1. Lý do chọn đề tài
3.1.3. Phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp phục
tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp
Thứ nhất, phát huy tối đa ưu thế về nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ của một địa bàn ven các khu đô thị, công nghiệp tập trung để phát triển toàn diện và hiện đại công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt chú trọng hướng tới chế biến xuất khẩu. Coi đây là ngành quan trọng cả trước mắt và lâu dài, nhằm thu hút lao động, phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng không chỉ cho công nghiệp mà cả nông nghiệp, mang lại tích luỹ cao cho nền kinh tế của tỉnh [42, tr.39].
Thứ hai, trước mắt đầu tư tăng cường, mở rộng đổi mới công nghệ các cơ sở đã có nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường nội tiêu và xuất khẩu. Cụ thể là:
- Đầu tư chiều sâu, mở rộng và hiện đại hoá cơ sở chế biến đồ hộp xuất khẩu tại thị xã Hưng Yên. Nâng cấp dây truyền chế biến rau quả hiện có, lắp đặt thêm dây truyền chế biến hoa quả đặc sản: nhãn, vải, táo, vườn quả… Đưa công suất 1000 tấn/năm lên 4000 - 5000 tấn/năm vào năm 2010.
- Khôi phục và tổ chức lại sản xuất của xí nghiệp chế biến đay theo hướng đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm dệt sợi gắn liền với cải tiến mẫu mã và chủng loại sản phẩm phù hợp với thị trường. Chú trọng đầu tư các dây truyền công nghệ mới hiện đại để sản xuất các mặt hàng cao chấp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
- Đưa nhanh nhà máy chế biến đông lạnh ở Kim Động vào hoạt động nhằm tăng cường năng lực xuất khẩu nông sản (đặc biệt là sản phẩm thịt lợn, gia cầm…), góp phần nâng cao tính ổn định và hiệu quả đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi.
Thứ ba, trong các năm tới cần đầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến hoa quả hộp xuất khẩu với kỹ thuật và công nghệ hiện đại tại một số vùng nguyên liệu tập trung như:
Chế biến nhãn hộp và long nhãn công suất 5000 tấn/năm tại thị xã Hưng Yên; Chế biến rau, thực phẩm (dưa chuột, cà chua…) công suất 4000 - 5000 tấn/năm tại Mỹ Hào, Văn Lâm, thị xã Hưng Yên; Chế biến nước quả công suất 3 - 6 triệu lít/năm tại thị xã Hưng Yên.
Ngoài ra phát triển một số cơ sở chế biến quy mô nhỏ ở các khu vực khác trong tỉnh.
Thứ tư, từ sau năm 2005 xem xét việc xây dựng nhà máy bia - nước giải khát quy mô lớn và hiện đại tại Văn Lâm (hoặc Mỹ Hào) với công suất
150 triệu lít bia và 100 triệu lít nước quả/năm, trên cơ sở liên doanh với nước ngoài phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp cho các thị trường ngoài tỉnh.
Thứ năm, đầu tư xây dựng một số cơ sở chế biến thịt tại thị xã Hưng Yên hoặc Mỹ Hào với công suất 3000 - 5000 tấn/năm đáp ứng nhu cầu chế biến gia súc - gia cầm phục vụ thị trường.
Thứ sáu, phát triển các cơ sở chế biến nhỏ và sơ chế nông sản tại các thị tứ và tụ điểm dân cư, đặc biệt dọc tuyến đường 39B nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu nông thôn đặc biệt phục vụ đắc lực cho việc phát triển nông nghiệp của tỉnh.
3.1.4. Phương hướng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế - đời sống
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nông nghiệp là tổng thể mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ sở trạm trại, đường giao thông, hệ thống thuỷ nông và vệ sinh môi trường. Phát triển hệ thống này góp phần tích cực vào việc chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.
*) Phát triển hệ thống cơ sở trạm trại
- Tiếp tục đầu tư tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng cán bộ kỹ thuật cho các trung tâm kỹ thuật của tỉnh nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ như: sản xuất, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tạo bước đột phát về giống cây trồng, vật nuôi, triển khai có hiệu quả chương trình giống [42, tr.42].
- Đồng thời các trung tâm kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản cần khảo nghiệm, nghiên cứu xây dựng các quy trình sản xuất đối với các giống, loại sản phẩm mới được nhập nội vào tỉnh, nhằm đảm bảo các cơ sở về kinh tế, kỹ thuật cho việc lựa chọn, phổ biến vào sản xuất đại trà.
- Củng cố hoàn thiện hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở, bố trí mỗi xã có một cán bộ kỹ thuật làm công tác khuyến nông.
