Thực trạng chuyển dịch cơ cấu vùng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 57 - 66)

1. Lý do chọn đề tài

2.2.5. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu vùng

Hưng Yên là một tỉnh nằm trong vùng Đồng Bằng sông Hồng có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp nói chung và tiểu vùng nông nghiệp nói riêng nhằm tạo ra những sản phẩm mang tính hàng hoá cao phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Quá trình CDCCKT, cơ cấu cây trồng, cơ cấu luân canh đã hình thành 3 tiểu vùng như sau [25, tr.7]:

Thứ nhất, vùng ven sông Hồng, sông Luộc, với các huyện Văn Giang,

Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, Thị xã Hưng Yên.

Thứ hai, vùng đất trũng: Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân Thi.

Thứ ba, vùng kinh tế ven đô: Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm, Mỹ

Hào, Yên Mỹ, Thị xã Hưng Yên.

Với chủ trương chuyển đổi CCKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của Đảng và Nhà nước, nghị quyết 06 ngày 06/7/2001 của Ban thường vụ tỉnh Hưng Yên về “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn giai đoạn 2001-2005” và “quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn Hưng

UBND tỉnh Hưng Yên ngày 06/11/2002. Trong những năm qua, các tiểu vùng đã thực hiện sự chuyển đổi CCKT nông nghiệp như sau:

2.2.5.1. Vùng ven sông Hồng, sông Luộc

Gồm các xã: Xuân Quan, Thắng Lợi, Mễ Sở (Văn Giang); Bình Minh, Dạ Trạch, Tứ Dân, Đông Kết, Đông Minh, Tân Châu, Đại tập, Chí Tân, Nhuế Dương (Khoái Châu); Phú Thịnh, Mai Động, Đức Hợp, Phú Cường (Kim Động), Lam Sơn, Hiến Nam, Hồng Châu (Thị xã Hưng Yên), Quảng Châu, Hoàng Hanh, Thiện Phiến, Thuỵ Lôi, Đặng Xá, Minh Phương (Tiên Lữ), Tống Trân, Nguyên Hoà, La Tiến, Sĩ Quý (Phù Cừ)... (xem phụ lục 4).

Đặc điểm nổi bật của vùng là có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, trù phú vì vậy hướng phát triển của vùng chủ yếu là các trang trại có quy mô vừa và nhỏ: cây ăn quả đặc sản nhãn, vải, na, hồng, cam, quýt, chăn nuôi lợn, bò thịt, bò sữa, gà thả vườn. Ngoài ra phát triển các loại cây dược liệu, cây thuốc: Tinh dầu bạc hà, bạch chỉ, bạch truật, ngưu tất... cùng với các cây vụ đông: ớt, hành, tỏi, dưa chuột và ngô bao tử, cải đông dư, cà pháo... Có thể chia thành các tiểu vùng:

- Vùng cây ăn quả đặc sản

- Vùng cây công nghiệp- dược liệu - Vùng chăn nuôi

*) Vùng cây ăn quả đặc sản: nhãn, vải, cam, quýt, na, quất, bởi diễn, chanh tập trung chủ yếu ở các xã Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Mễ Sở, Bình Minh, Dạ Trạch, Đông Tảo, Mai Động, Hiến Nam, Hồng Châu, Lam Sơn, Minh Phương, Thiện Phiến, Tống Trân... cho thu nhập trung bình 63 triệu/ha [2, tr.17]. Tiêu biểu là gia đình anh Thiết ở Đông Tảo với 8.000 cây cam cho thu 60 tấn quả, ươm cây giống và mô hình VAC với tổng doanh thu 2,5 tỉ đồng [2, tr.21-22].

*) Vùng cây công nghiệp - dƣợc liệu: Đậu tương, lạc, tinh dầu, địa liền, ngưu tất ở Bình Minh, Mễ Sở (Văn Giang), mỗi năm sản xuất và tiêu thụ 15 tấn tinh dầu bạc hà và 3 tấn tinh dầu húng đạt xấp xỉ 3 tỉ đồng; rau

sạch: bí xanh, bí ngô, dưa chuột, cải đông dư... tập trung chủ yếu ở các xã: Đông Kết, Long Hưng, Tân Tiến, Đại Tập, Nhuế Dương, Lam Sơn, Đức Hợp, Phú Cường, Cương Chính, Đặng Xá, Tân Hưng, Trung Nghĩa, Ngô Quyền... Ngoài ra còn phát triển những mô hình trồng hoa - cây cảnh, điển hình là gia đình anh Đoàn Văn Sơn ở Tân Tiến (Văn Giang) với 5 sào vườn cây cảnh, cây thế như van tuế, si cảnh, thông cảnh, đa cảnh cho thu hoạch mỗi năm từ 35 - 45 triệu đồng [25, tr.10-11].

