nhập khẩu, áp dụng chung mức thuế suất không phân biệt DN trong nước hay DN có vốn đầu tư nước ngoài… Hai mặt của một vấn đề này đòi hỏi các nhà làm luật phải đảm bảo thực hiện

24

theo từng bước, có lộ trình chặt chẽ. Đó cũng là lý do tại sao Luật thuế và quy định thuế ở Việt Nam được sửa đổi, bổ sung với tần suất cao thời gian gần đây. Do đó,

chính quyền phải nâng cao mức độổn định và giảm tần suất thay đổi vềquy định thuế

(OECD, 2008).

1.2.3.2 Yếu tố từcơ quan thuế

Trong mối quan hệ giữa chính sách thuế và DN, không thể không kể đến vai trò là cầu nối của CQT thông qua việc QLT. Việc TTT rõ ràng là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến nguồn thu của NSNN. Chính vì vậy, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn phương pháp

QLT phù hợp nhằm đạt được mục đích tối đa hóa TTT.

Bắt nguồn từ quan điểm NNT luôn tìm mọi cách để trốn thuế, tránh thuế để giảm thiểu số thuế phải nộp, CQT áp dụng QLT theo “định hướng kiểm soát” (control oriented), sử dụng công cụ thanh tra kiểm tra thuế và cưỡng chế nợ là trọng tâm, đối xử với tất cả NNT như “cảnh sát” đối với “tội phạm”. Việc NNT tuân thủ trong trường hợp này là tuân thủ không tự nguyện, tuân thủ do bị bắt buộc. Việc CQT áp dụng QLT

theo “định hướng kiểm soát” như trên không chỉ ảnh hưởng đến nguồn lực của CQT

mà còn ảnh hưởng đến gánh nặng chi phí của NNT.

Theo Kirchler (2007), thay vì tâm lý xem mình là cảnh sát và đối xử với tất cả NNT như là tội phạm, CQT nên dành nguồn lực cho hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ NNT để thuyết phục họ tuân thủ. Với phương pháp quản lý thuế theo “định hướng

NNT” (customer oriented), lấy NNT làm trung tâm, xem NNT là “khách hàng”, CQT

chú trọng đến công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT (thay vì thanh tra kiểm tra), áp dụng qui trình hiện đại phục vụ NNT và áp dụng mẫu biểu điện tử để NNT sử dụng và lưu trữ thông tin. NNT lúc này có một vị thế mới, từ “tội phạm” sang người được phục vụ, được tôn trọng hơn nên họ sẵn sàng tuân thủ tự nguyện. Tóm lại, nếu CQT thay đổi cách quản lý thuế từ “định hướng kiểm soát” sang “định hướng người nộp thuế” có thể làm giảm trốn thuế (Hansford và Hasseldine, 2002; Murphy, 2004; Freedman cộng sự,

25

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU THUẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ

GIỚIVÀ TRONG NƯỚC

1.3.1 Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở Mỹ

Theo cơ quan thu thuế nội địa Hoa kỳ (IRS) thực hiện chiến lược quản lý thu thuế đối với các DN lớn, DN nhỏ thì IRS lại chú trọng quản lý thu thuế đối với các DN nhỏ. Ví dụ như chiến lược quản lý tờ khai thuế thì cho phép DN nhỏ có giao dịch thuế đơn giản được kê khai thuế qua điện thoại. Đối với thanh tra thuế thì lựa chọn phương pháp dựa trên những thông tin mà DN đã khai trong tờ khai thuế thì cơ quan thuế sẽ xác định sự sai lệch trong kê khai của một DN nộp thuế so với mức sai số trung bình của một nhóm DN đã được lấy làm mẫu. Nếu hệ số sai số càng cao thì khả năng bị thanh tra càng lớn và ngược lại.

1.3.2 Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở Anh

Cơ quan thuế Anh rất coi trọng công tác tuyên truyền hổ trợ (TTHT). CQT Anh đã tiến hành nhiều hình thức dịch vụ hỗ trợ phong phú như: CQT thường xuyên có tổ kiểm tra chất lượng của các cuộc tư vấn thông qua đối chiếu với các chính sách hoặc phỏng vấn trực tiếp những người đã được tư vấn qua điện thoại để biết được chất lượng trả lời của cán bộ thuế. Ngoài ra CQT Anh cũng xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện.

Trong quản lý kê khai thuế thì CQT tiến hành nghiên cứu hành vi của từng loại DN để từ đó tìm hiểu nguyên nhân vì sao các đối tượng này không nộp tờ khai đúng hạn. Đối với hoạt động thanh tra kiểm tra CQT nâng cao hiệu quả chấp hành nghĩa vụ thuế thông qua việc áp dụng các phương pháp phân tích rủi ro tinh vi hơn.Tăng cường thu thập thông tin ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế, áp dụng các biện pháp phạt và ấn định để đảm bảo việc nộp tờ khai đúng hạn, và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để lựa chọn DN thanh tra kiểm tra. Đồng thời CQT tăng cường việc kiểm tra chéo thông tin do DN kê khai với bên thứ ba.

