QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý THU THUẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ của DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 39)

1 2 Tuân thủ thuế

2.1.QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH KIÊN GIANG

2.1.1 Thu ngân sách nhà nước

Công tác thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với CQT. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Cục thuế đã nổ lực tập trung thực hiện công tác quản lý thu thuế. Kết quả số thu NSNN của CụcThuế năm sau luôn cao hơn năm trước.

Đồ thị 2.1: Số thu NSNN qua 5 năm

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Biểu đồ số thu từ năm 2010 đếnnăm 2014

2964

3576,2

4193,9

4985,5 5253,1

Nguồn: báo cáo tổng kết các năm của Cục thuế Kiên Giang

Đồ thị cho thấy: Số thu tăng liên tục qua từng năm riêng năm 2014 vì tình hình

kinh tế khó khăn tác động đến kết quả kinh doanh của NNT, nguồn thu thuế bị ảnh hưởng nên tỷ lệ tăng chỉ đạt 5,36%. Còn các năm khác đều có tỷ lệ tăng trên 17% so

với năm trước.

29

Số thu NSNN tại Cục thuế hàng năm luôn hoàn thành dự toán được giao, trong đó nguồn thu từ khu vực DN rất cao, đóng góp đáng kể vào tổng thu NSNN trên địa bàn thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1 Kết quả hoàn thành dự toán và cơ cấu NSNN từ 2010-2014

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Dự toán Thực hiện Trong đó: Thu từ DN Đạt dự toán (%) Tỷ trọng thu từ DN/ tổng thu (%) (1) (2) (3) (4) (5)= (3)/(2) (6)= (4)/(3) 2010 2.695 2.964 1.823 109,98 61,50 2011 3.215 3.576,2 2.185 111,23 61,09 2012 3.845 4.193,9 2.616 109,07 62,37 2013 4.665 4.985,5 2.998 106,87 60,13 2014 4.920 5.253,1 3.241 106,77 61,69

Nguồn: Báo cáo số thu NSNN Cục thuế Kiên Giang

Cơ cấu thu NSNN qua 5 năm cho thấy số thu từ khu vực DN đóng góp trên 60% tổng số thu NSNN. Đều này chứng tỏ số thu của DN có vai trò hết sức quan

trọng trong tổng thu NSNN. Đạt được kết quả trên là nhờ:

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến việc phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có công tác thu thuế, luôn chỉ đạo điều hành cũng như tạo điều kiện CQT

phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu và chống thất thu thuế trên địa bàn một cách hiệu quả. Sự chỉđạo sâu, sát, kịp thời linh họat của UBND huyện, thị, thành phố trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư, mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất, năng động trong kinh doanh để duy trì và phát triển, đem lại lợi nhuận cao cho đơn vị, góp phần tăng thu ngân sách và phát triển kinh tế.

Sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành liên quan trong công tác QLT: tuyên

truyền chính sách thuế; phối hợp chống gian lận thương mại, trốn thuế; phối hợp thực hiện có hiệu quả các đề án chống thất thu trên nhiều lĩnh vực như thu mua hải sản, XDCB, nhà hàng khách sạn; chống thất thu giá đối với các mặt hàng thiết yếu, Salon

30

Honda; xử lý cưỡng chế nợ thuế; cung cấp thông tin; phối hợp thu nộp tiền thuế, ... từ đó giúp cho ngành Thuế thu vượt dự toán hàng năm.

Cục Thuế đã chủ động trong công tác xây dựng, triển khai dự toán thu, vượt qua khó khăn, tìm biện pháp khai thác tăng thu để bù đắp những khoản hụt thu; Nắm bắt thời điểm thu để tập trung chỉ đạo như: thu dứt điểm thuế môn bài, chỉ đạo thu cuốn chiếu các khoản thu theo thời vụ,... Điều hành, chỉ đạo thu có trọng tâm, trọng điểm, tập trung những nguồn thu lớn, những ngành chủ lực trên địa bàn, theo dõi sát tiến độtừng nguồn thu, sắc thuế, từng địa bàn để kịp thời chỉ đạo các đơn vị có tiến độ thu thấp, các sắc thuế có khả năng không đạt dự toán. Chủ động triển khai và áp dụng đồng bộ và quyết liệt các biện pháp QLT trong toàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu cả giai đoạn 2010-2014 cũng còn một số tồn tại, hạn chế như:

Việc xây dựng dự toán còn một số hạn chế, chưa sát với thực tế nguồn thu phát sinh, việc phân tích dự báo chưa kịp thời. Một số Chi cục Thuế chưa quản lý nguồn thu chặt chẽ, chưa quan tâm đúng mức đến việc lập các bộ thuế, chưa nắm sát các nguồn thu trên địa bàn, xây dựng dự toán thu chưa tích cực, chỉ đạo thu thuế có lúc chưa tập trung do đó có một số nguồn thu vượt xa so dự toán, ngược lại một số nguồn thu nhỏ nhưng không đạt dự toán như: thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thu

tại xã.

Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, về thu đất đai, về cải cách TTHC

tại một số thời điểm ở một vài đơn vị còn chưa kịp thời, đồng bộ, dẫn đến chưa giúp cho doanh nghiệp trong việctháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.

Tình trạng thất thu thuế ở một số khoản thu, sắc thuế tại một số đơn vị vẫn còn, nhất là những đơn vị có nhiều DN. Một bộ phận NNT vẫn có các hành vi gian lận, chiếm đoạt tiền thuế, nhưng chưa có nhiều biện pháp tích cực để phát hiện, xử lý, ngăn chặn, nhất là đối với khu vực DN ngoài quốc doanh. Tình trạng nợ đọng thuế tại một số đơn vị vẫn ở mức cao, nhất là những địa bàn trọng điểm, có đơn vị tỷ lệ nợ đọng thuế trên 10% so số thực hiện.

31

Bảng 2.2 Kết quả thu NSNN theo sắc thuế giai đoạn 2010-2014

ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 DNNN Trung ương 199,480 222,308 196,649 232,639 228,137 2 DNNN Địa phương 170,256 206,000 188,247 210,859 235,091 3 DN có vấn đầu tư nước ngoài 123,386 150,500 172,597 228,361 261,454 4 Thuế CTN-DV khu vực NQD 682,583 825,885 972,427 1,166,265 931,098 5 Thuế Thu nhập cá nhân 245,498 297,039 349,744 315,251 320,425 6 Thuế sử dụng đất NN 164 199 234 175 114 7 Thu tiền sử dụng đất 385,993 467,029 549,897 879,594 988,368 8 Thuế SDĐPNN 1,617 1,989 2,304 2,673 2,633

9 Thu tiền cho thuê

mặt đất, mặt nước 99,365 120,226 141,558 29,465 33,618

10 Thuế Bảo vệ Môi

trường 113,979 136,698 160,953 164,032 160,438

11 Lệ phí Trước bạ 75,774 98,800 107,950 125,260 144,546

12 Phí, lệ phí cân đối 31,887 38,581 45,427 62,399 80,176

13 Thu tiền cho thuê,

bán nhà thuộc SHNN 2,591 9,578 3,691 7,200 15,105 14 Thu khác ngân sách cân đối 36,478 44,136 51,967 146,823 149,860 15 Thu cố định tại xã 5,809 7,028 8,275 8,690 3,794 16 Thu cấp quyền khai thác khoáng sản - - 6,377 17 Thu khác (QL qua NS) 789,140 941,218 1,242,042 1,405,911 1,691,913 Tổng cộng 2,964,000 3,576.200 4,193,962 4,985,597 5,253,147

Nguồn: Báo cáo số thu NSNN Cục thuế Kiên Giang

Bảng 2.2 cho thấy nguồn thủ thuế chủ yếu của Kiên Giang thuộc về các DN có vốn sở hữu tư nhân gồm DN ngoài quốc doanh, thu tiền sự dụng đất…Chủ yếu là thuế

32

GTGT và TNDN. Tình hình biến động của nguồn thu này qua các năm do chính sách miễn giảm, gia hạn của nhà nước nhằm giúp đở cho DN tháo gở khó khăn.

2.1.2 Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, ấn định thuế

Đối với DN mới thành lập, sau khi đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tư Kiên Giang, được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế và được cấp con dấu từ cơ quan Công an thì đến Cục Thuế để thực hiện hồ sơ pháp lý ban đầu. Thời hạn thực hiện là trong 03 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thực hiện xong hồ sơ pháp lý ban đầu Cục thuếsẽ căn cứ vào các

tiêu chí vốn, ngành nghề kinh doanh. Phòng kê khai sẽ trình Ban lãnh đạo Cục thuế phân DN về Phòng kiểm tra thuế và các Chi cục thuế để quản lý DN. Hàng tháng Cục Thuế đều thống kê tình hình quản lý DN (đầu kỳ, tăng trong kỳ, giảm trong kỳ, cuối kỳ) nắm được số DN đang quản lý và là cơ sở để quản lý tình hình khai thuế.