*) Vùng chăn nuôi: gồm sản xuất lợn sữa, lợn choai, lợn nái, lợn thương phẩm, lợn thịt. Bò lai sind, bò thịt, bò sữa.

Gia cầm: gà chọi, gà, vịt siêu thịt, siêu trứng.

Thuỷ sản gồm: Cá chim trắng, rô phi đơn tính, ba ba gai và nhiều loại

khác... được nuôi thả tập trung chủ yếu ở các xã Long Hưng, Tân Tiến, Phụng Công, Mễ Sở (Văn Giang), Tân Dân, Hàm Tử ( Khoái Châu), Nguyên Hoà, La Tiến (Phù Cừ), Hồng Châu (Thị xã Hưng Yên), Tân Hưng, Quảng Châu, Thuỵ Lôi...

Nhìn chung, từ 1997 đến 2003 đã có nhiều mô hình chuyển đổi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây, con có giá trị kinh tế cao được đưa vào nuôi trồng thay thế cho các loại cây kém hiệu quả, với các giống lúa cao sản IR1561, KD, BM9806 Bắc Ưu... và các mô hình luân canh: 2 lúa + cây vụ đông; 1 lúa +2màu; luân canh rau + hoa; luân canh hoa và các loại cây cảnh, cây ăn quả + cây dược liệu; 1 lúa + cá và nuôi vịt kết hợp; chuyên tôm cá + cây ăn quả. Tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân, phát huy lợi thế của vùng bãi ven sông. Thúc đẩy nhanh quá trình CDCCKT nông nghiệp ở Hưng Yên.

2.2.5.2. Vùng đất trũng

Hưng yên có vùng đất thấp hơn so với mực nước biển trung bình là 2,6m gồm các huyện: Tiên Lữ, Ân Thi, Phù Cừ. Với diện tích đất canh tác là 1.100,97 ha phía bắc của vùng giáp với Văn Lâm, phía Đông giáp với sông

Luộc. Đây là vùng đất có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ diện tích lúa màu kém chất lượng sang nuôi trồng thuỷ sản mô hình VAC hoặc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa chất lượng cao.

Những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của các cấp bộ ngành Hưng yên đã có nhiều chương trình, trọng điểm là: “dồn thửa đổi ruộng”, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, sử dụng các biện pháp thâm canh, đẩy mạnh cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá... Tăng tỷ trọng các cây có giá trị kinh tế cao như: cây cảnh, cải xa lát, dưa chuột xuất khẩu, tăng diện tích trồng lúa cao sản và chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi phát triển các mô hình trang trại bò sữa lò lai sind, lợn ngoại, gia cầm, ngan, ngỗng với cơ cấu siêu thịt, siêu trứng. Phát triển các giống thuỷ đặc sản: chép lai, rô phi đơn tính, tôm càng xanh, ba ba. Có thể chia vùng này thành tiểu vùng như:

+ Vùng lúa.

+ Vùng rau màu và cây có giá trị kinh tế cao. + Vùng chăn nuôi thuỷ sản.

Cụ thể:

- Vùng lúa:

Từ 1997, vùng đã chuyển đất trồng là 334,35 ha với các giống lúa chất lượng cao: Xi23, Q5, ĐB 1, ĐT7, KD, BM98 nếp cái hoa vàng, Bắc Ưu, IR 1561. Vùng lúa tập trung chủ yếu ở Tam Đa, Tiên Tiến, Đình Cao (Phù Cừ), Đặng Lễ, Tân Phúc, Quảng Lãng (Ân Thi), Hưng Đạo, Ngô Quyền, Nhật Tân, Tuy Nghĩa, An Viên, Hải Chiều (Tiên Lữ). Năng suất bình quân 200kg/sào (60 tạ/ha), đưa sản lượng lương thực bình quân đầu người lên khoảng 750kg.

