Phương hướng chuyển dịch ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 75 - 77)

1. Lý do chọn đề tài

3.1.2. Phương hướng chuyển dịch ngành chăn nuôi

Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng là một ngành có tiềm lực kinh tế mạnh ở Hưng Yên. Trong những năm tới, chăn nuôi của Hưng Yên cần được phát triển theo hướng sau:

Thứ nhất, khai thác tối đa lợi thế của tỉnh về nguồn thức ăn, vị trí địa lý... để phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá, tạo khối lượng thực phẩm lớn, chất lượng cao, cung cấp cho thị trường tiêu thụ tươi sống, chế biến và xuất khẩu.

Từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nông nghiệp: 50% vào năm 2010, chú trọng phát triển cân đối và đa dạng trong cơ cấu sản phẩm: gia súc, gia cầm, thịt, trứng, sữa… và chăn nuôi khác [42, tr.37-38].

*) Chăn nuôi lợn: Hình thức chăn nuôi tiếp tục được chuyển mạnh theo mô hình kinh tế trang trại, sản xuất hàng hoá gắn với thị trường.

Phát triển mạnh đàn lợn thịt. Hình thành các vùng lợn chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp ở Mỹ Hào, Văn Lâm, thị xã Hưng Yên... khuyến khích mở rộng quy mô chăn nuôi hộ gia đình. Phấn đấu đưa quy mô đàn lợn lên 1 triệu con vào năm 2010, trong đó 70 - 80% là lợn tỉ lệ nạc cao. Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thụ tinh nhân tạo và thức ăn, thú y…

Cơ cấu sản phẩm bao gồm cả lợn thịt, lợn sữa và lợn choai… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường nội tiêu, chế biến và xuất khẩu. Dự kiến sản lượng thịt hơi đạt khoảng 65-75 nghìn tấn/năm (2010).

*) Chăn nuôi đại gia súc: Trong những năm tới chăn nuôi đại gia súc được định hướng: hạn chế dần đàn trâu và tiếp tục đưa đàn bò phát triển theo hướng chuyển đổi về chất. Phương thức phát triển chủ yếu là phân tán, quy mô gia đình ở các khu vực ven đê. Đẩy mạnh chương trình đề án “sind hoá” đàn bò để đến 2010 tỷ lệ bò lai sind đạt 100%, quy mô đàn bò bê khoảng 40 - 45 nghìn con.

Mặt khác, từng bước chuyển đổi một phần cơ cấu đàn bò theo hướng sữa, phát triển tập trung ở khu vực ven đô thị, ven các trục giao thông chính,

ưu tiên vùng bãi ở Khoái Châu, Văn Giang, từng bước có thể mở rộng thêm ở Kim Động, Tiên Lữ… Dự kiến đến 2010 đàn bò sữa đạt quy mô khoảng 5.000 con với các giống bò lai hướng sữa cho năng suất cao, khoảng 8 - 9 nghìn tấn phục vụ cho tiêu thụ tươi và chế biến.

*) Chăn nuôi gia cầm: Thực hiện theo hướng phát triển rộng rãi đàn gia cầm với các phương thức kết hợp chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi thả. Chú trọng các giống siêu thịt và siêu trứng, trong đó đàn gà chiếm 70 - 75% còn lại là vịt, ngan, ngỗng. Dự kiến đến 2010 đạt 20 triệu con với sản lượng thịt hơi đạt khoảng 20 nghìn tấn.

*) Chăn nuôi thuỷ sản: Hưng Yên có ưu thế về mặt nước, hệ thống ao hồ, sông, ruộng trũng nên có khả năng phát triển và nuôi trồng thuỷ sản. Dự kiến đến năm 2010 sẽ đưa vào khai thác sử dụng khoảng 5.000 ha diện tích mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản.

Trong cơ cấu sản phẩm, ngoài cá vẫn là sản phẩm chủ lực sẽ từng bước phát triển các loại thuỷ - đặc sản có hiệu quả như: tôm càng xanh, ba ba, lươn, ếch... bằng 5% diện tích nuôi trồng. Cần kết hợp các giống mới làm cơ sở kinh tế - kỹ thuật và mở rộng quy mô nhằm tận dụng mọi điều kiện mặt nước và nguồn thức ăn.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 75 - 77)