Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinhtế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 52 - 57)

1. Lý do chọn đề tài

2.2.4. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinhtế

Từ một CCKT đơn thành phần đã chuyển thành CCKT đa thành phần, đã tạo cho nền kinh tế phát triển năng động. Trong nông nghiệp đã xuất hiện nhiều loại hình tổ chức kinh tế khác nhau: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hộ tự chủ, trang trại... Mỗi hình thức tổ chức kinh tế đều dựa trên các hình thức sở hữu hỗn hợp, đan xen về tư liệu sản xuất.

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với cơ cấu lao động, thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 2.6: Lao động phân theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000

1-Tổng số lao động đang làm việc (người) 523.998 521.326 532.441 534.227

2-Lao động khu vực nhà nước (người) 18.878 21.484 21.508 23.000

- Tỷ lệ so với tổng số (%) 3,60 4,12 4,04 4,3

3-Lao động ngoài khu vực nhà nước (người) 503.310 503.310 497.204 507.545

- Tỷ lệ so với tổng số (%) 96, 05 96, 54 93,35 95,00

4- lao động có vốn đầu tư nước ngoài (người) 918 1.213 1.250

-Tỷ lệ so với tổng số (%) 0,18 0,23 0,23

5 -Lao động ở khu vực kinhtế hỗn hợp (người)

1.810 1.900 2.175 2.200

- Tỷ lệ so với tổng số (%) 0,35 0,36 0,41 0,41

Nguồn: Chương trình việc làm tỉnh Hưng Yên [37, tr.22]

Kinh tế nhà nước trong nông nghiệp là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động tổ chức kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.

Kinh tế nhà nước trong nông nghiệp bao gồm đất đai, tài nguyên, vùng biển, công trình thuỷ lợi, các nông - lâm trường, trạm trại, các cơ sở tài chính tín dụng, ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn và các đơn vị dịch vụ khác. Theo số liệu thống kê của sở nông nghiệp; từ khi tách tỉnh thực hiện quyết định của Chính phủ về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Nghị định 64 ngày19/4 năm 2002 ở Hưng Yên tổng số có 3 doanh nghiệp nhà nước Trung Ương: Công ty giống lợn miền Bắc (Mỹ Hào) sản xuất lợn giống; trạm Sinh học Văn Giang sản xuất cây, con giống; trung tâm truyền giống gia súc Dân Tiến (Khoái Châu) sản xuất lợn giống. Doanh nghiệp nhà nước ở địa phương có 14 doanh nghiệp trong đó có 8 công ty khai thác công trình thuỷ lợi (đóng trên địa bàn các huyện) hoạt động công ích hiện đang làm đề án đề nghị tỉnh sát nhập thành một công ty nhằm tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động hướng vào phục vụ CDCCKT.

Ngoài ra, 6 doanh nghiệp nhà nước khác gồm công ty vật tư nông nghiệp, công ty xây dựng đê- kè, thuỷ lợi, trung tâm thuỷ sản, trung tâm giống cây trồng, trung tâm giống gia súc Dân Tiến, công ty cơ điện nông nghiệp. Trong đó, 4 công ty (công ty vật tư nông nghiệp, trung tâm thuỷ sản, trung tâm giống gia súc Dân Tiến, trung tâm giống cây trồng) đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án cổ phần hoá đang giao bán cổ phần, còn lại 2 công ty: công ty cơ địên nông nghiệp và công ty xây dựng đê kè thuỷ lợi đã được tỉnh phê duyệt và chuẩn bị chào bán cổ phần. Đối với công ty Ong đã giải thể năm 2002 [25].

