Xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp Hưng Yên

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 94 - 96)

1. Lý do chọn đề tài

3.2.4. Xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp Hưng Yên

nghiệp Hưng Yên

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp bao gồm giao thông, thủy lợi, điện nước, thông tin và chợ... Trong đó giao thông, thủy lợi và chợ là 3 lĩnh vực quan trọng nhất phát triển cơ khí hóa, thủy lợi hóa và đô thị hóa là yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Kết cấu hạ tầng nông nghiệp Hưng Yên đã được xây dựng và nâng cấp một bước: Đã xây dựng các trạm bơm và trụ sở các công ty khai thác công trình thủy lợi. Thực hiện xây dựng được 250km kênh mương nội đồng với tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh là 64.000 triệu đồng. Đưa vào sử dụng 7 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho hơn 14.000 hộ = 65,5%. Mới đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn được 460km, cầu 754m, đưa tổng số đường xã, thôn được rải vật liệu cứng lên 70%, 100% số xã có điện sinh hoạt, 96% số thôn có điện thoại [25].

Trong những năm tới cần tập trung cao độ khai thác nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp. Cụ thể là:

Thứ nhất, xúc tiến việc quy hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2010.

Thứ hai, quy hoạch bổ sung hoàn chỉnh hệ thống công trình, thủy lợi trên địa bàn đến 2010, trước mắt là: Tập trung cải tạo đổi mới các thiết bị, nâng cấp trạm bơm, xây dựng một số trạm bơm chống úng, trạm tưới bãi, bảo đảm chủ động các công trình tạo nguồn nước nhằm tăng cường năng lực thủy lợi và phòng chống thiệt hại.

Thứ ba, tăng cường hệ thống đê, kè và hoàn thành trồng tre chắn sóng ở ven các đê Văn Giang, Kim Động, Tiên Lữ, Thị xã Hưng Yên... thực hiện đa dạng hóa mục tiêu, hiện đại hóa quản lý và xã hội hóa công tác thủy lợi, đảm bảo nước tưới tiêu 100% diện tích gieo trồng theo yêu cầu thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Tích cực nạo vét các sông trục tiêu, kiên quyết giải tỏa các vi phạm gây ách tắc dòng chảy. Tiếp tục tôn cao khép kín vùng, đặc biệt hệ thống đê Bắc Hưng Hải, đảm bảo an toàn trong mùa bão lũ, mưa...

- Xây dựng các phương án phòng chống bão úng, giảm nhẹ thiên tai góp phần bảo vệ sản xuất, đời sống nhân dân.

Về hệ thống chợ: Hoàn thành quy hoạch hệ thống chợ nông thôn, đảm

bảo mỗi xã có một chợ, hình thành các chợ đầu mối ở vùng giáp ranh với các đô thị lớn, là nơi cung cấp luồng hàng hóa cho Thủ đô Hà Nội.

Phát triển hệ thống chợ đầu mối ở các huyện như: Huyện Yên Mỹ gồm chợ thị trấn Yên Mỹ chuyên bán buôn hoa quả miền Nam, đậu xanh, gạo, ngô, đậu tương. Chợ xã Bình Phú buôn bán rau, gom từ các địa phương để đưa về thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Huyện Khoái Châu: Phát triển chợ Đông Tảo - chợ đầu mối nông sản; Huyện Kim Động: Phát triển chi nhánh công ty Thương mại Châu Á - Thái Bình Dương; Huyện Tiên Lữ: Bán buôn các loại vật tư nông nghiệp; Thị xã

Hưng Yên có 2 chợ: chợ Đầu bán buôn nhãn các loại, trái cây miền Nam, lợn, gà, vịt, trứng gia cầm, lúa gạo… và chợ Phố Hiến.

Mở rộng quy mô thị trấn, thị tứ theo quy hoạch và ở trung tâm thị xã.

Về hệ thống điện: Cần phát triển mạng lưới điện nông thôn đảm bảo

cung cấp nguồn điện có chất lượng cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Hiện nay có 145/151 xã có điện sử dụng, 151/151 xã có đường ô tô đến xã (100%), 143/151 xã có > 50% dân số được dùng nước sạch. Phấn đấu đến 2010 có 100% số hộ được dùng nước sạch, 100% xã có điện sinh hoạt và chế biến đầy đủ.

Về cơ giới hóa nông nghiệp: Cần hướng dẫn và cung ứng đủ máy móc

cho các trạm cơ khí nông nghiệp và nông dân, lựa chọn đầu tư để cơ giới hóa 95% khâu làm đất, phòng trừ sâu bệnh 100%. Khảo nghiệm và chọn một số mẫu máy gặt phù hợp để chuyển giao cho nông dân, xay xát gạo 100%, vận chuyển 85%, cơ giới hóa các khâu nặng nhọc trong sản xuất và tiểu thủ công nghiệp…

Về cơ chế xây dựng, quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng nông nghiệp:

Trước mắt tập trung phát triển các dịch vụ sửa chữa, cơ khí, cung ứng thiết bị phụ tùng và đội ngũ thợ lành nghề phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, để khôi phục các công trình đang bị xuống cấp. Cải tiến quản lý sử dụng vốn đầu tư, tránh thất thoát tham ô lợi dụng, tạo ra sự hiệu quả trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, cần tăng cường giáo dục nhằm nâng cao trình độ của người lao động về hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp, sức khỏe dân số, bệnh dịch để thực hiện tăng năng suất lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)