Quản lý khai thuế của DN cũng rất được Cục Thuế chú trọng. Công tác kiểm đếm tờ khai thuế được thực hiện hàng tháng, để quản lý số lượng DN chưa nộp hồ sơ khai thuế, kiểm soát kịp thời nguồn thu. Cục Thuế đôn đốcnộp tờ khai, hạn chế phạt trễ hạn, đồng thời thực hiện đối chiếu và điều chỉnh số liệu, Cục thuế cũng đã thực hiện cập nhật hồ sơ báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác, cập nhật hồ sơ quyết toán,

rà soát và đối chiếu danh bạ DN để xác lập đúng trạng thái DN đang quản lý.

Căn cứ vào bảng số liệu 2.3dưới đây, chúng ta dể dàng nhận thấy vẫn còn một bộ phận NNT không tuân thủ các quy định về kê khai và nộp thuế đúng quy định.

Bảng 2.3Kết quả nộp tờ khai thuế qua các năm

ĐVT: Tờ khai

2010 2011 2012 2013 2014

Số tờ khai phải nộp 51.226 56.986 51.259 49.035 49.847

Số đã nộp tờ khai 46.213 54.429 49.122 48.146 49.158

Số không nộp tờ khai thuế 5.013 2.557 2.137 889 689

Số nộp tờ khai đúng hạn 37.201 43.921 44.685 41.004 46.280

Số tờ khai bị lỗi sơ sót 9.012 10.508 4.437 7.142 2.878

Nguồn: báo cáo tổng kết các năm của Cục thuế Kiên Giang

Kết quả trên cho thấy tình hình chấp hành Luật Quản lý thuế của NNT ngày càng có tiến bộ, việc nộp tờ khai thuế từng bước được thực hiện đúng thời gian qui

33

định, số ngày chậm nộp ngắn lại, chủ yếu trễ hạn từ 1-5 ngày, số tờ khai nộp trễ hoặc không nộp hầu hết là doanh nghiệp mới thành lập, chưa hoạt động, chưa có doanh thu, chưa nắm được qui định về nộp tờ khai thuế và không có kế toán. Việc nộp tờ khai đúng hạn của NNT giúp CQT các cấp nắm kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của NNT, lập các sổ bộ thuế hàng tháng đúng qui định, đề ra biện pháp thu NSNN kịp thời đúng thực tế phát sinh đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Tuy nhiên, việc nộp chậm tờ khai của NNT ở một số đơn vị vẫn còn thường xuyên xảy ra, tỷ lệ nộp tờ khai chưa đạt yêu cầu đề ra. Công tác báo cáo quyết toán thuế TNDN kèm theo báo cáo tài chính hàng năm cũng còn chậm trễ, có DN nộp đúng hạn, nhưng sau đó phải điều chỉnh bổ sung, làm cho công tác cập nhật số liệu của CQT

gặp khó khăn. Công tác xử lý NNT nộp chậm tờ khai chưa được thường xuyên liên tục, chỉ gởi thông báo yêu cầu nộp tờ khai, thư nhắc nộp, việc xử phạt đã được tăng cường nhưng chưa được nhiều, do đó DN thường vi phạm và tái phạm.

Triển khai thu thuế liên thông thuế - kho bạc - ngân hàng qua đó xác định kịp thời số thu phục vụ cho công tác điều hành.

Quản lý tình hình nộp thuế: hàng tháng Cục Thuế đều thực hiện báo cáo công tác thu NSNN để quản lý tình hình nộp thuế của NNT, thực hiện giao chỉ tiêu thu NSNN đến từng Phòng, Chi cục. Chỉ tiêu hoàn thành số thu cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá công chức, qua đó từng công chức thấy được trách nhiệm của mình và đôn đốc NNT chấp hành nộp thuế đúng hạn.Triển khai thực hiện tốt chính sách giản nợ và đôn đốc thu nộp kịp thời theo quy định. Ngoài ra Cục Thuế đã thực hiện tốt công tác thu nợ, thu ngay các khoản phát sinh sau quyết toán, đôn đốc các DN quyết toán thuế và nộp kịp thời vào NSNN. Sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh

đạoCục Thuế, lãnh đạo các Chi cục thuế và sự nổ lực của cán bộ công chức làm công tác quản lý nợ, sự phối hợp các phòng chức năng, các cấp chính quyền địa phương, công tác đôn đốc thu nợ nhất là các khoản nợ của các DN có nợ lớn đạt được kết quả

cao; Thường xuyên thực hiện phân loại nợ thuế, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm kế hoạch thu nợ. Các Chi cục Thuế xây dựng chỉ tiêu thu nợ giao đến từng Đội Thuế và công chức Thuế.

