Kinh nghiệm của Thái Bình

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 26 - 28)

1. Lý do chọn đề tài

1.3.1.Kinh nghiệm của Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh thuần nông đất chật người đông, gần 80% sống ở nông thôn và dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Những năm qua, Tỉnh Thái Bình có nhiều nỗ lực trong phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình ý thức được rằng: một tỉnh thuần nông muốn thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu thì phải đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với nội dung chủ yếu là CDCCKT nông nghiệp. Đến nay, CCKT nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm dần tỉ trọng trồng trọt đặc biệt là lúa. Năm 2003, tỉ lệ trồng trọt giảm đáng kể so với năm 2000 là 5,96%, từ 75,56% (2000) còn 69,6% (2003). Tỉ lệ chăn nuôi tăng 5,4%, từ 21,34% năm 2000 lên 26,73%, trong đó sản

lượng thịt hơi xuất chuồng là 67.000 tấn. Dịch vụ nông nghiệp tăng 0,57%, từ 3,1% (2000) lên 3,67% (2003) [9].

Nghiên cứu về sự CDCCKT nông nghiệp của Thái Bình, chúng tôi có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

(1) Thái Bình đã tập trung thực hiện chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học-kĩ thuật vào sản xuất. Do vậy, năng suất lúa không ngừng tăng. Từ những năm 70, Thái Bình đã đạt 5 tấn/ha và đến nay, năng suất lúa tăng 2,5 lần (2003 năng suất bình quân đạt 12,5 tấn/ha). Kết quả trên đã đưa Thái Bình trở thành lá cờ đầu trong phát triển thâm canh, tăng năng suất lúa của cả nước.

Thái Bình cũng chú trọng xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi điển hình như: xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ với công thức luân canh: lúa + cải hai đợt + ớt; lúa + hành sớm + bí đao đông… Do đó, đã cho thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/ha/năm [2, tr.9].

Song song với giảm diện tích trồng lúa nhằm phá thế độc canh Thái Bình tăng cường thực hiện trồng các cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm: Vừng, đay, cói, lạc, mía, thuốc lào, đậu tương. Điển hình là xã Thuỵ An huyện Thái Thuỵ thực hiện công thức luân canh: thuốc lào + dưa gang xuất khẩu +lúa mùa + hành tỏi cho thu nhập từ 62 đến 100 triệu đồng/ha. Với diện tích cây công nghiệp hàng năm là 7.925 ha/2003 đã cho sản lượng thu về là 27.594 tấn. Phát triển cây ăn quả: cam, quýt, nhãn, soài… Đồng thời, chuyển 4.000 ha đất ruộng lúa thu nhập thấp sang mô hình lúa + cá, nên đã làm cho giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng lên [2, tr.13].

(2) Ngoài việc phát huy vai trò của hộ nông dân tự chủ sản xuất kinh doanh, Thái Bình chú ý đến sự phát triển các trang trại trong nông nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh Thái Bình có 347 trang trại chia làm nhiều loại hình sản xuất (6 loại) TT trồng cây lâu năm; TT trồng cây hàng năm; TT chăn nuôi; TT

lâm nghiệp; TT nuôi trồng thuỷ sản; TT kinh doanh tổng hợp, với tổng số vốn của TT là 65.873 triệu đồng đem lại thu nhập là 14.555 triệu đồng [9].

(3) Để phục vụ cho việc CDCCKT nông nghiệp, nông thôn, Thái Bình chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; điện, đường, trường, trạm và nước sạch. Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn đã hoàn thành các chương trình trên. Thái Bình là một tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn.

Riêng về nông nghiệp, Thái Bình đã huy động trên 4.500 tỷ đồng đầu tư cho phát triển nông nghiệp để xây dựng mới và nâng cấp các công trình thuỷ lợi bê tông hoá kênh mương tưới tiêu và trang bị máy móc, công cụ sản xuất thay thế cho nhiều khâu lao động nặng nhọc hiệu quả thấp: 5 năm qua đã tăng 82,5% máy bơm, máy kéo nhỏ tăng 4 lần, máy tuốt tay tăng 63,8 lần, máy nghiền thức ăn gia súc tăng 17,6 lần... so với năm 1990.

Ngoài ra, Thái Bình rất quan tâm đến sự phát triển các dịch vụ ở nông thôn; dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phòng chống bệnh tật cây trồng, vật nuôi…

(4) Khôi phục và phát triển các làng nghề. Phát triển tiểu thủ công nghiệp địa phương phục vụ nhu cầu CDCCKT nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và tham gia xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 26 - 28)