1.3.3 Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh

Để áp dụng công nghệ thông tin nhằmthiết lập các giao dịch điện tử trong kê khai, nộp thuế. Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã mở rộng diện quản lý thuế điện tử cho phép DN khai thuế bất kỳ nơi đâu với ưu điểm không giới hạn về không gian và thời gian, số lần gửi tờ khai cũng được nới rộng hơn, tạo một kênh hỗ trợ cho cộng

26

đồng DN thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thuận lợi, đơn giản, đảm bảo tính an toàn, chính xác và bảo mật không chỉ giúp cơ quan thuế tiết kiệm được thời gian, nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng quản lý mà quan trọng hơn là tạo điều kiện để các DN giảm thiểu các thủ tục giấy tờ trong việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN.

1.3.4 Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở Bà rịa-Vũng tàu

Nhằm hiện đại hóa công tác thu nộp ngân sách nhà nước, Cục thuế đã ký kết với kho bạc nhà nước, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh thỏa thuận hợp tác phối hợp thu NSNN và thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai qua thanh toán song phương điện tử trên tài khoản chuyên thu, theo đó kho bạc nhà nước ủy nhiệm cho các ngân hàng tổ chức thực hiện thu NSNN bằng tiền mặt và chuyển khoản đối với các trường hợp nộp thuế do Cục thuế trực tiếp quản lý và không thu phí đối với các thu này. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các bên trong hạch toán luân chuyển chứng từ. Đã góp phần cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dể thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

1.3.5 Những kinh nghiệm rút ra cho quản lý thu thuế của Kiên Giang

nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Quản lý thu thuế theo mức độ TTT là nhằm tạo ra sự công bằng cao nhất đối với DN. Quản lý thu thuế đối với DN ở những địa bàn có số lượng DN lớn cần phân tích những đặc điểm của DN theo quy mô, ngành nghề, hoặc theo tiêu chí rủi ro từ đó để xác định mức độ tuân thủ khác nhau để đưa ra chiến lược quản lý thu thuế khác

nhau.

Đa dạng hóa các dịch vụ hổ trợ cho DN, cung cấp thông tin thuận tiện và kịp thời, đẩy mạnh phát triển CNTT của ngành thuế làm cho DN tiếp xúc dể dàng với CQT qua cơ chế một cửa nhằm rút ngắn thời gian từ khâu đăng ký thuế đến khâu nộp thuế cho DN.

Từ những kinh nghiệm của các quốc gia và trong nước, quản lý thu thuế cần phải có chiến lược và phải nắm rõ hành vi của từng nhóm DN. Đồng thời phải biết áp dụng công nghệ thông tin nhằm thiết lập các giao dịch điện tử trong kê khai, nộp thuế nhằm góp phần cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dể thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

27

Kết luậnchương 1

Chương 1 đã đề cập đến cơ sở lý luận về sự TTT của DN và quản lý thu thuế đối với DN là một quá trình thực hiện các chức năng quản lý thu thuế đảm bảo sự tuân

thủ tự nguyện đầy đủ và kịp thời của DN theo đúng Luật. Cơ sở cho hoạt động quản lý thu thuế là cần phải hiểu rõ sự tuân thủ tự nguyện của DN, tại sao họ phải tuân thủ hay không tuân thủ, sự tuân thủ thuế chịu sự tác động của những yếu tố cơ bản nào. Trên cơ sở sự tuân thủ thuế của DN theo các cấp độ khác nhau với quan điểm DN là khách hàng, quản lý thu thuế cần thực hiện các chiến lược phân biệt cho các nhóm khách hàng khác nhau với những mục tiêu khác nhau.

Trên nền tảng lý thuyết này là cơ sở để nghiên cứu thực trạng TTT của DN tại Cục thuế Kiên Giang và các giải pháp nhằm nâng cao tính TTT của DN trong các chương sau;

28

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CỤC THUẾ

KIÊN GIANG VÀ SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI

ĐOẠN 2010-2014

2.1. QUẢN LÝ THU THUẾTẠI CỤC THUẾ TỈNH KIÊN GIANG 2.1.1 Thu ngân sách nhà nước 2.1.1 Thu ngân sách nhà nước

Công tác thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với CQT. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Cục thuế đã nổ lực tập trung thực hiện công tác quản lý thu thuế. Kết quả số thu NSNN của CụcThuế năm sau luôn cao hơn năm trước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý THU THUẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ của DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 32)