Chuẩn bị cho các nghiệp vụ sắp triển khai trong tương lai

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Á Châu (Trang 95 - 96)

Hiện nay, Luật chứng khoán Việt Nam đang chỉnh sửa, bổ sung và chuẩn bị đưa vào vận hành một số sản phẩm trong thời gian gần nhất, việc nghiên cứu và xem xét các sản phẩm này là công tác chuẩn bị cần có để phát triển các nghiệp vụ cho tương lai như:

Mua ký quỹ: là sản phẩm mà NĐT chỉ cần có một phần tiền trong tổng giá trị số chứng khoán đặt mua, phần còn lại do CTCK cho vay. Sau khi giao dịch được thực hiện, số chứng khoán đã mua của khách hàng được CTCK giữ lại làm thế chấp cho khoản vay. Chưa có quy định về tỷ lệ ký quỹ nhưng yếu tố này chính là yếu tố cạnh tranh giữa các CTCK. Nghiên cứu tỷ lệ ký quỹ và tỷ lệ xử lý phù hợp để giảm thiểu rủi ro cho CTCK.

Rút ngn thi gian thanh toán T+: Ở một số nước phát triển cho phép mua bán trong ngày nên tính thanh khoản rất cao, trong khi TTCK Việt Nam hiện nay giao dịch được thanh toán đến ngày T+3. Với thị trường mới nổi, thì thời gian này cũng là công cụ điều tiết thị trường nhưng hiện nay nó bộc lộ những hạn chế nhất định. Về bản chất rút ngắn thời gian T+2 hay T+1 là do cơ quan quản lý xem xét trên nhiều phương diện, nhưng cốt lõi là trên thực tế dù chốt số liệu ngày T+2 hay T+1 thì giao dịch vẫn được thanh toán vào ngày T+3. Khó khăn hiện nay là hệ thống thanh toán chưa cho phép thực hiện ngay được. Giải quyết vấn đề thanh toán liên ngân hàng sẽ khó hơn là quy định các CTCK phải có tài khoản tại ngân hàng thanh toán BIDV, có số dưđảm bảo khả năng thanh toán bù trừ. Do đó, tác giả cho rằng nên tiến tới giải pháp T+1 để tăng tính thanh khoản cho thị trường, riêng giao

dịch T+0 thì có nhiều khó khăn trong công tác quản lý hơn, chẳng hạn NĐT mua bán nhiều lần trong ngày và các hoạt động thao túng vì thế cũng sẽ khó quản lý hơn.

Tăng gim biên độ: Biên độ giao dịch hiện nay là 5% tại HOSE, 7% tại HNX, 10% tại UPCOM, biên độ này được thiết lập là công cụ hạn chế rủi ro cho các NĐT. Tuy nhiên, biên độ này luôn được cơ quan quản lý dùng làm công cụđiều tiết tùy theo tình hình thị trường. Biên độ càng cao thì giao dịch sẽ thanh khoản hơn, khó làm giá hơn, và cũng rủi ro nhiều hơn. Vì vậy, CTCK cần có những giải pháp thích ứng dù biên độ cao hay hẹp.

Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai các sản phẩm khi được phép, ACBS cần chuẩn bị những việc sau:

- Thiết lập quy trình vận hành, biên soạn các hướng dẫn công việc, tổ chức đào tạo và truyền đạt cho nhân viên về các sản phẩm mới

- Bổ sung chương trình phần mềm thực hiện các nghiệp vụ mới, kiểm tra và thử nghiệm các sai sót và hạn chế, từđó hoàn thiện chương trình hoàn chỉnh hơn. Điểm quan trọng của các sản phẩm này là chế độ nhắc nhở, theo dõi, cảnh báo để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Á Châu (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)