Phương hướng ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 72 - 75)

1. Lý do chọn đề tài

3.1.1. Phương hướng ngành trồng trọt

Bố trí sắp xếp lại cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, đồng thời phù hợp với điều kiện đất đai và sinh thái của từng khu vực. Cùng với đẩy mạnh thâm canh cây lương thực, tăng nhanh tỷ trọng (cả diện tích và sản lượng) các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ lớn nhất là các loại cây ăn quả và cây thực phẩm. Tích cực chuyển đổi giống cây trồng, xen canh, tăng vụ

*) Cây lƣơng thực:

Thứ nhất, cần phát triển vững chắc cây lương thực nhằm đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an toàn lương thực của tỉnh và quốc gia..

Thứ hai, duy trì ổn định diện tích cây lương thực trong toàn tỉnh ở mức 50 ngàn ha, trong đó lúa khoảng 40 ngàn ha. Kết hợp thâm canh tăng vụ với đầu tư cải tạo diện tích đất chua và trũng nội đồng ở một số huyện thành đất

nông nghiệp để bù vào diện tích lúa bị hao hụt do phát triển đô thị và công nghiệp. Thực hiện quy hoạch vùng và đưa các loại giống mới, giống cao sản như IR 1561, HT1, KD18, TQ, BT7, IR352, X21, Xi23... vào sản xuất đồng thời áp dụng các biện pháp thâm canh để đạt mục tiêu năng suất 15 tấn/ha (2010). Quản lý chặt chẽ diện tích lúa ở các khu vực có điều kiện thâm canh cao. Xem xét chuyển đổi một số diện tích cây lương thực có năng suất thấp, bấp bênh sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, cây rau quả, rau đậu, hoa, cây cảnh, dược liệu hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Phấn đấu đưa sản lượng lương thực toàn tỉnh dự kiến đạt 800 ngàn tấn (trong đó lúa, ngô 553.261 tấn; khoai lang 20.460 tấn; rau đậu 200.009 tấn; khoai tây 21.049 tấn), trong đó có 200-250 ngàn tấn lương thưc hàng hoá [42].

Thứ ba, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh như: Công nghệ giống, công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác tưới tiêu khoa học… cho các vùng lúa tập trung. Phấn đấu đến 2010 đảm bảo 100% diện tích lúa trong tỉnh được gieo trồng bằng các giống cao sản hoặc chất lượng cao.

Thứ tư, trong cơ cấu cây màu lương thực, ngô vẫn giữ vị trí chủ lực, diện tích gieo trồng giữ mức ổn định 6.500 ha. Trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh và sử dụng giống lai năng suất cao để đạt năng suất bình quân 50 tạ/ha (2005). Dự kiến sản lượng ngô đạt 60 đến 80 ngàn tấn 2010.

Thứ năm, tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để có thể mở rộng diện tích vụ đông trên đất lúa. Quản lý chặt chẽ đất lúa ở những khu vực có điều kiện thâm canh cao đồng thời chuyển đổi tính cực diện tích cây lương thực có năng suất thấp, bấp bênh trong các mô hình canh tác khác có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh [42, tr.35].

*) Cây thực phẩm

Phát huy mạnh các cây rau đậu thực phẩm ở các khu vực thuận lợi về điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ. Dự kiến đưa diện tích gieo trồng cây

thực phẩm lên 15.000 ha vào năm 2005 và 18 ngàn ha vào năm 2010. Hình thành các vành đai thực phẩm tập trung ven đô ở các địa bàn Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào, thị xã Hưng Yên và các trục giao thông thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm cũng như cung cấp cho chế biến và xuất khẩu.

Cần phát triển các loại rau đậu cao cấp, rau sạch nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cả thị trường nội và xuất khẩu. Chú trọng nhập nội các giống mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng cả cho tiêu thụ tươi và chế biến sản lượng rau hàng hoá [42, tr.35-36].

*) Cây công nghiệp

Những năm tới, Hưng Yên cần chú trọng phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó chủ lực là lạc, đậu tương phục vụ chế biến (trong đó có chế biến dầu thực phẩm thay thế nhập khẩu). Dự kiến đến 2010 trồng khoảng 5.000 ha lạc, 10.000 ha đậu tương được trồng chủ yếu ở Khoái Châu, Văn Giang, Mỹ Hào. Sản lượng lạc dự kiến đạt 14 - 15 nghìn tấn, đậu tương 25 - 30 nghìn tấn phục vụ tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu. Bên cạnh lạc, đậu tương là cây đay, cây dâu tằm. Những năm tới, duy trì khoảng 1.600 ha đay với sản lượng 3.000 tấn phục vụ chế biến sợi đay dệt vải và thảm. Diện tích chủ yếu được trồng ở Phù Cừ, Tiên Lữ và một phần Kim Động, Khoái Châu.

Đối với cây dâu tằm: dự kiến trồng 500 ha tập trung ở vùng bãi ven sông Hồng, sông Luộc vì sản phẩm tơ tằm hiện nay có xu hướng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Năm 2004 sản lượng khoảng 13.000 tấn. Dự kiến năm 2010 đạt 20.000 tấn.

*) Cây dƣợc liệu - hoa cây cảnh

- Thứ nhất, đối với cây dược liệu: Đây là sản phẩm luôn có nhu cầu cao trên thị trường và có hiệu quả kinh tế lớn. Đến 2005, dự kiến trồng khoảng 2.500 ha với sản lượng 17 - 18 nghìn tấn/năm để cung cấp cho thị trường và một phần cho chế biến xuất khẩu (tinh dầu, bạch chỉ, bạch truật,

ngưu tất ...) được trông chủ yếu ở các huyện Yên Mỹ, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu

- Thứ hai, đối với hoa - cây cảnh: Những năm gần đây, hoa - cây cảnh không chỉ phục vụ thị trường Hà Nội mà còn có triển vọng xuất khẩu. Đến 2010, dự kiến trồng khoảng 800 ha hoa - cây cảnh (năm 2004: 692 ha), tập trung ở các khu vực ven đô, ven trục giao thông chính như Văn Giang (Phụng Công, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Mễ Sở); Khoái Châu (Bình Minh, Đông Tảo, Yên Phú …); Văn Lâm (Như Quỳnh, Lạc Đạo), ở Mỹ Hào và Yên Mỹ.

*) Cây ăn quả

Thứ nhất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu trên các chân đất canh tác kém hiệu quả vườn tạp để cho phát triển cây ăn quả với các sản phẩm chủ lực là nhãn, vải, cam, dâu; Kết hợp táo, chuối… Dự kiến đến 2005 trồng khoảng 8.000 ha (Năm 2004: 7.108 ha) và đến 2010 là 12.000 ha.

Thứ hai, chú trọng các mô hình khai thác đất hiệu quả đã và đang hình thành: kết hợp vườn quả với nuôi cá, trồng rau, chăn nuôi gia súc v.v… Các vùng quả tập trung được bố trí gắn với những cơ sở chế biến ở những khu vực có điều kiện nhằm tạo nguồn hàng hoá đa dạng cung cấp cho đô thị và xuất khẩu. Sớm hình thành một trung tâm giống cây ăn quả của tỉnh cung cấp giống tốt, kịp thời cho phát triển sản xuất.

Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt được phác họa theo hướng tận dụng thời cơ, khai thác lợi thế để hình thành một cơ cấu ngành trồng trọt đa dạng về chủng loại phù hợp với đặc điểm từng vùng tạo nên những ngành mũi nhọn là cơ sở cho sự hình thành, phát triển và chuyển đổi các ngành khác trong chuyển dịch kinh tế nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 72 - 75)