Tóm lại, do đặc điểm lịch sử là tỉnh mới tái lập, dưới tác động của cơ chế thị trường nên hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, nông- lâm trường,

trạm, trại đến nay có thể nói đều chuyển sang thực hiện chuyển đổi thành các công ty cổ phần hoặc giải thể một số công ty làm ăn thua lỗ: công ty ong, nhà máy đay… Tuy nhiên, khác với hoạt động công ích hiện nay các công ty đã đi vào thực hiện hoạch toán kinh doanh, đổi mới cơ cấu tổ chức vì thế một mặt giảm nhẹ được sự cồng kềnh trong lĩnh vực quản lý, phòng ban; mặt khác, thực hiện có hiệu quả hơn các nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là: giải phóng được sức sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất của Hưng Yên phát triển.

*) Thành phần kinh tế hợp tác

Kinh tế hợp tác ra đời cách đây khoảng trên 40 năm. Nó bao gồm những đơn vị kinh tế do những người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức kinh doanh và quản lý theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi. Khi luật Hợp tác xã có hiệu lực thi hành, Tỉnh ủy đã có chỉ thị 06, nghị quyết 04B, UBND tỉnh có kế hoạch số 19 hướng dẫn cụ thể việc thi hành luật, nhưng quá trình phát triển của nó trải qua những bước thăng trầm .

Tính đến 2004, Hưng Yên có 275 hợp tác xã, trong đó 174 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo luật (được duyệt đổi từ 165 hợp tác xã cũ và thành lập mới được 9 hợp tác xã); 47 quỹ tín dụng nhân dân; 32 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp; 5 hợp tác xã và 17 hợp tác xã giao thông vận tải [25, tr.7-8].

Nội dung hoạt động tương đối phong phú, hầu hết các hợp tác xã được chuyển sang làm kinh doanh dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, trong đó 17 hợp tác xã bước đầu ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân .

Đã có 156 hợp tác xã nông nghiệp (chiếm 89% số hợp tác xã) được chuyển đã làm ăn có lãi, bình quân một hợp tác xã lãi gần 30 triệu đồng tăng 8,5 triệu đồng so với năm 1997. Riêng một số hợp tác xã đạt mức lãi cao hơn như: Đào Dương 32 triệu đồng, Mễ Sở 28 triệu đồng, Tân Tiến 35 triệu đồng,

Đại Đồng 32 triệu đồng… thu nhập của xã viên Hợp tác xã ổn định, đạt 650 ngàn đồng/người/vụ ; Hợp tác xã có vốn tích luỹ từ 15 -> 20 triệu đồng/năm .

Trong quá trình hoạt động đã xuất hiện nhiều Hợp tác xã tiêu biểu như: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Trung Nghĩa - thị xã Hưng Yên với tổng số xã viên là 125 người, năm 2004 cho lãi suất 119 triệu đồng; Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thị trấn Lương Bằng - Kim Động với tổng số xã viên 203 người cho lãi suất 58 triệu đồng; Hợp tác xã nông nghiệp Phùng Hưng - Khoái Châu với tổng số xã viên là 133 người, năm 2004 cho lãi suất 57,1 triệu đồng; Hợp tác xã nông nghiệp Cửu Cao - Văn Giang với 79 xã viên cho lãi suất trung bình là 22 triệu đồng/năm.

Tổ chức quản lý điều hành hoạt động Hợp tác xã có bước chuyển biến rõ nét. Qua Đại hội xã viên, đội ngũ cán bộ quản lý được tuyển chọn và bầu cử dân chủ hơn. Đáng chú ý đã có những cán bộ trẻ năng động được xã viên tín nhiệm bầu vào ban quản trị và họ thực sự làm việc tốt.

Tuy nhiên, trình độ và kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ Hợp tác xã chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới (chỉ có) 20% số cán bộ quản lý có trình độ trung cấp, gần 10% có trình độ đại học. Riêng chủ nhiệm hợp tác xã chưa qua đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý (chiếm gần 50%), vì vậy, hoạt động còn lúng túng, chưa thực hiện liên kết với kinh tế hộ, địa vị của các hợp tác xã chưa xác định rõ. Đặc biệt ở một số địa phương hợp tác xã chỉ tồn tại hình thức không tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển mà còn gây cản trở, phiền phức cho kinh tế hộ.