*) Phát triển giao thông và cơ giới hoá nông nghiệp
* Về giao thông, đến 2010 hệ thống đường trục liên thôn xã 100% được kiên cố hoá, mặt đường bằng bê tông hoặc rải nhựa (khoảng 950 km), đặc biệt là tới các khu sản xuất đảm bảo yêu cầu cơ giới hoá nông nghiệp.
* Về cơ giới hoá nông nghiệp:
- Cần củng cố, tăng cường phát triển Công ty cơ điện nông nghiệp hướng dẫn và cung cấp đủ máy móc, thiết bị phù hợp cho các trạm cơ khí nông nghiệp, khuyến khích nông dân tự lựa chọn đầu tư để cơ giới hoá 90% khâu làm đất, 100% khâu phòng trừ sâu bệnh, 100% xay xát lương thực, 85% vận chuyển.
- Cải tiến kỹ thuật - công nghệ cơ giới hoá các khâu nặng nhọc trong sản xuất ngành nghề - tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt đổi mới thiết bị tìm kiếm thị trường, đưa tiến bộ về chế biến nông sản, công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị nông sản qua chế biến... Đồng thời, tổ chức tốt các dịch vụ sửa chữa, cơ khí, cung ứng thiết bị, phụ tùng và đội ngũ thợ kỹ thuật phục vụ tốt yêu cầu cơ giới hoá nông nghiệp.
*) Phát triển hệ thống thuỷ nông
Từ nay cho đến 2010 đầu tư nạo vét các tuyến sông kênh, mương trục, kiên cố hoá hệ thống mương nội đồng đạt 100%, cụ thể:
- Thứ nhất, nạo vét sông trục: Tổng độ dài phải nạo vét khoảng 120km. Củng cố bờ vùng đảm bảo ngăn nước sông ngoài không tràn vào đồng cùng với việc ngăn cao, tháo trũng khi tiêu.
- Thứ hai, nâng cấp cải tạo và xây mới trạm bơm:
Khu Bắc Kim Sơn: nâng cấp 7 trạm với tổng công suất 22 x 2500m3 /h. Ngoài ra cải tạo 7 trạm bơm công suất từ 1000 lên 2.500m3/h. Tổng diện tích phục vụ khoảng 3.588ha.
Khu Văn Giang: nâng cấp 5 trạm bơm với tổng công suất 12 x 25m3 /h phục vụ 1244 ha. Xây mới 6 trạm bơm tiêu (Khoái Châu, Đầm Hồng, Vân Từ, Thuần Hưng, Yên Lịch, Thuỵ Lân). Ngoài ra, cần bổ sung 2 điểm bơm cho vùng bãi (các trạm Chí Dân, Từ Dân)...
Thứ ba, kiên cố hoá kênh mương. Tổng độ dài 1.961 km, gồm: Mỹ Hào 250km, Phù Cừ 209,75km, Kim Động 135km, Văn Lâm 137,3km; Tiên Lữ 232km; Khoái Châu 347km, thị xã Hưng Yên 78,9km.
*) Cải thiện cung cấp vƣờn sạch và vệ sinh môi trƣờng
Tích cực vận động kết hợp hỗ trợ đầu tư cung ứng kỹ thuật - vật tư và thực hiện lồng ghép các chương trình dự án để đến năm 2010 đạt mục tiêu 100% số hộ có vườn sạch sử dụng.
- Đẩy mạnh phổ biến, thực hiện vệ sinh môi trường, đặc biệt sau những đợt thu hoạch và chăn nuôi chuồng trại khoảng 80 - 90%.
- Phát triển công nghệ Biogas xử lý chất thải người và gia súc, phấn đấu 2010 có 150% số cơ sở chăn nuôi tập trung và nhiều hộ gia đình xây hầm xử lý Biogas nhằm cung cấp chất đất cho sinh hoạt - đời sống, phân bón hữu cơ cho sản xuất, đồng thời đảm bảo điều kiện vệ sinh nông thôn, phát triển nông nghiệp và xây dựng làng xóm xanh - sạch - đẹp [42].
3.2. Giải pháp chủ yếu để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hƣng Yên trong thời gian tới
Thực tế đã chứng minh, ở Hưng Yên kinh tế thuần nông không thể có tích luỹ lớn, không thể giúp nông dân phát triển nhanh và làm giàu. Việc chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới là một yếu tố đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Muốn vậy, cần chú ý giải quyết hàng loạt vấn đề, hàng loạt biện pháp có liên quan đến trách nhiệm của nhà nước; các ngành và các địa phương, các tổ chức kinh tế và hộ nông dân ở cả nước nói chung, đặc biệt là ở Hưng Yên
nói riêng. ở đây, tôi chỉ nêu những giải pháp chủ yếu nhất hiện nay và những năm tiếp theo.