Việc ấn định thuế đối với DN không phổ biến, xảy ra đối với một số DN kinh doanh ngành nhà hàng, ăn uống, massage, karaoke. Do đặc thù những ngành này

34

khách hàng ít lấy hóa đơn, một số DN không TTT, xuất hóa đơn không kịp thời, đầy đủ, dẫn đến khai thiếu doanh thu nên bị ấn định thuế.

2.1.3 Thực hiện thủ tục hoàn thuế, miễn, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt phạt

Công tác giải quyết hoàn thuế được thực hiện tại Cục thuế chủ yếu là hoàn thuế GTGT và hoàn thuế thu nhập cá nhân với kết quả thực hiện như sau:

Bảng 2.4Kết quả hoàn thuế từ 2010-2014

Loại thuế 2010 2011 2012 2013 2014 Số hồ sơ Số thuế hoàn (Triệu đồng) Số hồ sơ Số thuế hoàn (Triệu đồng) Số hồ sơ Số thuế hoàn (Triệu đồng) Số hồ sơ Số thuế hoàn (Triệu đồng) Số hồ sơ Số thuế hoàn (Triệu đồng) GTGT 322 470.322 733 795.823 597 622.456 338 485.436 189 407.326 TNCN 155 2.200 254 2.700 335 3.100 263 2.900 149 2.100

Nguồn: báo cáo tổng kết các năm của Cục thuế Kiên Giang

Số tiềnhoàn thuế GTGT thường lớn, hồ sơ đa số là phức tạp đòi hỏi công chức giải quyết phải có chuyên môn nghiệp vụ cao. Hoàn thuế thu nhập cá nhân số hồ sơ nhiều nhưng giá trị nhỏ hơn, công chức xử lý hồ sơ chịu áp lực ít hơn. Nhìn chung

công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế được thực hiện đúng quy định.

Việc hoàn thuế tập trung chủ yếu ở lĩnh vực xuất khẩu, xây dựng cơ bản. Nhờ thực hiện tốt chính sách đổi mới của Nhà nước về hoàn thuế, công tác hoàn thuế đã được triển khai nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần giảm bớt khó khăn về vốn cho các

DN, nhưng cũng đã đảm bảo chặt chẽ và đúng quy trình, hạn chế được tình trạng gian lận chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước. Nhìn chung, các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt trong việc kê khai xin hoàn thuế GTGT, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để gian lận trong kê khai hoàn thuế.

Cục Thuế thực hiện miễn, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn, giảm thuế theo quy định. Tình hình miễn, giảm thuế các năm như sau:

35

Bảng 2.5 Kết quả miễn, giảm thuế từ 2011 đến 2014

Đvt: triệu đồng

STT Nội dung Năm

2011 2012 2013 2014 01 21/2011/QĐ-TTg 24.972 1.135 02 NQ 08/2011/QH13 21.235 03 13/NQ-CP 447.403 04 NQ 29/2012/QH13 14.111 7.983 05 218/2013/NĐ-CP 38.000 06 219/2013/TT-BTC 276.580

Nguồn: báo cáo tổng kết các năm của Cục thuế Kiên Giang

Thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã tác động đến số thu theo dự toán đã được giao hàng năm. Tuy nhiên, Cục Thuế đã triển khai kịp thời các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đến từng DN, từ đó đã tháo gỡ khó khăn và tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Thực hiện thủ tục xóa nợ tiền thuế, tiền phạt còn hạn chế do khi DN bị tuyênbố phá sản, bỏ trốn, mất tích… chưa thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt thì thường cũng không đầy đủ hồ sơ đểCục Thuế lậphồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định.

2.1.4 Công tác tuyên truyền hỗ trợ, kiểm tra, cưỡng chế, xử lý vi phạm về thuế

TTHT tại Cục Thuế thường gồm: tổ chức tập huấn cho cán bộ công chức, tổ chức các buổi đối thoại DN, tổ chức hội nghị tuyên dương DN, thực hiện hướng dẫn trực tiếp tại bàn, trả lời qua điện thoại, tra cứu qua hệ thống Kiosk điện tử và giải đáp chính sách thuế bằng văn bản.

Ngoài ra hàng năm Cục thuế còn làm tốt những hình thức tuyên truyền khác như: Năm 2010, đã thực hiện tuyên truyền trên sóng truyền hình được 187 buổi, sóng truyền thanh được 1.700 buổi, trên Báo, tạp chí được 221 tin, bài, cấp phát 5.917 văn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý THU THUẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ của DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 39)