Tóm lại, qua chuyển đổi các hợp tác xã đã đáp ứng được một số nhu cầu dịch vụ của người lao động, tạo điều kiện khai thác sử dụng có hiệu quả tài sản, vốn và lao động của mọi thành viên để hợp tác xã dần dần trở thành một tổ chức kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình.

Nghị quyết hội nghị Trung ương IV (khoá VIII) xác định “kinh tế trang trại với hình thức sở hữu khác nhau (Nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu để trồng cây dài hạn, chăn nuô i đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng đất, khuyến khích khai phá đất hoang vào mục tiêu này”. Ngày 10/11/1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 06 về phát triển nông nghiệp và nông thôn chủ trương: khuyến khích phát triển hình thức trang trại gia đình, đặc biệt khuyến khích hộ nông dân và mọi người có vốn kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế trang trại, kinh doanh với quy mô lớn hoặc liên kết các thành phần kinh tế khác đầu tư theo từng dự án để khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại đất [15].

Kinh tế trang trại ở Hưng Yên phát triển đa dạng, tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, tập quán canh tác cây trồng, vật nuôi, hệ sinh thái từng vùng của tỉnh. Có 6 trang trại thành lập từ 1990 trở về trước (Văn Giang 02, Văn Lâm 02, Khoái Châu 01, Yên Mỹ 01). Các trang trại được thành lập từ năm 1993 - 1995 có 19 cơ sở; năm 1996 - 1997 thêm 10 cơ sở, năm 1998 - 1999 thêm 22 cơ sở; từ 2000 - 2001 có thêm 27 trang trại. Tổng số trang trại tính đến 2001 là 84 trang trại. Số trang trại đó đang sử dụng 102,65 ha (102,6571m2

) đất nông nghiệp [25, tr.1-2].

Thực hiện chính sách về phát triển mô hình kinh tế trang trại, Ban thường vụ Tỉnh Uỷ đã có chỉ thị số 29 - CT/TU ngày 8/9/2003 v/v “khuyến

khích phát triển kinh tế trang trại trên đia bàn tỉnh”, UBND tỉnh đã ban hành

quy định tạm thời về các chính sách phát triển kinh tế trang trại. Đến 2004, toàn tỉnh có 2.652 hộ phát triển kinh tế theo mô hình trang trại (trong đó có 1.535 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục kinh tế quy định) do chuyển đổi 5.498 ha ruộng đất trồng kém hiệu quả sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thuỷ, đặc sản. Bình quân một trang trại cho thu nhập trên 100 triệu đồng (mức lãi trên 30 triệu đồng/năm). Tổng doanh thu các trang trại xấp xỉ 3.000

tỷ. Chủ trang trại chủ yếu là nông dân, một số cán bộ phải nghỉ hưu và cán bộ đương chức tham gia nhằm phát triển tiềm năng, vùng sinh thái [25, tr.2-4].

+) Vùng đất ven sông Hồng, sông Luộc hướng vào xây dựng các trang trại cây ăn quả đặc sản nhãn, vải, na, cam, hồng, quýt, chăn nuôi lợn, bò thịt, bò sữa, gà thả vườn.

+) Vùng đất trồng thuộc Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân Thi, Kim Động… xây dựng các trang trại chăn nuôi lợn tạo vùng nguyên liệu sản xuất thịt mảnh, thịt Block chăn nuôi gà vịt, thả cá kết hợp trồng cây ăn quả.

+) Vùng kinh tế ven đô (Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Thị xã Hưng Yên) xây dựng các trang trại sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, yêu cầu ít đất như chăn nuôi bò, lợn (lợn choai), gia cầm gắn với chăn nuôi chế biến, thương mại, dịch vụ, làm giống hoa cây cảnh.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 52 - 57)