- Vùng rau màu và cây có giá trị kinh tế cao:

Cây lâu năm với tổng số diện tích đất đã được chuyển đổi là 176,39 ha, trong đó, ở Tiên Lữ chiếm tới 87,65 ha. Ở đây chủ yếu phát triển các loại cây màu, cây vụ đông như: đậu tương, ớt, tỏi, lạc, bí xanh, khoai tây Hà Lan, d ưa

chuột bí ngô xuất khẩu, cải xa lát và một số cây khác. Những xã tập trung phát triển các loại cây đó là Hồng Quang, Quãng Lãng, Tùng Mậu, Hoàng Hoa Thám (Ân Thi). Văn Nhuệ, Trần Cao, Tiên Tiến, Tam Đa, Nguyên Hoà, Nhật Quang, Quang Hưng, Phan Sào Nam, (Phù Cừ) [25].

Vùng có diện tích đất trồng cây hàng năm chuyển sang cây lâu năm là 432,81 ha với các loại cây như: nhãn, vải, Dâu lai, Táo... tập trung chủ yếu ở các xã Tiền Phong, Ân Thi, Quảng Châu, Thuỵ Lôi, Thiện Phiến (Tiên Lữ), Hạ Lễ, Đào Xá, Hồng Quang (Ân Thi), Nguyên Hoà, Hoàng Hoa Thám, Minh Tân, Trần Cao (Phù Cừ). Hiện nay, vùng đã đưa các giống vải lai chín sớm, nhãn lồng, nhãn hương chi để chuyển đổi cho chất lượng cao (phụ lục 5).

- Vùng chăn nuôi - Thuỷ sản.

Với diện tích chuyển đổi từ diện tích trồng cây hàng năm sang nuôi trồng thuỷ sản là 121,94 ha với các giống cá: Chép lai, Rô phi đơn tính, tôm sứ, Tôm càng xanh, ba ba gai. Điển hình là các xã có diện tích nh Bãi Sậy, Đào Dương, Xuân Trúc, Đặng Lễ, Đa Lộc, Phù Ủng, Bắc Sơn (Ân Thi), Hư- ng Đạo, Thị trấn Vương, Ngô Quyền, Dị Chế, Đức Thắng, Cương Chính, Liên Phương (Tiên Lữ); Minh Tân, Phan Sào Nam, Quang Hưng, Đình Cao (Phù Cừ)... Điển hình là các hộ Anh Cơ, ông Hậu, Ông Nhật (Tiên Lữ). Ông Tới, ông Cơ (Phù Cừ), ông Lượt (Ân Thi) đã xây dựng những mô hình VAC, LC cho thu nhập 100 - 200 triệu/ha [25].

Ngoài Thuỷ sản, vùng còn thực hiện chương trình “Nạc hoá, đàn lợn, sind hoá đàn bò” [36] đến nay nghề nuôi lợn ngoại khá phát triển với giống lợn ngoại Hưng Thạnh - CP-63, điển hình là Anh Cơ - Ngô Quyền (Tiên Lữ) [25].

Gia cầm: vịt, ngan, ngỗng đợc nuôi thả theo mô hình 1lúa + 1cá + chăn thả vịt... có khoảng 10000 con chủ yếu ở Đặng Lễ (Ân Thi), Đình Cao, Minh Tân, Minh Hoàng (Phù Cừ); Liên Phương, Dị Chế (Tiên Lữ).

Tóm lại từ 1997 đến 2004, vùng đất trũng của Hưng Yên đã phát huy được lợi thế riêng của một tiểu vùng có đặc điểm tự nhiên khác biệt so với các vùng khác. Nhờ có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và có các công thức luân canh phù hợp (lúa + rau màu + cây có giá trị kinh tế cao), (2 lúa+1 vụ đông) hoặc ( 1lúa+1cá+1vụ đông)... đã cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị canh tác là 40 triệu đồng trở lên và có tới gần 30% diện tích có hiệu quả kinh tế từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Từ đó đã tạo ra những cánh đồng cho thu nhập cao, hộ thu nhập cao, góp phần tích cực vào sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của toàn tỉnh.

2.2.5.3. Vùng kinh tế ven đô

Với diện tích nông nghiệp khoảng 20 ngàn ha, trong đó diện tích đất canh tác đã chuyển đổi là 2.203,79 ha (lớn nhất ở Văn Giang và Khoái Châu bằng 1/2 diện tích cả vùng).

