Các sản phẩm này là sản phẩm phổ biến ở hầu hết các CTCK, do đó ACBS cần cần hoàn thiện các dịch vụ ngày càng tiện ích và nhanh chóng nhất. Cụ thể:
Lưu ký: bao gồm các dịch vụ như lưu ký ghi sổ, thực hiện đăng ký quyền, tất toán, chuyển khoản chứng khoán, thực hiện các thủ tục cho tặng, thừa kế, thu mua cổ phiếu lẻ,... các dịch vụ này là dịch vụ hỗ trợ của CTCK cho NĐT, thường không thu phí hoặc thu phí không đáng kể, trong khi đó CTCK phải chịu các chi phí
phát sinh khi thực hiện các dịch vụ này và trả phí quản lý cho TTLKCK 0.3đ/lô. Dù vậy, dịch vụ này cũng là một trong những thế mạnh cạnh tranh nên CTCK cần ngày càng hoàn thiện các dịch vụ này tốt hơn:
- Triển khai các dịch vụ theo các phương thức giao dịch từ xa được đề xuất dưới đây như giao dịch qua internet, điện thoại, qua email, ủy quyền thực hiện,..
- Bộ phận lưu ký quản lý số dư khách hàng nên yếu tố chính xác và bảo mật quan trọng, do vậy nên chuyên nghiệp hóa các công cụ xử lý bằng chương trình phần mềm nhằm giảm các thao tác thủ công, hạn chế sai sót, chẳng hạn như dịch vụ đăng ký quyền nên thiết kế trên phần mềm quản lý trong toàn hệ thống để các kênh phân phối dễ theo dõi và thực hiện, lưu ký ghi sổ cần phải có chế độ nhắc nhở nhân viên khi đến hạn mà cổ phiếu chưa về tài khoản, các giao dịch với khách hàng được thực hiện trên hệ thống theo mẫu biểu quy định,...
- Các thông tin lưu ký như quyền mua, thông tin lưu ký, thông báo trung tâm, thay đổi thông tin,.. nên được cập nhật trên công cụ quản lý xuyên suốt, thuận tiện truy cập trong đó có các công cụ hỗ trợ tìm kiếm theo ngày, theo mã, sắp xếp ưu tiên cái mới nhất để dễ nhân viên dễ theo dõi thực hiện và trả lời khách hàng.
Ứng trước tiền bán: Nghiệp vụ này là nghiệp vụ ACBS chịu trách nhiệm quản lý tài sản đảm bảo để ACB cho khách hàng vay trước số tiền đã bán chứng khoán. Do đó, ACBS nên hoàn thiện các công cụ liên thông giữa ACB và ACBS đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện không sai sót, sau khi ACBS thực hiện phong tỏa xong tài sản đảm bảo sẽ lập trạng thái để ACB có thể giải ngân vào tài khoản khách hàng và có chế độ thu nợ tự động tự trích khi tiền về tài khoản. Vì chứng khoán có thể ở trạng thái cầm cố, trạng thái đặc biệt khác, nên thiết lập điều kiện xử lý trong các trường hợp này.
Cầm cố chứng khoán, tạm giữ chứng khoán: để hạn chế rủi ro đối với nghiệp vụ tín dụng này, ACB thường chỉ cho tỷ lệ vay thấp và hạn chế ở 1 số cổ phiếu, và vì thế cũng giảm tính cạnh tranh của ACBS. Do vậy, ACBS nên phối hợp với nhiều tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng khác để nâng hạn mức cho vay, mở rộng
danh mục cho tất cả các cổ phiếu và đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn của NĐT. Đối với dịch vụ này thì CTCK sẽ có ít rủi ro hơn đơn vị cho vay, nhưng CTCK phải báo cáo cơ quan quản lý, vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ số dư cầm cố.
Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư: Dịch vụ này được cấp phép kinh doanh nhưng hầu như không phổ biến ở các CTCK mà chủ yếu là các quỹ đầu tư sẽ thực hiện nhiều hơn. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng dịch vụ này là không nhỏ từ cá nhân, đến tổ chức hay các quỹđầu tư. Với dịch vụ này, CTCK sẽ tư vấn cho khách hàng danh mục tối ưu theo mục tiêu đầu tư của khách hàng, cùng các công cụ cảnh báo, công cụ nhắc nhở, trạng thái danh mục đầu tư của khách hàng. Mức độ rủi ro của dịch vụ này không cao nhưng lại mang lại thu nhập ổn định cho các CTCK.