Bao gồm các huyện nằm ven các đô thị, ven các thị trấn, thị tứ, các quốc lộ lớn trong và ngoài tỉnh như: Hà Nội, Hải Dương quốc lộ 5, 39... Các huyện nằm ở vùng này là Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Thị xã Hưng Yên. Nơi đây hàng năm có tới 1.263,79 ha trồng cây hàng năm có giá trị kinh tế cao (hoa, cây cảnh, táo, quất quả, nhãn, cam đường canh, dược liệu, ngô nếp...). Đây cũng là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của vùng nhằm phát huy những lợi thế của một vùng chuyên sản xuất các loại rau sạch, các loại hoa - cây cảnh, thực phẩm an toàn cho các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây, Hải Phòng...) đảm bảo yêu cầu tốn ít đất, đầu tư tập trung nguồn vốn của bà con nông dân.

Ven đô còn là nơi để nhân dân nội đô thư giãn nghỉ ngơi các ngày chủ nhật, ngày lễ nên việc chuyển đổi hướng canh tác sang các mô hình AC, VA là phù hợp đáp ứng được yêu cầu của một vùng du lịch - sinh thái làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Với ý nghĩa đó có thể chia vùng kinh tế ven đô thành các tiểu vùng để thuận lợi phát triển ưu thế của một vùng nông nghiệp hàng hoá nh sau:

- Vùng lúa (đồng chiêm)

- Vùng cây công nghiệp - rau màu, cây dược liệu (bãi, màu) - Vùng cây ăn quả, hoa, cây cảnh

- Vùng chuyên chăn nuôi, thuỷ sản, du lịch sinh thái.

Cụ thể:

- Vùng lúa (vùng đồng chiêm): xã Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ

(Văn Giang), Hồng Tiến, Dân Tiến (Khoái Châu)... Những năm qua diện tích chuyển từ đất trồng lúa là 647,46ha (lớn nhất ở Khoái Châu và Văn Giang 476,49 = 2/3 cả vùng). Hướng phát triển cây lúa là chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ với các giống chất lượng cao như: XT23, Q5, nếp BM 9603. Diện tích lúa chất lượng cao tăng lên từ 27% (2002) lên 33% (2004).

Những năm tới, hướng chuyển dịch là chuyển số diện tích cây rau màu, lúa kém hiệu quả sang phát triển mô hình cánh đồng cho thu nhập cao cụ thể đã chuyển đổi 4427 ha trong đó diện tích chuyển đổi từ cây công nghiệp hàng năm sang trồng cây lâu năm là 1803,77 ha, cây dược liệu 1318 ha, cây ăn quả 67 ha, cây thực phẩm 206 ha.

- Vùng cây công nghiệp - rau màu, cây dược liệu [25, tr.10] (thuộc

vùng bãi, đất màu) gồm các xã Xuân Quan, Thắng Lợi, Mễ Sở (Văn Giang); Bình Minh, Dạ Trạch, Tứ Dân, Tân Châu, Đại Tâm, Nhuế Dương( Khoái Châu); Tân Quang, TT Như Quỳnh, Trưng Trắc, Lạc Hồng (Văn Lâm) đã phát triển nghề trồng và chế biến dược liệu các loại như hoài sơn, cốt khí, kinh giới, mã đề, hoắc hương, tía tô, mỗi năm cung cấp trên 200 tấn dược liệu với doanh thu 3-4 tỉ; TT Bần, Nhân Hoà, Bạch Sam, Minh Đức, Dị Sử, Ngọc Lâm (Mỹ Hào) với quất cảnh, cây cảnh cho thu nhập từ 110-190 triệu đồng; Giai Phạm, Nghĩa Hiệp, Hoàn Long, TT Yên Mỹ (Yên Mỹ); Hiến Nam, Quang Trung, Lê Lợi (TX Hưng Yên) thu nhập từ nhãn lồng là 80-100

triệu/ha. Đây là các xã có diện tích đất bãi ven sông Hồng, ven đô thị và đư- ờng quốc lộ nên hướng phát triển các loại rau màu an toàn, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu là rất phù hợp.

- Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là: đậu tương, lạc, ngô nếp, dưa chuột tập trung nhiều ở các xã Thắng Lợi (Văn Giang) 90ha, Hoàn Long (Yên Mỹ) 90ha ở thôn Trấn Đông sản xuất các vụ cây đông: Bí xanh, bắp cải, cải xa lát, dưa chuột, ngô đông, quất quả... xã Bình Minh (Khoái Châu), Hàm Tử, Đông Kết, Dạ Trạch với diện tích khoảng 200 ha trồng cây dược liệu các loại: Bạch truật, bạch chỉ, ngưu tất... Lạc Hồng, Trưng Trắc (Văn Lâm), Thị trấn Bần (Mỹ Hào), Lam Sơn (Thị xã Hưng Yên) với các loại dưa chuột xuất khẩu, hành hoa, ớt, tỏi, ngô bao tử, khoai tây, bì đá, cà pháo...

- Cây ăn quả, hoa cây cảnh:

+ Cây ăn quả tập trung chủ yếu ở Hoàn Long (Yên Mỹ), Dạ Trạch, Bình Minh (Khoái Châu), Long Hưng, Mễ Sở, Liên Nghĩa (Văn Giang) với các loại nhãn, cam đường canh, cam vinh, táo, khế, vải, quýt, chanh, quất... Thị xã Hưng Yên là nơi sản xuất loại cây ăn quả đặc sản chủ lực: nhãn lồng, nhãn hương chi... có giá trị kinh tế cao. Tiêu biểu là Hồng Nam 125ha/171ha đất canh tác, Liên Phương 27ha nhãn, dâu 44,5ha.

+ Hoa cây cảnh: Đây là vùng có điều kiện phát triển hệ thống cây cảnh, hoa... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư và bán ra thị trường Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng: Những xã chuyên sản xuất cây cảnh như: Quất cảnh, cam cảnh ở Hoàn Long (Khoái Châu), Liên Nghĩa, Mễ Sở, Tân Tiến (Văn Giang). Các loại cây cảnh: Trà, cau cảnh, dừa nước, bách tán, si, đa lông và nhiều loại khác ở Phụng Công đã được nhiều địa phương trong nước biết đến và cũng là nơi bán cây cảnh đi các đô thị lớn nhiều nhất ở Hưng Yên.

Các loại hoa: Đồng tiền, hồng, huệ tây, lan, cúc... được trồng ở các xã Phụng Công, Nghĩa Trụ, Long Hưng (Văn Giang); Tân Quang, Thị trấn Như

Quỳnh, Trưng Trắc (Văn Lâm) với các loại Đào, dơn, cúc, thược dược... Nam Sơn, Hồng Châu, Hiến Nam (Thị xã Hưng Yên), Thị trấn Bần (Mỹ Hào)...

- Vùng chuyên nuôi trồng, ươm thuỷ sản và các mô hình du lịch sinh thái .

Hưng Yên có diện tích đất trồng và trồng nhiều các loại rau màu thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi thuỷ trồng sản. Chủ yếu các loại cá: chép lai 3 màu, rô phi đơn tính, cá chim trắng, ba ba trơn, ba ba gai, tôm càng xanh... Diện tích được chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm sang nuôi trồng thuỷ sản là 319,68 ha. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn chủ yếu nằm ở các xã: Hàm Tử, An Vĩ, Thuần Hưng, Bình Minh (Khoái Châu), Ngọc Lâm, Bạch Sam, Dương Quang (Mỹ Hào), Lương Tài, Tân Quang (Văn Lâm), Ngọc Long, Yên Phú, Tân Việt (Yên Mỹ), Hiến Nam, Lam Sơn (Thị xã Hưng Yên), Xuân Quan, Long Hưng, Tân Tiến, Mễ Sở, Cửu Cao, Vĩnh Khúc (Văn Giang). Hướng phát triển của vùng chăn nuôi- thuỷ sản theo mô hình trang trại, VAC, CAQ, AC, LA hiệu quả kinh tế từ các trang trại nuôi thuỷ sản có thể đạt lãi 150 đến 250 triệu đồng/ha/1năm. Với khả năng khai thác triệt để tiềm năng mặt nước, ruộng trũng do đó sản lượng cá thu hoạch tăng khá nhanh do có sự chuyển đổi nhanh cơ cấu giống và về phương thức thâm canh khoảng 1.300tấn/năm.

Vùng ven đô còn thực hiện các dự án, chương trình “nạc hoá” đàn lợn, “sind hoá” đàn bò phát triển đàn bò thịt, đàn bò sữa, lợn “nạc” nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất thịt mảnh, block (Thị xã Hưng Yên) xuất khẩu và phục

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 57 - 66)